Tắt QC

Trắc nghiệm địa lí 9 cánh diều bài 18: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm bài 18: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long bộ sách địa lí 9 cánh diều có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Đâu không phải điều kiện để phát triển nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long?

  • A. Đất, rừng.                                                    
  • B. Khí hậu, nước.
  • C. Biển và hải đảo.                                          
  • D. Tài nguyên khoáng sản.

Câu 2: Khó khăn chủ yếu về tự nhiên của đồng bằng sông Cửu Long là:

  • A. bão và áp thấp nhiệt đới.
  • B. xâm nhập mặn vào sâu trong đất liền.
  • C. cát bay, cát chảy lấn chiếm ruộng vườn.
  • D. đất bị bạc màu.

Câu 3: Loại đất có diện tích lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long là:

  • A. đất nông nghiệp.
  • B. đất lâm nghiệp.
  • C. đất chuyên dùng.
  • D. đất ở.

Câu 4: Đâu không phải là đặc điểm của vùng Đồng bằng sông Cửu Long?

  • A. Vùng trồng cây ăn quả lớn nhất cả nước.
  • B. Bình quân lương thực theo đầu người cao nhất.
  • C. Diện tích và sản lượng lúa cả năm cao nhất.
  • D. Năng suất lúa cao nhất cả nước.

Câu 5: Phát biểu nào sau đây không đúng với đặc điểm khí hậu của Đồng bằng sông Cửu Long?

  • A. Lượng mưa lớn, tập trung từ tháng 3 đến tháng 9.
  • B. Chế độ nhiệt cao, ổn định, biên độ nhiệt năm nhỏ.
  • C. Khí hậu biểu hiện rõ tính chất cận xích đạo.
  • D. Tổng số giờ nắng cao, từ 2200 - 2700 giờ/năm.

Câu 6: Ngành khai thác thuỷ sản phát triển mạnh ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long vì có:

  • A. ba mặt giáp biển, ngư trường lớn.
  • B. nhiều vùng trũng ngập nước.
  • C. nhiều bãi triều và rừng ngập mặn.
  • D. mạng lưới sông ngòi, kênh rạch dày đặc.

Câu 7: Biện pháp nào sau đây không phù hợp với cải tạo tự nhiên ở vùng đồng bằng sông Cửu Long?

  • A. Đẩy mạnh khai thác thủy sản khi có lũ về.
  • B. Lai tạo các giống lúa chịu được phèn, mặn.
  • C. Làm thủy lợi để có nước ngọt vào mùa khô rửa phèn, rửa mặn cho đất.
  • D. Khai phá rừng ngập mặn để mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản.

Câu 8: Mùa khô kéo dài ở Đồng bằng sông Cửu Long gây ra hậu quả chủ yếu nào sau đây?

  • A. Hiện tượng cháy rừng diễn ra trên diện rộng.
  • B. Thiếu nước ngọt cho sản xuất và sinh hoạt.
  • C. Làm tăng độ chua và chua mặn trong đất.
  • D. Sâu bệnh phát triển phá hoại mùa màng.

Câu 9: Đồng bằng sông Cửu Long ít xảy ra thiên tai nào sau đây?

  • A. Hạn hán
  • B. Bão.
  • C. Lũ lụt.
  • D. Xâm nhập mặn.

Câu 10: Đâu không phải là đặc điểm về dân cư vùng Đồng bằng sông Cửu Long?

  • A. Đông dân, có kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp.
  • B. Gia tăng dân số ở mức thấp.
  • C. Mật độ dân số trung bình thấp, tỉ lệ dân thành thị cao.
  • D. Cơ cấu dân số trẻ với độ tuổi trong lao động chiếm khá cao.

Câu 11: Mùa khô kéo dài ở Đồng bằng sông Cửu Long gây ra hậu quả gì?

  • A. Bốc phèn, nước mặn xâm nhập sâu vào đất liền.
  • B. Giảm các nguyên tố vi lượng trong đất.
  • C. Thường xuyên cháy rừng.
  • D. Sa mạc hóa ở bán đảo Cà Mau.

Câu 12: Vai trò chủ yếu của rừng ở Đồng bằng sông Cửu Long là gì?

