Tắt QC

Trắc nghiệm địa lí 9 cánh diều bài 2: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm bài 2: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư bộ sách địa lí 9 cánh diều có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Theo số liệu năm 2021, mật độ dân số của Việt Nam là:

  • A. 297 người/km2.
  • B. 276 người/km2.
  • C. 284 người/km2.
  • D. 312 người/km2.

Câu 2: Mật độ dân số của Việt Nam thuộc nhóm nước có:

  • A. Có mật độ dân số rất thấp trong khu vực và trên thế giới. 
  • B. Có mật độ dân số rất cao trong khu vực và cao trên thế giới.
  • C. Có mật độ dân số cao trong khu vực và trên thế giới. 
  • D. Có mật độ dân số cao trong khu vực và trung bình trên thế giới. 

Câu 3: Trong những năm gần đây, mật độ dân số của nước ta có xu hướng:

  • A. Giảm dần.
  • B. Ngày càng tăng.
  • C. Tăng dần.
  • D. Ngày càng giảm.

Câu 4: Dân cư phân bố khác nhau giữa:

  • A. Đồng bằng với trung du và miền núi.
  • B. Đồng bằng với biển, đảo. 
  • C. Trung du với miền núi và đảo, quần đảo.
  • D. Miền núi với biển, đảo. 

Câu 5: Theo số liệu năm 2021, mật độ dân số của thành phố Hà Nội là:

  • A. 4 375 người/km2.
  • B. 3 980 người/km2.
  • C. 2 480 người/km2.
  • D. 3 217người/km2.

Câu 6: Ở Việt Nam, có mấy loại hình quần cư chủ yếu:

  • A. 4.
  • B. 3.
  • C. 1.
  • D. 2.

Câu 7: Quần cư thành thị ở nước ta có chức năng gì?

  • A. Là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa, khoa học – công nghệ, đầu mối giao thông.
  • B. Là trung tâm hành chính và văn hóa.
  • C. Là trung tâm khoa học – công nghệ, đầu mối giao thông.
  • D. Là trung tâm kinh tế, chính trị. 

Câu 8: Hoạt động kinh tế chính gắn với quần cư thành thị là:

  • A. Thủy sản.
  • B. Lâm nghiệp.
  • C. Dịch vụ.
  • D. Nông nghiệp.

Câu 9: Các điểm quần cư thành thị có đặc điểm gì?

  • A. Quần cư thành thị có mật độ dân số thấp hơn quần cư nông thôn. 
  • B. Dân cư tập trung với mật độ thấp.
  • C. Dân cư phân bố thành làng, thôn, ấp, bản, buôn, sóc,…
  • D. Tùy theo mức độ đô thị hóa mà được phân loại là thị trấn, thị xã, thành phố. 

Câu 10: Quần cư nông thôn có chức năng gì?

  • A. Là trung tâm khoa học – công nghệ, đầu mối giao thông.
  • B. Là trung tâm hành chính và văn hóa.
  • C. Là trung tâm kinh tế, chính trị. 
  • D. Là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa, khoa học – công nghệ, đầu mối giao thông.

Câu 11: Hoạt động kinh tế chính của của quần cư nông thôn là:

  • A. Công nghiệp và dịch vụ.
  • B. Nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản. 
  • C. Dịch vụ.
  • D. Công nghiệp văn hóa. 

Câu 12: Hoạt động kinh tế nào của quần cư nông thông ngày càng phát triển?

  • A. Thủy sản.
  • B. Lâm nghiệp.
  • C. Tiểu thủ công nghiệp.
  • D. Nông nghiệp.

Câu 13: Điểm quần cư nông thôn “bản”  được gọi theo người:

  • A. Kinh. 
  • B. Khơ me.
  • C. Tày, Thái, Mường.
  • D. Các dân tộc ở Trường Sơn. 

Câu 14: Điểm quần cư nông thôn “buôn, plây) được gọi theo người:

  • A. Thái đen.
  • B. Chăm.
  • C. Nùng, Dao. 
  • D. Các dân tộc ở Tây Nguyên. 

Câu 15: Hiện nay, tỉ lệ dân cư ở nông thôn không làm nghề nông nghiệp ngày càng gia tăng. Đây là kết quả của:

  • A. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
  • B. Kế hoạch phát triển kinh tế cho các quần cư nông thôn ở nước ta.
  • C. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động theo hướng giảm tỉ trọng giá trị nông, lâm, thủy sản ở các quần cư nông thôn.
  • D. Sự sáng tạo, năng động của các quần cư nông thôn.

