Tắt QC

Trắc nghiệm Địa lí 9 Cánh diều Ôn tập chương 1: Địa lí dân cư nước ta

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Địa lí 9 cánh diều Ôn tập chương 1: Địa lí dân cư nước ta có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

 

Câu 1: Nước ta có bao nhiêu dân tộc?

  • A. 64 dân tộc.
  • B. 20 dân tộc.
  • C. 15 dân tộc.
  • D. 54 dân tộc.

Câu 2: Dân số Việt Nam đứng thứ ba Đông Nam Á sau các quốc gia nào sau đây?

  • A. Inđônêxia và Philippin.
  • B. Inđônêxia và Malaixia.
  • C. Indonesia và Thái Lan.
  • D. Inđônêxia và Mianma.

Câu 3: Vùng nào sau đây có mật độ dân số cao nhất nước ta?

  • A. Đông Nam Bộ.
  • B. Đồng bằng sông Cửu Long.
  • C. Duyên hải Nam Trung Bộ.
  • D. Đồng bằng sông Hồng.

Câu 4: Dân số nước ta tăng nhanh gây hệ quả nào sau đây?

  • A. Đẩy nhanh quá trình hội nhập khu vực và quốc tế.
  • B. Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh.
  • C. Nguồn lao động đông, tăng nhanh.
  • D. Gây sức ép đến kinh tế, xã hội và môi trường

Câu 5: Phát biểu nào sau đây không đúng về đặc điểm dân số nước ta hiện nay?

  • A. Có nhiều dân tộc ít người.
  • B. Gia tăng tự nhiên rất cao.
  • C. Dân tộc Kinh là đông nhất.
  • D. Có quy mô dân số lớn.

Câu 6: Phát biểu nào sau đây không đúng về đặc điểm phân bố dân cư nước ta?

  • A. Không đều giữa đồng bằng với miền núi.
  • B. Mật độ dân số trung bình khá cao.
  • C. Trong một vùng, dân cư phân bố đồng đều.
  • D. Không đều giữa thành thị với nông thôn.

Câu 7: Tỉ trọng cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của nước ta hiện nay đang chuyển dịch theo hướng:

  • A. nhóm 0-14 tuổi tăng, nhóm 15-59 tuổi giảm, nhóm 60 tuổi trở lên giảm.
  • B. nhóm 0-14 tuổi giảm, nhóm 15-59 tuổi giảm, nhóm 60 tuổi trở lên tăng.
  • C. nhóm 0-14 tuổi tăng, nhóm 15-59 tuổi giảm, nhóm 60 tuổi trở lên tăng.
  • D. nhóm 0-14 tuổi giảm, nhóm 15-59 tuổi tăng, nhóm 60 tuổi trở lên tăng.

Câu 8: Người Việt ở nước ngoài sinh sống nhiều nhất ở đâu?

  • A. Mỹ.
  • B. Nhật Bản.
  • C. Cộng hòa Séc.
  • D. Đài Loan.

Câu 9: Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở nông thôn nước ta cao hơn thành thị do:

  • A. Ở nông thôn khó áp dụng các biện pháp kế hoạch hóa gia đình.
  • B. Nông thôn có nhiều ruộng đất nên cần nhiều lao động.
  • C. Mặt bằng dân trí và mức sống của người dân thấp.
  • D. Quan niệm “Trời sinh voi, trời sinh cỏ” còn phổ biến.

Câu 10: Đâu không phải là vai trò chủ yếu của việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở nước ta?

  • A. Giải quyết tốt hơn vấn đề việc làm.
  • B. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế.
  • C. Nâng cao chất lượng cuộc sống người dân
  • D. Giảm sức ép về vấn đề tài nguyên và môi trường.

Câu 11: Mật độ dân số của Việt Nam thuộc nhóm nước có:

  • A. Có mật độ dân số rất thấp trong khu vực và trên thế giới. 
  • B. Có mật độ dân số rất cao trong khu vực và cao trên thế giới.
  • C. Có mật độ dân số cao trong khu vực và trên thế giới.
  • D. Có mật độ dân số cao trong khu vực và trung bình trên thế giới. 

Câu 12: Theo số liệu năm 2021, vùng đồng bằng tập trung bao nhiêu % dân số cả nước?

  • A. 18,7%.
  • B. 41,3%.
  • C. 45,2%.
  • D. 19,3%.

Câu 13: Theo số liệu năm 2021, vùng trung du, miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên chiếm bao nhiêu % dân số cả nước?

  • A. 19,3%.
  • B. 45,2%.
  • C. 18,7%.
  • D. 41,3%.

Câu 14: Quần cư thành thị ở nước ta có chức năng gì?

  • A. Là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa, khoa học – công nghệ, đầu mối giao thông.
  • B. Là trung tâm hành chính và văn hóa.
  • C. Là trung tâm khoa học – công nghệ, đầu mối giao thông.
  • D. Là trung tâm kinh tế, chính trị. 

Câu 15: Quần cư nông thôn có chức năng gì?