  • A. Cung cấp nguồn lâm sản có nhiều giá trị kinh tế.
  • B. Đảm bảo cân bằng sinh thái, phòng chống thiên tai.
  • C. Giúp phát triển mô hình kinh tế nông, lâm kết hợp.
  • D. Tạo thêm diện tích, môi trường nuôi trồng thủy sản.

Câu 13: Vì sao nước ngọt là vấn đề quan trọng hàng đầu vào mùa khô ở Đồng bằng sông Cửu Long trong việc cải tạo tự nhiên?

  • A. Để thau chua và rửa mặn đất đai.
  • B. Để hạn chế nước ngầm hạ thấp.
  • C. Ngăn chặn sự xâm nhập mặn.
  • D. Để tăng cường phù sa cho đất.

Câu 14: Tỉnh nào sau đây của Đồng bằng sông Cửu Long có chung đường biên giới với Campuchia?

  • A. Long An.
  • B. Bến Tre.
  • C. Tiền Giang.
  • D. Trà Vinh.

Câu 15: Vì sao công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu công nghiệp của đồng bằng sông Cửu Long?

  • A. Có thế mạnh về nguồn lao động dồi dào, không yêu cầu trình độ cao.
  • B. Nguyên liệu phong phú từ sản xuất nông nghiệp và ngư nghiệp.
  • C. Nhu cầu tiêu thụ lớn của thị trường trong và ngoài nước.
  • D. Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật phát triển.

Câu 16: Thương hiệu xi măng của nhà máy nào dưới đây thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long?

  • A. Hoàng Thạch.
  • B. Bỉm Sơn.
  • C. Bút Sơn.
  • D. Hà Tiên.

Câu 17: Mục đích chủ yếu của việc đặt vấn đề phát triển kinh tế đi đôi với nâng cao mặt bằng dân trí và phát triển đô thị là gì?

  • A. Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp hiện đại đòi hỏi trình độ kĩ thuật cao.
  • B. Mở rộng thị trường tiêu thụ, đặc biệt đối với các mặt hàng tiêu dùng cao cấp.
  • C. Phát huy thế mạnh tự nhiên và lao động, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao đời sống dân cư.
  • D. Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên, hạn chế thiên tai.

Câu 18: Hai trung tâm công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm lớn nhất ở đồng bằng sông Cửu Long là:

  • A. Cần Thơ và Bạc Liêu.
  • B. Cần Thơ và Long An.
  • C. Cần Thơ và Cà Mau.
  • D. Cần Thơ và Rạch Giá.

Câu 19: Các tỉnh/thành phố nào của vùng Đồng bằng sông Cửu Long nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam?

  • A. Cần Thơ, Hậu Giang.
  • B. Vĩnh Long, Trà Vinh.
  • C. An Giang, Kiên Giang.
  • D. Long An, Tiền Giang.

Câu 20: Các loại hoa quả chủ yếu của vùng đồng bằng sông Cửu Long là:

  • A. cam, xoài, bưởi.
  • B. táo, mơ, mận.
  • C. nhãn, vải, thanh long.
  • D. hồng, đào, lê.

Câu 21: Loại hình giao thông giữ vai trò quan trọng trong đời sống và hoạt động giao lưu kinh tế của người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long là:

  • A. Đường ô tô.
  • B. Đường thủy.
  • C. Đường hàng không.
  • D. Đường biển.

Câu 22: Tài nguyên khoáng sản dầu mỏ, khí tự nhiên được phân bố chủ yếu ở:

  • A. Gần với Cam-pu-chia.                                 
  • B. Ven biển.
  • C. Giáp với Đông Nam Bộ.                              
  • D. Thềm lục địa.

Câu 23: Trung tâm kinh tế tài chính lớn nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long là:

  • A. Cần Thơ.           
  • B. Mĩ Tho.             
  • C. Cà Mau.             
  • D. Cao Lãnh.

Câu 24: Ngành công nghiệp phát triển mạnh nhất ở đồng bằng sông Cửu Long là:

  • A. vật liệu xây dựng.
  • B. cơ khí nông nghiệp.
  • C. sản xuất hàng tiêu dùng.
  • D. chế biến lương thực, thực phẩm.

Câu 25: Đồng bằng sông Cửu Long được tạo nên bởi phù sa của sông nào?

  • A. Sông Đồng Nai.                                          
  • B. Sông Mê Công.
  • C. Sông Thái Bình.                                          
  • D. Sông Hồng.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác