Tắt QC

Trắc nghiệm Địa lí 12 Kết nối bài 2: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Địa lí 12 kết nối tri thức bài 2: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Hàng năm nước ta nhận được lượng bức xạ lớn là do?

  • A. Vị trí địa lý.
  • B. Khí hậu.
  • C. Địa hình.
  • D. Biến đổi khí hậu.

Câu 2: Gió Tín phong hoạt động quanh năm ở nước ta do

  • A. Nằm khu vực nội chí tuyến bán cầu Bắc.
  • B. Nằm khu vực gần biển đông.
  • C. Nằm khu vực địa hình cao.
  • D. Nằm khu vực có nhiệt độ cao.

Câu 3: Tổng số giờ nắng nước ta dao động từ

  • A. 1000 – 1500 giờ.
  • B. 1500 – 2000 giờ.
  • C. 1400 – 3000 giờ.
  • D. 1400 – 2000 giờ.

Câu 4: Biểu hiện của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nước ta thể hiện qua mấy yếu tố?

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Câu 5: Tại sao các khối khí nước ta lại hoạt động theo mùa?

  • A. Nằm khu vực gần biển đông.
  • B. Nằm khu vực gió mùa châu Á.
  • C. Nằm khu vực có nhiệt độ cao.
  • D. Nằm khu vực có địa hình cao.

Câu 6: Đâu không phải là biểu hiện nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta?

  • A. Lượng bức xạ mặt trời lớn.
  • B. Nhiệt độ trung bình năm cao.
  • C. Lượng mưa, độ ẩm lớn.
  • D. Khối khí hoạt động quanh năm.

Câu 7: Đâu không phải là đặc điểm địa hình ở nước ta?

  • A. Quá trình phong hóa diễn ra mạnh mẽ.
  • B. Quá trình xâm thực mạnh ở đồi núi.
  • C. Quá trình xâm thực diễn ra ở đồng bằng.
  • D. Quá trình bồi tụ diễn ra ở đồng bằng.

Câu 8: Đâu không phải là đặc điểm sông ngòi ở nước ta?

  • A. Mạng lưới sông ngòi dày đặc.
  • B. Chế độ nước theo mùa.
  • C. Sông nhiều nước, phù sa.
  • D. Sông ngòi dốc, dài.

Câu 9: Tại sao quá trình feralit là quá trình diễn ra mạnh?

  • A. nhiệt độ cao, lượng mưa lớn.
  • B. nhiệt độ thấp, lượng mưa lớn.
  • C. nhiệt độ cao, lượng mưa nhỏ.
  • D. nhiệt độ thấp, lượng mưa nhỏ.

Câu 10: Nhiệt độ trung bình năm của nước ta?

  • A. Trên 200C.
  • B. Dưới 200C.
  • C. Trên 210C.
  • D. Dưới 210C.

Câu 11: Nước ta có các khối khí hoạt động theo mùa là

  • A. gió mùa đông và gió mùa hạ. 
  • B. gió mùa lạnh và gió mùa nóng.
  • C. gió mùa xuân và gió mùa thu.
  • D. gió mùa đông và gió mùa thu.

Câu 12: Lượng mưa trung bình năm của nước ta?

  • A. 1000 – 1500mm.
  • B. 1500 – 2000mm.
  • C. 2000 – 3000mm.
  • D. 3500 – 4000mm.

Câu 13: Độ ẩm không khí trung bình hàng năm của nước ta?

  • A. 75 – 80%.
  • B. 85 – 90%.
  • C. 80 – 85%.
  • D. 90 – 95%.

Câu 14:  Gió mùa hạ có hướng 

  • A. Đông Bắc.
  • B. Đông Nam.
  • C. Tây Nam.
  • D. Tây Bắc.

Câu 15:  Quá trình nào là quá trình chính hình thành địa hình nước ta?

  • A. Xâm thực–bồi tụ.
  • B. Bồi tụ.
  • C. Xâm thực.
  • D. Phong hóa.

Câu 16: Xâm thực tập trung ở vùng

  • A. Đồng bằng.
  • B. Trung du.
  • C. Đồi núi.
  • D. Thềm lục địa.

Câu 17: Bồi tụ tập trung ở vùng

  • A. Đồng bằng.
  • B. Trung du.
  • C. Đồi núi.
  • D. Thềm lục địa.

Câu 18: Nguyên nhân đất đai nước ta dễ bị suy thoái do

  • A. Nhiệt ẩm cao, mưa lớn.
  • B. Nhiệt ẩm thấp, mưa ít.
  • C. Nhiệt ẩm thấp, mưa lớn.
  • D. Nhiệt ẩm cao, mưa ít.

Câu 19: Tại sao miền Nam lại không có mùa đông?

  • A. Bức chắn địa hình.
  • B. Lượng mưa ít.
  • C. Gió mùa không mạnh.
  • D. Nền nhiệt cao.

Câu 20: Nguyên nhân chủ yếu gây mưa cho đồng bằng Bắc Bộ là

  • A. Gió Tín phong, dải hội tụ nhiệt đới.
  • B. Gió Tây Nam, dải hội tụ nhiệt đới.
  • C. Gió Tây Bắc, dải hội tụ nhiệt đới.
  • D. Gió Đông Bắc, dải hội tụ nhiệt đới.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác