Tắt QC

Trắc nghiệm Công nghệ 9 Chế biến thực phẩm cánh diều bài 5: An toàn lao động trong chế biến thực phẩm (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Công nghệ 9 Chế biến thực phẩm cánh diều bài 5: An toàn lao động trong chế biến thực phẩm (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Mức độ nguy hiểm của nhóm yếu tố điện bao gồm

(1) Nguy cơ mắc ung thư cao.

(2) Tổn thương cơ thể (bỏng, cháy xém, co cơ, co giật, liệt cơ, tê liệt hô hấp, tom mạch), có thể gây chết người khi bị điện giật.

(3) Gây tai nạn cho người trong phạm vi nổ do tốc độ phản ứng nhanh tạo ra lượng sản phẩm gây cháy lớn, nhiệt độ cao và áp lực lớn.

(4) Tổn thất lớn về người và tài sản khi bị chập điện gây cháy nổ.

  • A. (1), (2).
  • B. (2), (3).
  • C. (1), (4).
  • D. (2), (4).

Câu 2: Cho các phát biểu sau:

(1) Lắp aptomat hoặc cầu dao để ngắt mạch điện khi có sự cố xảy ra.

(2) Không kéo dây phích cắm điện.

(3) Lấy các vật trên cao quá đầu phải sử dụng thang hoặc ghê chắc chắn.

(4) Không cắm nhiều thiết bị có công suất cao vào chung một ổ lấy điện.

(5) Không sử dụng bếp từ, bếp điện để sưởi ấm.

(6) Tắt mọi thiết bị sau khi công việc kết thúc.

(7) Không cầm thực phẩm hoặc đồ dùng đưa vào lò nướng khi thiết bị đang cắm điện.

Những phát biểu nào đúng về hướng dẫn phòng ngừa nguy hiểm do tác động điện?

  • A. (1), (2), (4), (7).                                                            
  • B. (2), (3), (4), (6).
  • C. (1), (3), (5), (6).                                                            
  • D. (2), (3), (5), (7).

Câu 3: Nội dung nào sau đây đúng về hướng dẫn phòng ngừa do tác động điện?

  • A. Không tắt báo động khi đang nấu ăn.
  • B. Không để xăng, dầu, cồn, gas ở những nơi dễ cháy.
  • C. Lắp và mở máy hút mùi hoặc bật quạt thông gió khi nấu, nướng.
  • D. Không chạm tay ướt vào ổ điện hoặc công tắc điện.

Câu 4: Yếu tố không gian hẹp có thể những tác động nguy hiểm nào?

  • A. Khí độc sinh ra khi dùng bếp than.
  • B. Mảnh dụng cụ, vật liệu văng, bắn, gây vỡ.
  • C. Vật dụng bị xếp cao, chồng chất.
  • D. Nhiệt do dầu, mỡ bắn.

Câu 5: Vì sao không nên nướng đồ ăn bằng bếp than trong nhà?

  • A. Vì nướng bằng bếp than gây ra khói và hơi độc hại, gây nguy hiểm cho sức khỏe.
  • B. Vì nướng đồ ăn bằng bếp than làm tăng nguy cơ cháy nổ do tiếp xúc của lửa với khí gas trong không khí.
  • C. Vì nướng bằng bếp than làm tăng nhiệt độ trong nhà, gây cảm giác không thoải mái cho người ở bên trong.
  • D. Vì nướng đồ ăn bằng bếp than làm tăng nguy cơ cháy rừng và gây ô nhiễm môi trường.

Câu 6: Khi sử dụng lò vi sóng, biện pháp nào sau đây là quan trọng nhất để tránh tai nạn nguy hiểm?

  • A. Sử dụng chế độ nấu đặc biệt được ghi rõ trong hướng dẫn sử dụng của lò vi sóng.
  • B. Sử dụng giấy bạc hoặc nhựa để đựng thực phẩm.
  • C. Sử dụng đồ sứ, thủy tinh hoặc nhựa chuyên dụng để đựng thực phẩm.
  • D. Đặt thực phẩm trên vật liệu dẫn nhiệt như kim loại để tăng hiệu suất nấu.

Câu 7: Khi sử dụng lò nướng để nướng đồ ăn, bạn A nhìn thấy có một mảnh thức ăn rơi vào dưới than nhiệt. Theo em, bạn A nên làm gì trong trường hợp này?

  • A. Mặc kệ thức ăn rơi ở đó và tiếp tục nướng đồ ăn.
  • B. Tắt lò nướng và sử dụng dụng cụ an toàn để loại bỏ các mảnh thức ăn rơi đó.
  • C. Đợi đến khi lò nướng nguội rồi mới loại bỏ các mảnh thức ăn bị rơi.
  • D. Sử dụng tay để lấy thức ăn ra mà không cần dụng cụ hỗ trợ.

Câu 8: Vì sao không nên dùng nước để dập lửa khi cháy dầu, mỡ?

  • A. Vì khối lượng riêng của dầu nặng hơn nên dầu chìm trong nước dẫn đến khó dập tắt được lửa.
  • B. Vì tốc độ phản ứng hóa học của nước với dầu rất nhanh, tạo ra lượng sản phẩm cháy lớn, nhiệt độ cao và áp lực lớn.
  • C. Vì dầu, mỡ không tan trong nước, sẽ gây hiện tượng bắn tung dầu mỡ ra xung quanh, làm lan đám cháy.
  • D. Vì phản ứng giữa nước và dầu sinh ra khí gas làm tăng nguy cơ cháy, nổ.

Câu 9: Để tránh bị bỏng khi nấu ăn cần chú ý

  • A. quay tay cầm dài của nồi vào phía trong, đặt nồi cách xa mép bàn để tránh bị rơi.
  • B. sử dụng khăn tay sạch và khô để lau bề mặt nồi trước khi cầm.
  • C. sử dụng găng tay nylon khi tiếp xúc trực tiếp với bề mặt nồi nóng.
  • D. không dùng nước để dập lửa khi đang đun nấu thức ăn.

Câu 10: Nội dung nào sau đây không đúng về phòng ngừa nguy hiểm khi làm việc trong không gian hẹp?

  • A. Không nướng đồ ăn bằng bếp than trong nhà.
  • B. Lắp và mở máy hút mùi hoặc bật quạt thông gió khi nấu, nướng.
  • C. Sắp xếp dụng cụ nhà bếp gọn gàng, ngăn nắp, không chồng cao.
  • D. Không sử dụng các vỏ bình gas bị gỉ, có nguồn gốc không rõ ràng.

Câu 11: Khi làm việc trong không gian hẹp cần 

  • A. lắp và mở máy hút mùi hoặc bật quạt thông gió khi nấu nướng.
  • B. lắp aptomat và cầu dao để phòng ngừa sự cố xảy ra trong không gian hẹp.
  • C. sử dụng tinh dầu ở dạng dung dịch xít để xua đuổi chuột và côn trùng gây hại.
  • D. tắt nguồn điện khi sử dụng xong các thiết bị điện trong bếp.

Câu 12: Chất tẩy rửa có mức độ nguy hiểm như thế nào?

  • A. Ăn mòn da và những nơi tiếp xúc với các hóa chất tẩy rửa.
  • B. Có thể gây cháy nổ khi tiếp xúc với không khí.
  • C. Gây tổn thương mắt, phổi và các cơ quan khác.
  • D. Gây bỏng từng phần hoặc toàn phần.

Câu 13: Khí nóng, hơi nước từ nồi áp suất, nồi nấu, ấm đun nước có thể

  • A. gây chấn thương các bộ phận bị va, đập.
  • B. ngộ độc cấp tính.
  • C. gây cháy, nổ.
  • D. nhiễm khí độc CO khi sử dụng.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác