Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Công nghệ 9 chế biến thực phẩm cánh diều học kì 2 (Phần 1)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Công nghệ 9 chế biến thực phẩm cánh diều ôn tập học kì 2 (Phần 1) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1:  Khi chế biến thực phẩm, để đảm bảo an toàn vệ sinh, cần phải:

  • A. Rửa tay sạch sẽ trước khi chế biến.
  • B. Sử dụng thực phẩm tươi sống không cần vệ sinh.
  • C. Không cần làm sạch dụng cụ chế biến thực phẩm.
  • D. Để thực phẩm sống và thực phẩm đã chế biến chung trong tủ lạnh.

Câu 2:  Trong quá trình chế biến thực phẩm, việc sử dụng dầu, mỡ nhiệt độ cao lâu dài có thể gây ra:

  • A. Mất chất dinh dưỡng trong thực phẩm.
  • B. Giảm giá trị dinh dưỡng của thực phẩm.
  • C. Thực phẩm giòn và ngon hơn.
  • D. Không ảnh hưởng đến chất dinh dưỡng.

Câu 3:  Ngành nghề nào sau đây không liên quan đến chế biến thực phẩm?

  • A. Đầu bếp.
  • B. Kỹ thuật viên bảo vệ thực vật.
  • C. Nhân viên phục vụ nhà hàng.
  • D. Nhân viên kiểm tra chất lượng thực phẩm.

Câu 4: Các dị vật lạ như mảnh kim loại, thủy tinh, sạn, đất, sỏi, mảnh gỗ, xương, lông, tóc, móng, phân chuột, xác côn trùng,... bị lẫn vào trong thực phẩm là nguyên nhân gây nên mối nguy nào?

  • A. Mối nguy sinh học.                                  
  • B. Mối nguy hóa học.
  • C. Mối nguy vật lí.                                       
  • D. Mối nguy cháy, nổ.

Câu 5: Món ăn trong hình dưới đây được chế biến bằng phương pháp nào?

TRẮC NGHIỆM

  • A. Luộc.
  • B. Hấp.
  • C. Nướng.
  • D. Rang.

Câu 6: Làm thế nào để đảm bảo vệ sinh khi phần nước của món quả dầm bị dính lên miệng của cốc?

  • A. Sử dụng khăn giấy hoặc khăn sạch để lau phần nước dính trên miệng cốc.
  • B. Không quan tâm để phần nước dính trên miệng cốc khô tự nhiên.
  • C. Dùng tay để lau sạch phần nước dính trên miệng cốc.
  • D. Sử dụng khăn vải đã được ngâm trong dung dịch sát khuẩn để lau phần nước dính.

Câu 7: Vì sao ngành nghề liên quan đến chế biến thực phẩm yêu cầu kiên trì, cẩn thận và chính xác?

  • A. Vì cần phải làm việc lâu dài để đạt được chất lượng thực phẩm mong muốn.
  • B. Vì cần phải đảm bảo an toàn thực phẩm và tránh các nguy cơ ngộ độc thực phẩm.
  • C. Vì cần phải tuân thủ các quy trình và công thực chế biến một cách chính xác.
  • D. Vì cần phải tìm ra cách biến đổi và cải tiến món ăn để thu hút khách hàng.

Câu 8: Thức ăn sau khi nấu chín cần được giữ 

  • A. nóng trên 80℃ hoặc lạnh dưới 0℃.
  • B. nóng trên 70℃ hoặc lạnh dưới 2℃.
  • C. nóng trên 60℃ hoặc lạnh dưới 5℃.
  • D. nóng trên 50℃ hoặc lạnh dưới 10℃.

Câu 9: Vì sao nên cho thịt vào ngăn đông của tủ lạnh giữ khoảng 30 phút trước khi chế biến bằng phương pháp nướng?

  • A. Để miếng thịt cứng lại và dễ thái thành miếng nhỏ hơn.
  • B. Để tăng độ tươi ngon của thịt.
  • C. Để làm giảm nguồn gốc các mối nguy sinh học trên thịt.
  • D. Để làm thịt nhanh chín hơn khi nướng.

Câu 10: Bạn C thực hành làm món dưa muối tại nhà. Tuy nhiên sau khi ngâm rau cải vào dung dịch muối được vài ngày, bạn C nhận thấy có một số phần của rau cải bắt đầu có dấu hiệu mềm và mất màu, đồng thời nước dưa cải cũng có mùi khác thường. Trong tình huống này, bạn C nên làm gì?