Câu 16: Quan sát hình ảnh dưới đây và cho biết: Kiểu kiến trúc quần cư thành thị độc đáo thuộc thành phố nào?

Kiến trúc độc đáo | Kiến trúc đẹp Hội An

  • A. Đà Nẵng.
  • B. Hà Nội.
  • C. Huế.
  • D. Hội An. 

Câu 17: Ở Đồng bằng sông Hồng, quy mô dân số lớn và tập trung ở:

  • A. Hải Dương, Bắc Ninh. 
  • B. Hưng Yên, Ninh Bình. 
  • C. Hà Nam, Nam Định.
  • D. Hà Nội, Hải Phòng. 

Câu 18: Sự sắp xếp dân số một cách tự phát hoặc tự giác trên một lãnh thổ nhất định, phù hợp với điều kiện sống và các yêu cầu xã hội được gọi là:

  • A. Cơ cấu dân số. 
  • B. Quần cư thành thị. 
  • C. Phân bố dân cư.
  • D. Gia tăng dân số.

Câu 19: Tỉ lệ dân thành thị tăng là biểu hiện của:

  • A. Mức sống dân cư tăng. 
  • B. Số dân nông thôn giảm đi. 
  • C. Sự phân bố dân cư không hợp lí. 
  • D. Quá trình đô thị hóa. 

Câu 20: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về đặc điểm phân bố dân cư nước ta?

  • A. Trong những năm gần đây, mật độ dân số của nước ta ngày càng tăng.
  • B.  Mật độ dân số của Việt Nam năm 2021 là 297 người/km2.
  • C. Mật độ dân số của Việt Nam thuộc nhóm nước có mật độ dân số cao trong khu vực và trên thé giới. 
  • D. Mức độ tập trung dân cư ở đồng bằng thấp hơn trung du và miền núi. 

Câu 21: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về sự phân bố dân cư theo không gian?

  • A. Vùng trung du và miền núi chiếm 19,3% dân số cả nước (năm 2021).
  • B. Năm 2021, các vùng có mật độ dân số cao là Tây Nguyên, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng.
  • C. Hai thành phố có mật độ dân số cao nhất cả nước là Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. 
  • D. Dân cư phân bố khác nhau giữa thành thị và nông thôn.

Câu 22: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về quần cư thành thị?

  • A. Do ảnh hưởng của công nghiệp hóa và đô thị hóa, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ ngày càng phát triển.
  • B. Là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa, khoa học – công nghệ, đầu mối giao thông.
  • C. Kiến trúc cảnh quan phổ biến là kiểu nhà ống, nhà cao tầng. Một số vùng ven đô có kiểu nhà biệt thự, nhà vườn.
  • D. Quần cư thành thị có mật độ dân số cao hơn quần cư nông thôn.

Câu 23: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về quần cư nông thôn?

  • A. Quần cư nông thông gắn với hoạt động kinh tế chính là nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ.
  • B. Phần lớn các điểm quần cư nông thôn có mật độ dân số thấp hơn và phân bố thành làng, thôn, ấp, buôn, sóc,…
  • C. Ngày nay, kiến trúc cảnh quan của quần cư nông thôn có sự thay đổi, gần với quần cư đô thị.
  • D. Là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa, khoa học – công nghệ, đầu mối giao thông.

Câu 24: Hai loại quần cư chủ yếu ở Việt Nam khác nhau về:

  • A. Mật độ dân số, ngành nghề chính, pháp luật. 
  • B. Lối sống, đời sống kinh tế, mật độ nhà ở. 
  • C. Chức năng, hoạt động, kinh tế, mật độ dân số, kiến trúc cảnh quan. 
  • D. Tỉ lệ người sống tại quần cư, đời sống kinh tế - xã hội, hệ thống thị tộc (dòng dõi).

Câu 25: Vì sao Đông Nam Bộ là vùng có mật độ dân số cao nhất cả nước?

  • A. Là trung tâm kinh tế năng động, thu hút nhiều người di cư đến làm ăn, sinh sống và học tập.
  • B. Có điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng.
  • C. Các dịch vụ giáo dục và dịch vụ y tế của vùng có lợi thế hơn hẳn các vùng khác.
  • D. Nhu cầu thị trường lao động trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghệ 4.0 tăng đột biến. 

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác