Tắt QC

Trắc nghiệm địa lí 9 cánh diều bài 3: Thực hành Phân tích vấn đề việc làm ở địa phương và nhận xét sự phân hóa thu nhập theo vùng

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm bài 3: Thực hành Phân tích vấn đề việc làm ở địa phương và nhận xét sự phân hóa thu nhập theo vùng bộ sách địa lí 9 cánh diều có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Khu vực nào sau đây ở nước ta có tỉ lệ lao động thất nghiệp cao nhất?

  • A. Đồi trung du.
  • B. Cao nguyên.
  • C. Thành thị.
  • D. Nông thôn.

Câu 2: Đặc điểm nào sau đây không đúng với nguồn lao động nước ta?

  • A. Dồi dào, tăng nhanh.
  • B. Trình độ cao chiếm ưu thế.
  • C. Phân bố không đều.
  • D. Thiếu tác phong công nghiệp.

Câu 3: Người lao động nước ta có nhiều kinh nghiệm sản xuất nhất trong lĩnh vực:

  • A. công nghiệp.
  • B. thương mại.
  • C. du lịch.
  • D. nông nghiệp.

Câu 4: Nguồn lao động Việt Nam chiếm bao nhiêu phần trăm tổng số dân (năm 2021)?

  • A. 50,6%.
  • B. 48,9%.
  • C. 49,8%.
  • D. 56,4%.

Câu 5: Cơ cấu lao động nước ta đang chuyển dịch theo hướng

  • A. báo động.
  • B. phát triển nhanh.
  • C. tích cực.
  • D. hội nhập hóa đa quốc gia.

Câu 6: Đặc điểm nào sau đây không phải ưu điểm của nguồn lao động nước ta?

  • A. Tiếp thu nhanh khoa học và công nghệ.
  • B. Số lượng đông, tăng nhanh.
  • C. Cần cù, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất.
  • D. Tỉ lệ người lao động có trình độ cao còn ít.

Câu 7: Việt Nam có nguồn lao động dồi dào với hơn

  • A. 50,9 triệu người.
  • B. 56,9 triệu người.
  • C. 58,9 triệu người.
  • D. 50,6 triệu người.

Câu 8: Để giải quyết vấn đề việc làm không cần có biện pháp nào?

  • A. Phân bố lại dân cư và lao động.
  • B. Đa dạng các hoạt động kinh tế ở nông thôn.
  • C. Đa dạng các loại hình đào tạo.
  • D. Chuyển hết lao động nông thôn xuống thành thị.

Câu 9: Chất lượng nguồn lao động của nước ta ngày càng được nâng cao chủ yếu là do:

  • A. số lượng lao động trong các công ty liên doanh tăng lên.
  • B. phát triển mạnh ngành công nghiệp và dịch vụ nông thôn.
  • C. những thành tựu trong phát triển văn hóa, giáo dục, y tế.
  • D. mở thêm nhiều các trung tâm đào tạo và hướng nghiệp.

Câu 10: Thu nhập bình quân của nước ta thuộc loại thấp so với thế giới là do:

  • A. phần lớn lao động làm dịch vụ.
  • B. năng suất lao động thấp.
  • C. phần lớn lao động sản xuất tiểu thủ công nghiệp.
  • D. lao động chỉ chuyên sâu một nghề.

Câu 11: Đâu không phải là biện pháp quan trọng nhằm giải quyết việc làm ở nông thôn nước ta?

  • A. Đa dạng hoá các hoạt động sản xuất địa phương.
  • B. Thực hiện tốt chính sách dân số, sức khỏe sinh sản.
  • C. Coi trọng kinh tế hộ gia đình, phát triển kinh tế hàng hoá.
  • D. Phân chia lại ruộng đất, giao đất giao rừng cho nông dân.

Câu 12: Đâu là thế mạnh của nguồn lao động nước ta?

  • A. Người lao động nước ta cần cù, sáng tạo, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, thủ công nghiệp, có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật.
  • B. Thiếu tác phong công nghiệp, kỉ luật lao động chưa cao.
  • C. Đội ngũ cán bộ khoa học kĩ thuật, công nhân có tay nghề cao còn ít.
  • D. Năng suất lao động thấp.

Câu 13: Đâu là hạn chế của nguồn lao động nước ta?

  • A. Chất lượng nguồn lao động đang được nâng cao.
  • B. Bình quân mỗi năm nước ta có thêm hơn 1 triệu lao động.
  • C. Nguồn lao động dồi dào và tăng nhanh.
  • D. Ở vùng núi và trung du giàu tài nguyên nhưng lại thiếu lao động.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác