Tắt QC

Trắc nghiệm Địa lí 9 Cánh diều Ôn tập chương 3: Sự phân hóa lãnh thổ (P1)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Địa lí 9 cánh diều Ôn tập chương 3: Sự phân hóa lãnh thổ (P1) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

 

Câu 1: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có diện tích hơn:

  • A. 100 nghìn km2.
  • B. 95 nghìn km2.
  • C. 15 nghìn km2.
  • D. 80 nghìn km2.

Câu 2: Tỉnh nào sau đây thuộc vùng Đông Bắc?

  • A. Hà Giang.
  • B. Lai Châu.
  • C. Sơn La.
  • D. Hòa Bình.

Câu 3: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ mang đặc trưng của khí hậu:

  • A. nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh.
  • B. gió mùa Đông Bắc.
  • C. gió Lào.
  • D. nhiệt đới gió mùa.

Câu 4: Số dân vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ chiếm khoảng bao nhiêu phần trăm số dân cả nước?

  • A. 13,1%.
  • B. 10%.
  • C. 20,5%.
  • D. 79,5%.

Câu 5: Địa bàn thuận lợi nhất cho việc xây dựng các khu công nghiệp và đô thị ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là:

  • A. các tỉnh biên giới.
  • B. trung du Bắc Bộ.
  • C. tiểu vùng Tây Bắc.
  • D. miền núi Bắc Bộ.

Câu 6: Loại đất nào chiếm diện tích lớn nhất và có giá trị quan trọng ở đồng bằng sông Hồng?

  • A. Đất feralit.
  • B. Đất badan.
  • C. Đất xám phù sa cổ.
  • D. Đất phù sa.

Câu 7: Năm 2021, số dân trong độ tuổi nào chiếm hơn 65% số dân của vùng?

  • A. từ 0 - 14 tuổi.
  • B. từ 65 tuổi trở lên.
  • C. từ 15 - 64 tuổi.
  • D. dưới 14 tuổi.

Câu 8: Tam giác tăng trưởng kinh tế của vùng đồng bằng sông Hồng là:

  • A. Hà Nội – Hải Phòng – Hạ Long.
  • B. Hà Nội – Hải Phòng – Cẩm Phả.
  • C. Hà Nội – Hải Dương – Hải Phòng.
  • D. Hà Nội – Bắc Ninh – Vĩnh Yên.

Câu 9: Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đồng bằng sông Hồng theo hướng giảm tỉ trọng nông nghiệp, tăng tỉ trọng công nghiệp – xây dựng và dịch vụ là do:

  • A. tác động của quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa.
  • B. tác động của quá trình đô thị hóa.
  • C. vùng thu hút mạnh mẽ nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
  • D. cơ sở vật chất kĩ thuật cho phát triển công nghiệp, dịch vụ hiện đại và đồng bộ.

Câu 10: Cơ cấu kinh tế của vùng đang chuyển dịch theo hướng nào?

  • A. Tăng tỉ trọng nông nghiệp, giảm tỉ trọng công nghiệp xây dựng và dịch vụ.
  • B. Giảm tỉ trọng nông nghiệp và dịch vụ, tăng tỉ trọng công nghiệp – xây dựng.
  • C. Giảm tỉ trọng nông nghiệp, tăng tỉ trọng công nghiệp – xây dựng và dịch vụ.
  • D. Tăng tỉ trọng nông nghiệp và dịch vụ, giảm tỉ trọng công nghiệp xây dựng.

Câu 11: Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đang dẫn đầu 3 vùng trọng điểm về:

  • A. Diện tích.   
  • B. Mật độ dân số.     
  • C. GDP.
  • D. Giá trị sản xuất công nghiệp.

Câu 12: Sản lượng gỗ khai thác của Bắc Trung Bộ đứng thứ bao nhiêu cả nước (năm 2021)?

  • A. Thứ nhất
  • B. Thứ hai
  • C. Thứ ba
  • D. Thứ tư

Câu 13: Các loại cây công nghiệp hàng năm thích hợp với vùng đất cát pha ven biển của vùng Bắc Trung Bộ là

  • A. lạc, đậu tương, đay, cói.
  • B. lạc, mía, thuốc lá.
  • C. dâu tằm, lạc, cói.
  • D. lạc, dâu tằm, bông, cói.

Câu 14: Tại sao các nhà máy thuỷ điện ở Bắc Trung Bộ chủ yếu có công suất nhỏ?

  • A. Các sông suối luôn ít nước quanh năm.
  • B. Phần lớn sông ngắn, trữ năng thuỷ điện ít.
  • C. Thiếu vốn để xây dựng các nhà máy thuỷ điện quy mô lớn.
  • D. Nhu cầu tiêu thụ điện trong sản xuất và sinh hoạt chưa cao.

Câu 15: Duyên hải Nam Trung Bộ có tiềm năng nổi bật nhất trong phát triển hoạt động kinh tế nào sau đây?

  • A. Sản xuất lương thực.
  • B. Kinh tế biển.
  • C. Thủy điện.
  • D. Khai thác khoáng sản.

Câu 16: Nghề làm muối ở các tỉnh ven biển Duyên hải Nam Trung Bộ phát triển mạnh là do ở đây có:

  • A. nền nhiệt cao, ít cửa sông lớn đổ ra biển.
  • B. nền nhiệt cao, nhiều cửa sông đổ ra biển.
  • C. nền nhiệt thấp, ít cửa sông lớn đổ ra biển.
  • D. nền nhiệt thấp, nhiều cửa sông đổ ra biển.

Câu 17: Ý nghĩa xã hội của việc đẩy mạnh công tác xóa đói giảm nghèo ở khu vực miền núi phía Tây là gì?

  • A. Nâng cao trình độ dân trí, giảm cách biệt giàu nghèo giữa miền ngược và miền xuôi.
  • B. Khai thác có hiệu quả tài nguyên nông - lâm nghiệp của vùng.
  • C. Bảo vệ môi trường, hạn chế các thiên tai.
  • D. Củng cố sức mạnh quốc phòng.

Câu 18: Ý nào dưới đây là ảnh hưởng của sa mạc hóa tới công nghiệp và xây dựng của vùng Ninh Thuận - Bình Thuận?

  • A. Thiếu hụt nguyên liệu sản xuất từ ngành nông nghiệp, thủy sản.
  • B. Sức khỏe giảm sút, dịch bệnh xuất hiện.
  • C. Đất bị thoái hóa làm giảm diện tích canh tác.
  • D. Đói nghèo, thiếu lương thực vì năng suất sản xuất thấp.

Câu 19: Hạn hán đã gây ảnh hưởng như thế nào tới xã hội vùng Ninh Thuận - Bình Thuận?

  • A. Suy thoái nguồn nước mặt và nước ngầm gây cạn kiệt nước sinh hoạt.
  • B. Đói nghèo, thiếu lương thực vì năng suất sản xuất thấp.
  • C. Hiện tượng cát bay tàn phá cây trồng, vật nuôi.
  • D. Hư hỏng các công trình, cơ sở hạ tầng.

Câu 20: Loại khoáng sản nào sau đây có trữ lượng lớn ở vùng Tây Nguyên?

  • A. Sắt.
  • B. Bô xít.
  • C. Apatit.
  • D. Than đá.

Câu 21: Hệ thống sông chính của vùng Tây Nguyên là:

  • A. Sê San, sông Mã, sông Cả.
  • B. Sông Đồng Nai, sông Cả, sông Mã.
  • C. Sông Mê Kông, Sê San, Srêpôk.
  • D. Sê San, Srêpôk, sông Đồng Nai.

Câu 22: Hai loại đất chiếm diện tích lớn nhất ở Đông Nam Bộ là:

  • A. đất badan và đất xám.
  • B. đất xám và đất phù sa.
  • C. đất badan và feralit.
  • D. đất xám và đất phèn.

Câu 23: Thế mạnh của nguồn lao động ở vùng Đông Nam Bộ không phải là:

  • A. có kinh nghiệm trong phòng chống thiên tai.
  • B. nguồn lao động dồi dào.
  • C. nhiều lao động lành nghề, có trình độ cao.
  • D. năng động, tiếp thu nhanh các thành tựu khoa học - kĩ thuật.

Câu 24: Biểu hiện của việc khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong nông nghiệp ở Đông Nam Bộ có hiệu quả cao là:

  • A. thay đổi cơ cấu cây công nghiệp theo hướng hợp lí.
  • B. trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất.
  • C. đẩy mạnh công nghiệp chế biến ở vùng chuyên canh.
  • D. xây dựng được thêm nhiều công trình thủy lợi lớn.

Câu 25: Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có bao nhiêu tỉnh, thành phố?

  • A. 9 tỉnh, thành phố.
  • B. 6 tỉnh, thành phố.
  • C. 5 tỉnh, thành phố.
  • D. 7 tỉnh, thành phố.

Câu 26: Biểu hiện nào không thể hiện được vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là vùng kinh tế phát triển nhất cả nước?

  • A. Có tốc độ tăng trưởng GDP cao nhất cả nước.
  • B. Có tỉ trọng cao nhất trong GDP cả nước.
  • C. Có tỉ trọng xuất khẩu cao nhất cả nước.
  • D. Chiếm tỉ lệ cao về số dân so với cả nước.

Câu 27: Đặc điểm khí hậu của Đồng bằng sông Cửu Long thuận lợi cho phát triển nông nghiệp là:

  • A. nóng, ẩm, lượng mưa dồi dào.
  • B. mùa khô sâu sắc kéo dài.
  • C. có hai mùa mưa – khô rõ rệt.
  • D. nguồn nước trên mặt phong phú.

Câu 28: Tại sao ở Đồng bằng sông Cửu Long, người dân cần chủ động sống chung với lũ?

  • A. Lũ không có tác hại gì lớn, nhưng mang lại nhiều nguồn lợi kinh tế (bổ sung lớp phù sa, nguồn thuỷ sản nước ngọt, vệ sinh đồng ruộng...).
  • B. Bên cạnh những tác động tiêu cực đối với các hoạt động kinh tế - xã hội mà con người không loại bỏ được, lũ mang đến những nguồn lợi kinh tế.
  • C. Lũ là một loại thiên tai có tính phổ biến mà đến nay con người vẫn chưa tìm ra được biện pháp để hạn chế tác hại.
  • D. Từ lâu đời, sinh hoạt trong mùa lũ là nét độc đáo mang bản sắc văn hoá ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 29: Tính đến năm 2021, nước ta có bao nhiêu cảng biển?

  • A. 32 cảng.
  • B. 33 cảng.
  • C. 34 cảng.
  • D. 35 cảng.

Câu 30: Nhận xét nào sau đây không thể hiện rõ sự giảm sút của nguồn lợi thủy hải sản nước ta?

  • A. Sản lượng thủy sản khai thác tăng chậm hơn nuôi trồng.
  • B. Một số loài hải sản có nguy cơ tuyệt chủng.
  • C. Nhiều loài hải sản đang giảm sút về mức độ tập trung.
  • D. Các loài cá quý đánh bắt được có kích thước ngày càng nhỏ.

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác