Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Công nghệ 9 chế biến thực phẩm cánh diều học kì 2 (Phần 2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Công nghệ 9 chế biến thực phẩm cánh diều ôn tập học kì 2 (Phần 2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Khi chế biến thực phẩm bằng phương pháp nướng hoặc chiên, việc sử dụng nhiệt độ quá cao có thể dẫn đến:

  • A. Thực phẩm bị mất chất dinh dưỡng và sinh ra các chất độc hại.
  • B. Thực phẩm sẽ thơm và ngon hơn.
  • C. Giữ được hầu hết các vitamin và khoáng chất.
  • D. Thực phẩm trở nên giòn và hấp dẫn hơn mà không ảnh hưởng đến chất dinh dưỡng.

Câu 2:  Ngành nghề nào cần có kiến thức về bảo quản và chế biến thực phẩm để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm?

  • A. Đầu bếp.
  • B. Nhân viên nhà hàng.
  • C. Nhà phê bình ẩm thực.
  • D. Tất cả các nghề trên.

Câu 3:  Việc sử dụng phương pháp chế biến thực phẩm không sử dụng nhiệt như ăn sống có thể dẫn đến:

  • A. Mất chất dinh dưỡng trong thực phẩm.
  • B. Thực phẩm không an toàn nếu không được vệ sinh kỹ.
  • C. Thực phẩm mất hương vị tươi mới.
  • D. Không có ảnh hưởng gì đến thực phẩm.

Câu 4: Quy trình sáu bước rửa tay theo hướng dẫn của Bộ Y tế là

(1) Chà hai lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh các kẽ ngón tay.

(2) Xoay các đầu ngón tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại. Rửa sạch tay dưới vòi nước chảy đến cổ tay và làm khô tay.

(3) Làm ướt bàn tay bằng nước, lấy xà phòng và chà hai lòng bàn tay vào nhau.

(4) Dùng bàn tay này xoay ngón tay cái của bàn tay kia và ngược lại.

(5) Chà lòng bàn tay này lên mu và kẽ ngoài các ngón tay của bàn tay kia và ngược lại.

(6) Chà mặt ngoài các ngón tay của bàn tay này vào lòng bàn tay kia.

  • A. (6) → (3) → (5) → (2) → (1) → (4).
  • B. (3) → (5) → (1) → (6) → (4) → (2).
  • C. (1) → (3) → (4) → (5) → (6) → (2).
  • D. (4) → (2) → (1) → (5) → (6) → (3).

Câu 5: Kĩ năng nào sau đây không cần thiết đối với người làm nghề liên quan đến chế biến thực phẩm?

  • A. trang bị kiến thức cơ bản liên quan đến ngành nghề chế biến thực phẩm.
  • B. tư vấn, xây dựng thực đơn đối với nhân viên trong ngành dinh dưỡng.
  • C. sử dụng dụng cụ, vận hành thiết bị chế biến, đo lường.
  • D. bảo dưỡng, sửa chữa, lắp đặt thiết bị và xử lí sự cố máy móc sản xuất.

Câu 6: Vì sao chế biến món xào cần phải dùng lửa to?

  • A. Để tiết kiệm năng lượng và thời gian nấu nướng.
  • B. Để giữ được hương vị tự nhiên của thực phẩm.
  • C. Để thực phẩm không bị cháy hoặc đắng khi xào.
  • D. Để thực phẩm nhanh chín và giữ được độ ngon.

Câu 7: Vì sao không nên sử dụng muối có chứa iodine để muối dưa?

  • A. Vì iodine sẽ tiêu diệt vi khuẩn khiến cho quá trình lên men không thực hiện được.
  • B. Vì muối có chứa iodine không tạo ra được hương vị như mong muốn.
  • C. Vì iodine có thể tạo ra các chất độc hại trong quá trình lên men dưa.
  • D. Vì muối iodine làm cho dưa muối trở nên quá chua và không thơm.

Câu 8: Trong khi chuẩn bị thực phẩm cho một buổi tiệc gia đình, cô Q phát hiện ra bàn bếp và các dụng nấu nướng có thể chưa được vệ sinh kĩ lưỡng. Theo em, cô Q nên làm gì trong tình huống này để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm?

  • A. Tiếp tục sử dụng bàn và dụng cụ mà không cần vệ sinh lại.
  • B. Vệ sinh bàn bếp và dụng cụ nấu nướng kĩ lưỡng trước khi bắt đầu nấu ăn.
  • C. Sử dụng khẩu trang và găng tay khi tiếp xúc với thực phẩm để ngăn ngừa vi khuẩn lây lan.
  • D. Sử dụng nước lạnh vệ sinh qua bàn và dụng cụ nấu nướng trước khi bắt đầu nấu ăn.