  • A. Loại bỏ phần bị rau cải bị mềm, mất màu, giữ phần còn lại và tiếp tục muối dưa.
  • B. Bỏ hết phần rau cải có vấn đề và thay thế bằng rau cải tươi khác.
  • C. Rửa sạch những lá rau cải có vấn đề và đặt lại vào vại, tiếp tục cho lên men.
  • D. Thực hiện muối dưa lại từ đầu và cẩn thận hơn trong quy trình thực hiện.

Câu 11: Để trở thành một kĩ sư công nghệ chế biến em có thể theo học tại

  • A. Trường Cao đẳng Sư phạm Kĩ Thuật.
  • B. Trường Đại học Y Hà Nội.
  • C. Trường đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông.
  • D. Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

Câu 12: Biện pháp nào sau đây có thể tiêu diệt hầu hết vi khuẩn gây bệnh?

  • A. Sử dụng nhiệt độ cao (nấu ở nhiệt độ sôi).
  • B. Sử dụng nhiệt độ từ –12 đến 0℃.
  • C. Sử dụng nhiệt độ từ 0 đến 4℃.
  • D. Sử dụng nhiệt độ từ 4 đến 60℃.

Câu 13: Mẹ đi chợ mua các nguyên liệu để nấu cho bữa trưa như sau: thịt ba chỉ lợn, trứng, xương heo, khoai tây, cà rốt. Em sẽ dùng các nguyên liệu trên để chế biến thành món ăn gì?

  • A. Thịt ba chỉ kho trứng và canh xương heo hầm khoai tây, cà rốt.
  • B. Trứng ốp la và canh xương heo hầm cà rốt.
  • C. Trứng chiên và thịt ba chỉ luộc.
  • D. Cơm rang trứng và thịt ba chỉ cháy cạnh.

Câu 14: Vì sao trước khi muối cần phơi cho rau hơi héo?

  • A. Giúp rau trở nên mềm mại và dễ thấm muối hơn.
  • B. Loại bỏ hơi nước trong rau, giúp muối, đường thấm sâu vào rau hơn.
  • C. Ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn trong quá trình muối.
  • D. Tạo điều kiện cho mùi và hương vị của rau đạt yêu cầu.

Câu 15: Để trở thành một nhà chuyên môn về dinh dưỡng cần những tiêu chí nào?

(1) Xây dựng được thực đơn cho một bữa ăn với số lượng người nhất định.

(2) Sử dụng thành thạo dụng cụ và thiết bị chế biến thực phẩm trong gia đình.

(3) Tính toán được khẩu phần ăn và tư vấn dinh dưỡng cho các đối tượng có độ tuổi và công việc lao động khác nhau.

(4) Chăm chỉ, sạch sẽ, cẩn thận, chịu khó.

(5) Có khả năng truyền đạt, hướng dẫn, biểu diễn, thể hiện trước đám đông.

  • A. (1), (3), (4), (5).                                       
  • B. (1), (2), (3), (5).
  • C. (2), (3), (4), (5).                                        
  • D. (1), (2), (3), (4).

Câu 16: Vì sao việc tồn dư kháng sinh trong thực phẩm được coi là mối nguy hại đối với sức khỏe của con người?

  • A. Vì làm giảm giảm chất lượng và dinh dưỡng của thực phẩm.
  • B. Vì gây ra nguy cơ dị ứng thực phẩm cho người tiêu dùng.
  • C. Vì làm tăng cường kháng kháng sinh của vi khuẩn gây bệnh.
  • D. Vì gây ra ô nhiễm môi trường từ sản phẩm động vật.

Câu 17:  Những chất dinh dưỡng chính có trong món cá hấp xì dầu là

  • A. carbohydrate, protein, lipid.
  • B. carbohydrate, vitamin, khoáng chất.
  • C. protein, vitamin, khoáng chất.
  • D. protein, lipid, vitamin, khoáng chất.

Câu 18: Bạn A đang chuẩn bị chế biến món nộm su hào cho gia đình. Trong quá trình sơ chế, bạn A nhận ra rằng một số miếng su hào đã có dấu hiệu của vi khuẩn hoặc đã bắt đầu hỏng. Trong tình huống này, bạn A nên làm gì?

  • A. Tiếp tục sử dụng su hào bị hỏng, loại bỏ phần bị hỏng và giữ lại phần còn lại để chế biến món nộm.
  • B. Loại bỏ hết các củ su hào bị hỏng và thay thế bằng các củ su hào khác còn tươi mới để chế biến món nộm.
  • C. Rửa sạch những củ su hào bị hỏng và tiếp tục sử dụng chúng, nhưng cẩn thận kiểm tra kĩ trước khi thêm vào món nộm.
  • D. Ngâm những củ su hào bị hỏng vào nước muối có nồng độ cao để loại bỏ vi khuẩn và sử dụng chúng để chế biến món nộm.