  • A. Là trung tâm khoa học – công nghệ, đầu mối giao thông.
  • B. Là trung tâm hành chính và văn hóa.
  • C. Là trung tâm kinh tế, chính trị. 
  • D. Là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa, khoa học – công nghệ, đầu mối giao thông.

Câu 16: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về sự phân bố dân cư theo không gian?

  • A. Vùng trung du và miền núi chiếm 19,3% dân số cả nước (năm 2021).
  • B. Năm 2021, các vùng có mật độ dân số cao là Tây Nguyên, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng.
  • C. Hai thành phố có mật độ dân số cao nhất cả nước là Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. 
  • D. Dân cư phân bố khác nhau giữa thành thị và nông thôn.

Câu 17: Vì sao Đông Nam Bộ là vùng có mật độ dân số cao nhất cả nước?

  • A. Là trung tâm kinh tế năng động, thu hút nhiều người di cư đến làm ăn, sinh sống và học tập.
  • B. Có điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng.
  • C. Các dịch vụ giáo dục và dịch vụ y tế của vùng có lợi thế hơn hẳn các vùng khác.
  • D. Nhu cầu thị trường lao động trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghệ 4.0 tăng đột biến. 

Câu 18: Hiện nay, tỉ lệ dân cư ở nông thôn không làm nghề nông nghiệp ngày càng gia tăng. Đây là kết quả của:

  • A. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
  • B. Kế hoạch phát triển kinh tế cho các quần cư nông thôn ở nước ta.
  • C. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động theo hướng giảm tỉ trọng giá trị nông, lâm, thủy sản ở các quần cư nông thôn.
  • D. Sự sáng tạo, năng động của các quần cư nông thôn.

Câu 19: Ở Đồng bằng sông Hồng, quy mô dân số lớn và tập trung ở:

  • A. Hải Dương, Bắc Ninh. 
  • B. Hưng Yên, Ninh Bình. 
  • C. Hà Nam, Nam Định. 
  • D. Hà Nội, Hải Phòng. 

Câu 20: Tỉ lệ dân thành thị tăng là biểu hiện của:

  • A. Mức sống dân cư tăng. 
  • B. Số dân nông thôn giảm đi. 
  • C. Sự phân bố dân cư không hợp lí. 
  • D. Quá trình đô thị hóa. 

Câu 21: Đặc điểm nào sau đây không đúng với nguồn lao động nước ta?

  • A. Dồi dào, tăng nhanh.
  • B. Trình độ cao chiếm ưu thế.
  • C. Phân bố không đều.
  • D. Thiếu tác phong công nghiệp.

Câu 22: Nguồn lao động Việt Nam chiếm bao nhiêu phần trăm tổng số dân (năm 2021)?

  • A. 50,6%.
  • B. 48,9%.
  • C. 49,8%.
  • D. 56,4%.

Câu 23: Việt Nam có nguồn lao động dồi dào với hơn

  • A. 50,9 triệu người.
  • B. 56,9 triệu người.
  • C. 58,9 triệu người.
  • D. 50,6 triệu người.

Câu 24: Để giải quyết vấn đề việc làm không cần có biện pháp nào?

  • A. Phân bố lại dân cư và lao động.
  • B. Đa dạng các hoạt động kinh tế ở nông thôn.
  • C. Đa dạng các loại hình đào tạo.
  • D. Chuyển hết lao động nông thôn xuống thành thị.

Câu 25: Chất lượng nguồn lao động của nước ta ngày càng được nâng cao chủ yếu là do:

  • A. số lượng lao động trong các công ty liên doanh tăng lên.
  • B. phát triển mạnh ngành công nghiệp và dịch vụ nông thôn.
  • C. những thành tựu trong phát triển văn hóa, giáo dục, y tế.
  • D. mở thêm nhiều các trung tâm đào tạo và hướng nghiệp.

Câu 26: Đâu không phải là biện pháp quan trọng nhằm giải quyết việc làm ở nông thôn nước ta?

  • A. Đa dạng hoá các hoạt động sản xuất địa phương.
  • B. Thực hiện tốt chính sách dân số, sức khỏe sinh sản.
  • C. Coi trọng kinh tế hộ gia đình, phát triển kinh tế hàng hoá.
  • D. Phân chia lại ruộng đất, giao đất giao rừng cho nông dân.

Câu 27: Đâu là thế mạnh của nguồn lao động nước ta?

  • A. Người lao động nước ta cần cù, sáng tạo, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, thủ công nghiệp, có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật.
  • B. Thiếu tác phong công nghiệp, kỉ luật lao động chưa cao.
  • C. Đội ngũ cán bộ khoa học kĩ thuật, công nhân có tay nghề cao còn ít.
  • D. Năng suất lao động thấp.

Câu 28: Theo dự báo, giai đoạn dân số vàng của nước ta sẽ kéo dài đến:

  • A. Khoảng năm 2038.
  • B. Khoảng năm 2040.
  • C. Khoảng năm 2045.
  • D. Khoảng năm 2025.

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác