Trắc nghiệm Địa lí 10 chân trời sáng tạo học kì II (P5)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 10 chân trời sáng tạo học kì 2. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Các nước đang phát triển chủ yếu nhập khẩu các mặt hàng nào sau đây?
- A. Lúa gạo, lương khô.
- B. Thủy sản, thực phẩm.
C. Máy móc, thiết bị.
- D. Nông sản, khoáng sản.
Câu 2: Nguyên nhân nào sau đây làm cho thông qua hoạt động nhập khẩu, nền kinh tế trong nước tìm được động lực phát triển mạnh mẽ?
- A. Ngoại tệ thu được dùng để tích luỹ và nâng cao đời sống nhân dân.
B. Hoàn thiện kĩ thuật và công nghệ sản xuất, cơ sở nguyên vật liệu.
- C. Nền sản xuất trong nước tìm được thị trường tiêu thụ rộng lớn hơn.
- D. Nền sản xuất trong nước đứng trước yêu cầu nâng cao chất lượng.
Câu 3: Ý nào sau đây không phải là vai trò của ngành thương mại?
A. Là khâu nối giữa sản xuất và chế biến.
- B. Giúp cho sự trao đổi hàng hoá và dịch vụ được mở rộng.
- C. Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế thị trường.
- D. Góp phần sử dụng hợp lí các nguồn lực.
Câu 4: Khâu tất yếu của quá trình sản xuất là
- A. nhập khẩu.
B. thương mại.
- C. nội thương.
- D. ngoại thương.
Câu 5: Phát biểu nào sau đây không đúng với tác động của hoạt động xuất khẩu tới sự phát triển nền kinh tế trong nước?
A. Hoàn thiện kĩ thuật và công nghệ sản xuất, cơ sở nguyên vật liệu.
- B. Ngoại tệ thu được dùng để tích luỹ và nâng cao đời sống nhân dân.
- C. Nền sản xuất trong nước tìm được thị trường tiêu thụ rộng lớn hơn.
- D. Nền sản xuất trong nước đứng trước yêu cầu nâng cao chất lượng.
Câu 6: ASEAN là tên viết tắt của tổ chức nào sau đây?
A. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.
- B. Khối thị trường chung Nam Mỹ.
- C. Tổ chức thương mại thế giới.
- D. Liên minh châu Âu.
Câu 7: Hiện nay, những đồng tiền nào sau đây trở thành ngoại tệ mạnh trong hệ thống tiền tệ thế giới?
- A. Đô la Mĩ, đồng Ơrô, đồng Bảng Anh, đồng Mác Đức.
- B. Đô la Mĩ, đồng Ơrô, đồng Bảng Anh, đồng Frăng Pháp.
C. Đô la Mĩ, đồng Ơrô, đồng Bảng Anh, đồng Yên Nhật.
- D. Đô la Mĩ, đồng Ơrô, đồng Bảng Anh, Đô la Xin-ga-po.
Câu 8: Hoạt động ngoại thương được đo bằng
- A. cán cân xuất khẩu.
- B. cán cân nhập khẩu.
- C. cán cân thị trường.
D. cán cân xuất nhập khẩu.
Câu 9: Tiền thân của tổ chức thương mại thế giới là tổ chức nào?
- A. EEC.
- B. SEV.
C. GATT.
- D. NAFTA.
Câu 10: Cán cân xuất nhập khẩu được hiểu là
- A. giá trị xuất khẩu : giá trị nhập khẩu.
- B. giá trị xuất khẩu + giá trị nhập khẩu.
- C. giá trị xuất khẩu x giá trị nhập khẩu.
D. giá trị xuất khẩu - giá trị nhập khẩu.
Câu 11: Hoạt động cơ bản của thị trường tuân theo quy luật
A. cung - cầu.
- B. cạnh tranh.
- C. tương hỗ.
- D. trao đổi.
Câu 12: Nhập siêu là khi
- A. trị giá xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu.
- B. giá trị xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu.
C. trị giá nhập khẩu lớn hơn xuất khẩu.
- D. giá trị nhập khẩu lớn hơn xuất khẩu.
Câu 13: Thương mại là khâu nối giữa sản xuất với tiêu dùng thông qua việc
- A. trao đổi các loại hàng hóa và dịch vụ giữa các địa phương với nhau.
B. luân chuyển các loại hàng hóa, dịch vụ giữa người bán và người mua.
- C. luân chuyển các loại hàng hóa dịch vụ giữa các vùng trong một nước.
- D. vận chuyển hàng hóa giữa bên bán và bên mua trong nước, quốc tế.