Câu 19: Có bao nhiêu tiêu chí dưới đây đúng về khả năng của bản thân đối nhân viên về nghệ thuật, văn hóa và ẩm thực?

(1) Xây dựng được thực đơn cho một bữa ăn với số lượng người nhất định.

(2) Tính toán được khẩu phần ăn và tư vấn dinh dưỡng cho các đối tượng có độ tuổi và công việc lao động khác nhau.

(3) Sử dụng thành thạo dụng cụ và chế biến thực phẩm trong gia đình.

(4) Sáng tạo trong chế biến món ăn, có mắt thẩm mỹ tốt, nhạy cảm với mùi, vị lạ.

(5) Tuân thủ các nguyên tắc làm việc cá nhân và làm việc nhóm.

(6) Tính toán được chi phí cho một bữa ăn theo thực đơn cho trước.

  • A. 3.
  • B. 4.
  • C. 5.
  • D. 6.

Câu 20: Biện pháp nào sau đây giúp hạn chế nhiễm chất độc hóa học sinh ra trong quá trình chế biến (rang, nướng, chiên) ở nhiệt độ cao?

  • A. Sử dụng các loại dụng cụ nấu không gỉ để tránh chất độc hại từ kim loại.
  • B. Thêm gia vị và hương liệu tự nhiên để tạo hương vị mà không cần dùng đến dầu và mỡ.
  • C. Sử dụng dầu và mỡ có nguồn gốc từ thực vật để giảm thiểu nhiễm chất độc.
  • D. Sử dụng phương pháp nấu nướng ở nhiệt độ thấp hơn để giảm nguy cơ sản sinh chất độc hại.

Câu 21: Những chất dinh dưỡng chính có trong món thịt bò xào súp lơ là

  • A. carbohydrate, protein và lipid.
  • B. carbohydrate, protein, khoáng chất.
  • C. carbohydrate, protein, khoáng chất và lipid.
  • D. carbohydrate, protein, khoáng chất và vitamin.

Câu 22: Vì khuẩn lên men lactic là loại vi khuẩn nào?

  • A. Vi khuẩn chịu nhiệt.                       
  • B. Vi khuẩn chịu mặn.
  • C. Vi khuẩn chịu acid cao.                   
  • D. Vi khuẩn chịu base cao.

Câu 23: Những tiêu chí dưới đây đúng về sở thích của bản thân đối với nghề kĩ sư công nghệ chế biến?

(1) Thích gặp gỡ, trao đổi và phục vụ ăn uống cho người khác.

(2) Thích lắp đặt, vận hành và sửa chữa dụng cụ, thiết bị chế biến thực phẩm.

(3) Quan tâm nhiều về mối quan hệ giữa thực phẩm và sức khỏe khi lựa chọn mua, bảo quản và chế biến thực phẩm.

(4) Thích chụp ảnh, đọc và bình luận về các món ăn.

(5) Thích khám phá, tìm tòi các món ăn mới và ghi chép lại công thức, các điểm cần lưu ý.

(6) Thích sạch sẽ, cẩn thận, nghiêm tục trong việc thực hiện công việc.

  • A. (1), (3), (4), (5).                                        
  • B. (1), (2), (3), (4).
  • C. (2), (3), (5), (6).                                        
  • D. (2), (3), (4), (6).

Câu 24: Vì sao cần hạn chế ăn thực phẩm chiên, rang, nướng ở nhiệt độ cao trong thời gian dài?

  • A. Vì sẽ tích tụ nhiều chất histamine gây ung thư.
  • B. Vì sẽ tích tụ nhiều chất acrylamide gây ung thư.
  • C. Vì sẽ tích tụ nhiều chất solanine gây ung thư.
  • D. Vì sẽ tích tụ nhiều chất tetrodotoxin gây ung thư.

Câu 25: Nguyên liệu gồm: thịt bò, súp lơ xanh, hành tây, cà rốt, tỏi. Phương pháp chế biến thực phẩm nào sau đây phù hợp nhất đối với các nguyên liệu trên?

  • A. Phương pháp chế biến thực phẩm bằng nước nóng.
  • B. Phương pháp chế biến thực phẩm bằng không khí nóng.
  • C. Phương pháp chế biến thực phẩm bằng hơi nước nóng.
  • D. Phương pháp chế biến thực phẩm bằng dầu, mỡ nóng.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác