Lý thuyết trọng tâm Địa lí 9 Cánh diều bài 18: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Tổng hợp kiến thức trọng tâm Địa lí 9 cánh diều bài 18: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo
BÀI 18. VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Phần I. Mục tiêu bài học
- Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của vùng.
- Phân tích được các thế mạnh và hạn chế về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng.
- Phân tích được đặc điểm dân cư, một số vấn đề xã hội của vùng.
- Trình bày được sự phát triển và phân bố một số ngành kinh tế thế mạnh của vùng (sử dụng bản đồ và bảng số liệu).
- Trình bày được về vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Phần II. Bài học
I. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ
- Vị trí địa lí: Nằm ở phía nam nước ta, ba mặt giáp biển, giáp với Đông Nam Bộ và nước láng giềng Cam-pu-chia
- Phạm vi lãnh thổ: Bao gồm thành phố Cần Thơ và 12 tỉnh. Vùng biển rộng lớn có nhiều đảo và quần đảo
II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
- Địa hình và đất:
+ Địa hình thấp, trên bề mặt đồng bằng có nhiều ô trũng lớn.
+ Các loại đất có diện tích lớn của vùng là: đất phù sa sông, đất phèn, đất mặn.
- Khí hậu: Cận xích đạo, có mùa mưa và mùa khô phân hoá rõ rệt, nền nhiệt cao, số giờ nắng nhiều, lượng mưa lớn.
- Nguồn nước: Vùng có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. Hệ thống sông Cửu Long với hai nhánh chính (sông Tiền, sông Hậu), có diện tích lưu vực lớn, chế độ nước điều hoà là nguồn cung cấp nước quan trọng cho sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, phát triển giao thông và du lịch của vùng.
- Khoáng sản có giá trị lớn của vùng là dầu mỏ ở thềm lục địa và than bùn và đá vôi (ở Kiên Giang). Đây là nguồn nguyên, nhiên liệu quan trọng cho nhiều ngành công nghiệp.
- Rừng: Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích rừng chiếm khoảng 1,7% của cả nước (năm 2021). Hệ sinh thái chủ yếu là rừng tràm và rừng ngập mặn. Vùng có nhiều vườn quốc gia và khu dự trữ sinh quyển thế giới. Rừng là nơi sinh sản của nhiều loài động vật và là nơi trú đông của các loài chim di cư quý hiếm nên có ý nghĩa lớn về môi trường, du lịch.
- Biển, đảo: Vùng biển rộng, nhiều đảo, tài nguyên biển phong phú, có ngư trường trọng điểm Cà Mau – Kiên Giang, có nhiều bãi biển đẹp...., tạo thuận lợi cho sự phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển, đảo.
- Tuy nhiên, vùng còn gặp một số hạn chế về tự nhiên như: diện tích đất phèn, đất mặn lớn; tác động của biến đổi khí hậu, hạn hán, xâm nhập mặn, triều cường,... ngày càng gia tăng.
III. Đặc điểm dân cư và xã hội
1. Dân cư
- Đồng bằng sông Cửu Long có quy mô dân số đông.
- Về cơ cấu dân số, số người trong nhóm 15 – 64 tuổi chiếm tỉ lệ cao.
- Mật độ dân số của vùng ở mức cao. Dân cư tập trung đông ở ven sông Tiền, sông Hậu, nơi có đất đai màu mỡ.
2. Một số vấn đề xã hội
- Đồng bằng sông Cửu Long là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc
- Trong những năm qua, thu nhập bình quân đầu người, tỉ lệ người biết chữ và chỉ số HDI của vùng đều tăng.
IV. Sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế
1. Nông nghiệp và thuỷ sản
- Là vùng trọng điểm sản xuất lương thực, thực phẩm ở nước ta.
- Cơ cấu nông nghiệp chuyển dịch theo hướng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch, thích ứng với biến đổi khí hậu, gắn với chuỗi giá trị và xây dựng thương hiệu hàng hoá.
- Lúa gạo: Đứng đầu cả nước về diện tích, sản lượng lúa gạo, với nhiều giống mới cho năng suất, chất lượng cao, thích ứng với biến đổi khí hậu. Cơ giới hoá được áp dụng rộng rãi trong sản xuất.
– Cây ăn quả: Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất cây ăn quả lớn, chiếm khoảng 33% diện tích trồng cây ăn quả của cả nước (năm 2021), với các loại trái cây chủ lực là: nhãn, cam, xoài, bưởi, chôm chôm, sầu riêng.... Các khu vực trồng cây ăn quả quy mô lớn theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP đã được hình thành ở Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long....
- Thuỷ sản: Thuỷ sản của vùng phát triển mạnh, đứng đầu cả nước về sản lượng nuôi trồng và khai thác. Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng của vùng tăng nhanh và chiếm khoảng 70% sản lượng thuỷ sản nuôi trồng cả nước, trong đó, cá tra và tôm có giá trị xuất khẩu cao. Sản lượng thuỷ sản khai thác chiếm khoảng 38,5% so với cả nước (năm 2021), chủ yếu là cá biển.
2. Dịch vụ
– Thương mại:
+ Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của vùng ngày càng tăng, đạt 834,9 nghìn tỉ đồng (năm 2021). Hoạt động ngoại thương được đẩy mạnh với các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là nông sản; trong đó, gạo chiếm 90%, cá tra chiếm 100% và tôm chiếm 80% sản lượng xuất khẩu cả nước (năm 2021).
+ Hiện nay, hoạt động thương mại trong vùng đang chú trọng đến việc xây dựng hệ thống các kho chứa và bảo quản nông sản đủ tiêu chuẩn, trung tâm logistics, phát triển thương mại điện tử, thương mại biên giới.... để mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá và thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm thế mạnh.
- Du lịch: Số lượng khách và tổng doanh thu du lịch của vùng tăng qua các năm. Các loại hình du lịch phát triển mạnh là: du lịch sinh thái (miệt vườn sông nước, đất ngập nước); du lịch biển, đảo.... Những địa điểm thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước là: Cần Thơ, Phú Quốc,...
3. Công nghiệp
- Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều tiềm năng phát triển công nghiệp.
- Cơ cấu công nghiệp đa dạng với nhiều ngành thế mạnh và đang được chuyển dịch theo hướng phát triển công nghiệp xanh.
- Công nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm và sản xuất đồ uống chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu công nghiệp của vùng, với sản phẩm đa dạng, phân bố chủ yếu ở thành phố Cần Thơ, Long An,...
- Công nghiệp khai thác dầu thô được đẩy mạnh ở ngoài khơi, cung cấp nguyên liệu cho sản xuất khí, điện, đạm ở Cà Mau.
- Trong những năm gần đây, công nghiệp năng lượng tái được phát triển ở Bạc Liêu, Trà Vinh,...
- Các trung tâm công nghiệp của vùng là: thành phố Cần Thơ, Tân An, Mỹ Tho, Cà Mau.
V. Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long
- Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long được thành lập năm 2009, có diện tích khoảng 16,6 nghìn km² (chiếm 5,2% diện tích cả nước).
- Phạm vi lãnh thổ của vùng gồm thành phố Cần Thơ và các tỉnh An Giang, Kiên Giang, Cà Mau.
- Đây là vùng có nhiều lợi thế trong sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản, thuỷ sản của nước ta.
Thêm kiến thức môn học
Tóm tắt kiến thức Địa lí 9 CD bài 18: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long, kiến thức trọng tâm Địa lí 9 cánh diều bài 18: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Ôn tập Địa lí 9 cánh diều bài 18: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Giải bài tập những môn khác
Môn học lớp 9 KNTT
5 phút giải toán 9 KNTT
5 phút soạn bài văn 9 KNTT
Văn mẫu 9 kết nối tri thức
5 phút giải KHTN 9 KNTT
5 phút giải lịch sử 9 KNTT
5 phút giải địa lí 9 KNTT
5 phút giải hướng nghiệp 9 KNTT
5 phút giải lắp mạng điện 9 KNTT
5 phút giải trồng trọt 9 KNTT
5 phút giải CN thực phẩm 9 KNTT
5 phút giải tin học 9 KNTT
5 phút giải GDCD 9 KNTT
5 phút giải HĐTN 9 KNTT
Môn học lớp 9 CTST
5 phút giải toán 9 CTST
5 phút soạn bài văn 9 CTST
Văn mẫu 9 chân trời sáng tạo
5 phút giải KHTN 9 CTST
5 phút giải lịch sử 9 CTST
5 phút giải địa lí 9 CTST
5 phút giải hướng nghiệp 9 CTST
5 phút giải lắp mạng điện 9 CTST
5 phút giải cắt may 9 CTST
5 phút giải nông nghiệp 9 CTST
5 phút giải tin học 9 CTST
5 phút giải GDCD 9 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 1 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 2 CTST
Môn học lớp 9 cánh diều
5 phút giải toán 9 CD
5 phút soạn bài văn 9 CD
Văn mẫu 9 cánh diều
5 phút giải KHTN 9 CD
5 phút giải lịch sử 9 CD
5 phút giải địa lí 9 CD
5 phút giải hướng nghiệp 9 CD
5 phút giải lắp mạng điện 9 CD
5 phút giải trồng trọt 9 CD
5 phút giải CN thực phẩm 9 CD
5 phút giải tin học 9 CD
5 phút giải GDCD 9 CD
5 phút giải HĐTN 9 CD
Trắc nghiệm 9 Kết nối tri thức
Trắc nghiệm 9 Chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm 9 Cánh diều
Tài liệu lớp 9
Văn mẫu lớp 9
Đề thi lên 10 Toán
Đề thi môn Hóa 9
Đề thi môn Địa lớp 9
Đề thi môn vật lí 9
Tập bản đồ địa lí 9
Ôn toán 9 lên 10
Ôn Ngữ văn 9 lên 10
Ôn Tiếng Anh 9 lên 10
Đề thi lên 10 chuyên Toán
Chuyên đề ôn tập Hóa 9
Chuyên đề ôn tập Sử lớp 9
Chuyên đề toán 9
Chuyên đề Địa Lý 9
Phát triển năng lực toán 9 tập 1
Bài tập phát triển năng lực toán 9
Bình luận