Câu 14: Các dịch vụ tiêu dùng gồm có
- A. bán buôn, bán lẻ, sửa chữa, du lịch, giáo dục, thể dục, y tế.
- B. tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, vận tải hàng hóa, bưu chính.
C. bán buôn, bán lẻ, y tế, giáo dục, thể dục, thể thao, du lịch.
- D. hành chính công, thủ tục hành chính, vệ sinh môi trường.
Câu 15: Nhân tố nào sau đây ảnh hưởng đến sự lựa chọn địa điểm phân bố, thu hút vốn đầu tư và hội nhập quốc tế?
- A. Đặc điểm dân số.
- B. Thị trường.
- C. Điều kiện tự nhiên.
D. Vị trí địa lí.
Câu 16: Dịch vụ nào sau đây không phải là tên gọi của một trong ba nhóm ngành dịch vụ chính?
- A. Dịch vụ kinh doanh.
B. Dịch vụ xã hội.
- C. Dịch vụ tiêu dùng.
- D. Dịch vụ công.
Câu 17: Nhân tố nào sau đây có tác động lớn nhất đến sức mua, nhu cầu dịch vụ?
A. Mức sống và thu nhập thực tế.
- B. Phân bố và mạng lưới dân cư.
- C. Quy mô và cơ cấu dân số.
- D. Trình độ phát triển kinh tế.
Câu 18: Nhân tố nào sau đây có tác động lớn nhất đến việc đầu tư bổ sung lao động cho ngành dịch vụ?
- A. Quy mô và cơ cấu dân số.
- B. Mức sống và thu nhập thực tế.
- C. Phân bố và mạng lưới dân cư.
D. Năng suất lao động xã hội.
Câu 19: Nhân tố nào sau đây có tác động lớn nhất đến tốc độ phát triển, cơ cấu, mạng lưới ngành dịch vụ?
- A. Phân bố và mạng lưới dân cư.
B. Đặc điểm dân số, lao động.
- C. Trình độ phát triển kinh tế.
- D. Mức sống và thu nhập thực tế.
Câu 20: Yếu tố nào sau đây có quan hệ đặc biệt đến sự phát triển của du lịch quốc tế?
A. Tài nguyên thiên nhiên, nhân văn độc đáo.
- B. Quy mô dân số lớn, gia tăng dân số nhanh.
- C. Hệ thống các cơ sở phục vụ du lịch hiện đại.
- D. Cơ sở hạ tầng được đầu tư phát triển mạnh.
Câu 21: Nhận định nào sau đây đúng với sự phân bố các ngành dịch vụ trên thế giới?
- A. Các trung tâm dịch vụ lớn nhất là Bắc Kinh, Luân Đôn, Băng Cốc, Tô-ki-ô.
- B. Ở các nước đang phát triển, ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP.
- C. Ở các nước phát triển, ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng thấp trong cơ cấu GDP.
D. Các thành phố lớn đồng thời cũng là các trung tâm dịch vụ lớn trên thế giới.
Câu 22: Nhân tố nào dưới đây là tiền đề vật chất cho sự phát triển và phân bố ngành dịch vụ?
A. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
- B. Tài nguyên thiên nhiên và trình độ phát triển kinh tế.
- C. Lịch sử – văn hoá địa phương, dân tộc.
- D. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kĩ thuật.
Câu 23: Về kinh tế, ngành dịch vụ không có vai trò nào sau đây?
- A. Tăng thu nhập quốc dân, thu nhập của các cá nhân trong xã hội.
B. Tăng cường toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và bảo vệ môi trường.
- C. Thúc đẩy sự phân công lao động và hình thành cơ cấu lao động.
- D. Các hoạt động sản xuất, phân phối diễn ra một cách thông suốt.
Câu 24: Sự phân bố các ngành dịch vụ tiêu dùng gắn bó mật thiết với phân bố
- A. giao thông.
B. dân cư.
- C. công nghiệp.
- D. nông nghiệp.
Câu 25: Ngành dịch vụ nào được mệnh danh “ngành công nghiệp không khói”?
A. Du lịch.
- B. Bưu chính.
- C. Vận tải.
- D. Bảo hiểm.
Câu 26: Ngành nào sau đây không thuộc nhóm ngành dịch vụ tiêu dùng?
A. Bảo hiểm.
- B. Bán buôn, bán lẻ.
- C. Dịch vụ y tế.
- D. Dịch vụ giáo dục.
Câu 27: Nhân tố nào sau đây có tác động lớn nhất đến tốc độ phát triển, cơ cấu, mạng lưới ngành dịch vụ?
- A. Phân bố và mạng lưới dân cư.
B. Đặc điểm dân số, lao động.
- C. Trình độ phát triển kinh tế.
- D. Mức sống và thu nhập thực tế.
Câu 28: Yếu tố nào sau đây có quan hệ đặc biệt đến sự phát triển của du lịch quốc tế?
A. Tài nguyên thiên nhiên, nhân văn độc đáo.
- B. Quy mô dân số lớn, gia tăng dân số nhanh.
- C. Hệ thống các cơ sở phục vụ du lịch hiện đại.
- D. Cơ sở hạ tầng được đầu tư phát triển mạnh.
Câu 29: Nhận định nào sau đây đúng với sự phân bố các ngành dịch vụ trên thế giới?
- A. Các trung tâm dịch vụ lớn nhất là Bắc Kinh, Luân Đôn, Băng Cốc, Tô-ki-ô.
- B. Ở các nước đang phát triển, ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP.
- C. Ở các nước phát triển, ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng thấp trong cơ cấu GDP.
D. Các thành phố lớn đồng thời cũng là các trung tâm dịch vụ lớn trên thế giới.
Câu 30: Nhân tố nào dưới đây là tiền đề vật chất cho sự phát triển và phân bố ngành dịch vụ?
A. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
- B. Tài nguyên thiên nhiên và trình độ phát triển kinh tế.
- C. Lịch sử – văn hoá địa phương, dân tộc.
- D. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kĩ thuật.
Câu 31: Về kinh tế, ngành dịch vụ không có vai trò nào sau đây?
- A. Tăng thu nhập quốc dân, thu nhập của các cá nhân trong xã hội.
B. Tăng cường toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và bảo vệ môi trường.
- C. Thúc đẩy sự phân công lao động và hình thành cơ cấu lao động.
- D. Các hoạt động sản xuất, phân phối diễn ra một cách thông suốt.
Câu 32: Sự phân bố các ngành dịch vụ tiêu dùng gắn bó mật thiết với phân bố
- A. giao thông.
B. dân cư.
- C. công nghiệp.
- D. nông nghiệp.
Câu 33: Ngành dịch vụ nào được mệnh danh “ngành công nghiệp không khói”?
A. Du lịch.
- B. Bưu chính.
- C. Vận tải.
- D. Bảo hiểm.
Câu 34: Ngành nào sau đây không thuộc nhóm ngành dịch vụ tiêu dùng?
A. Bảo hiểm.
- B. Bán buôn, bán lẻ.
- C. Dịch vụ y tế.
- D. Dịch vụ giáo dục.
Câu 35: Về kinh tế, ngành dịch vụ có vai trò nào sau đây?
- A. Tăng cường toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, bảo vệ môi trường.
- B. Góp phần khai thác và sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên.
C. Các hoạt động sản xuất, phân phối diễn ra một cách thông suốt.
- D. Các lĩnh vực của đời sống xã hội và sinh hoạt diễn ra thuận lợi.
Câu 36: Hoạt động nào sau đây thuộc dịch vụ kinh doanh?
- A. Bảo hiểm, hành chính công.
- B. Các hoạt động đoàn thể.
- C. Giáo dục, thể dục, thể thao.
D. Ngân hàng, bưu chính.
Câu 37 :Nhận định nào sau đây không đúng với dầu khí?
A. Ít gây ô nhiễm môi trường.
- B. Tiện vận chuyển, sử dụng.
- C. Có khả năng sinh nhiệt lớn.
- D. Cháy hoàn toàn, không tro.
Câu 38: Biện pháp quan trọng để giảm khí thải CO2 không phải là
- A. tăng trồng rừng.
- B. giảm đốt than đá.
C. tăng đốt gỗ củi.
- D. giảm đốt dầu khí.
Câu 39: Nhận định nào sau đây không thể hiện rõ đặc điểm chung của công nghiệp điện lực?
- A. Các cơ sở sản xuất điện phân bố chủ yếu trên các sông lớn hoặc nơi có gió mạnh.
B. Cơ cấu sản lượng điện thay đổi theo thời gian.
- C. Cơ cấu sản lượng điện khá đa dạng.
- D. Điện sản xuất từ than chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu sản lượng điện.
Câu 40: Nhận định nào dưới đây không đúng với đặc điểm công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng?
A. Vốn đầu tư thường rất lớn.
- B. Quy trình sản xuất đơn giản hơn.
- C. Cơ cấu công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng đa dạng.
- D. Là ngành gây ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất.
Xem toàn bộ: Trắc nghiệm Địa lí 10 chân trời sáng tạo học kì II
Bình luận