Câu 9: Vì sao dầu chiên không nên sử dụng lại nhiều lần?

  • A. Vì dầu chiên lại càng lâu thì hương vị của thực phẩm càng giảm.
  • B. Vì dầu đã qua quá trình chiên nhiều lần sẽ tạo ra nhiều chất độc hại.
  • C. Vì dầu chiên lại nhiều lần gây ô nhiễm môi trường.
  • D. Vì dầu chiên lại nhiều lần làm mất đi chất dinh dưỡng của thực phẩm.

Câu 10: Muối có vai trò gì trong quá trình lên men dưa?

(1) Giúp dịch bào của rau, củ, quả chiết ra nhanh và nhiều hơn.

(2) Cung cấp chất dinh dưỡng cho vi khuẩn lactic lên men nhanh hơn.

(3) Cung cấp khoáng chất cho dưa để quá trình lên men diễn ra nhanh hơn.

(4) Giúp rau, củ, quả hấp thụ nước nhanh và nhiều hơn.

Đáp án đúng là

  • A. (1), (2).
  • B. (1), (3).
  • C. (2), (3).
  • D. (2), (4).

Câu 11: hẩm chất nào sau đây không đúng trong yêu cầu đối với người làm nghề liên quan đến chế biến thực phẩm?

  • A. Yêu thích công việc, có tinh thần trách nhiệm.
  • B. Yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ môi trường.
  • C. Làm việc trung thực, khoa học, kiên trì, cẩn thận và chính xác.
  • D. Có ý thức đảm bảo an toàn lao động và an toàn vệ sinh thực phẩm.

Câu 12: Triệu chứng nào sau đây thường xuất hiện khi người bị ngộ độc thực phẩm?

  • A. Đau bụng và tiêu chảy.                              
  • B. Sưng môi và ngứa da.
  • C. Ho và khó thở.                                         
  • D. Đau lưng và đau cơ.

Câu 13: Nguyên liệu gồm: cơm nguội, tôm khô, lạc rang, dưa chua. Phương pháp chế biến thực phẩm nào sau đây phù hợp nhất đối với các nguyên liệu trên?

  • A. Phương pháp chế biến thực phẩm bằng nước nóng.
  • B. Phương pháp chế biến thực phẩm bằng không khí nóng.
  • C. Phương pháp chế biến thực phẩm bằng hơi nước nóng.
  • D. Phương pháp chế biến thực phẩm bằng dầu, mỡ nóng.

Câu 14:  Chèn rau bằng vỉ có tác dụng

  • A. tạo áp lực đều lên các miếng rau.
  • B. thúc đẩy quá trình chín của rau.
  • C. tạo điều kiện cho vi khuẩn lên men lactic.
  • D. giúp rau không bị nổi lên trên và không bị vàng.

Câu 15: Người trong hình dưới đây đang làm công việc gì?

TRẮC NGHIỆM

  • A. Hướng dẫn viên ẩm thực.                          
  • B. Bồi bàn.
  • C. Nhân viên pha chế.                                   
  • D. Đầu bếp.

Câu 16: Vì sao nguyên liệu củ, quả, hạt và vật chứa nông sản cần được đặt ở những nơi sạch, khô, ráo, thoáng mát?

  • A. Vì để tránh nấm mốc phát triển và sinh độc tố.
  • B. Vì để tránh củ, quả, hạt mọc mầm và sinh ra độc tố.
  • C. Vì để tránh vi khuẩn phát triển và sinh ra độc tố.
  • D. Vì để tránh virus xâm nhập và sinh ra độc tố.

Câu 17: Làm thế nào để rau cải được xanh khi chế biến món canh rau cải nấu thịt?

  • A. Cần phải thả rau cải vào lúc nước đã sôi, đảo đều và mở vung.
  • B. Cần phải thả rau cải khi mới bắt đầu đun nước và mở vung.
  • C. Sử dụng nước lạnh khi chế biến món canh rau cải nấu thịt.
  • D. Thêm muối vào khi nước sôi để rau cải vẫn giữ được màu xanh.

Câu 18: Những món nào sau đây được chế biến không sử dụng nhiệt?

  • A. Cá nướng, sữa chua, hoa quả tươi, rau luộc.
  • B. Bắp cải muối, kim chi, sữa chua, dưa góp.
  • C. Thịt bò xào cần tây, salad rau củ, sushi.
  • D. Nộm hoa chuối, gà hấp mía, nộm dưa chuột.

Câu 19: Hướng dẫn viên ẩm thực thực hiện công việc

  • A. chia sẻ hình ảnh, clip cảm nhận của bản thân về chất lượng món ăn đã dùng thử, địa điểm, không gian, thái độ của nhân viên phục vụ tại cơ sở đó.
  • B. đánh giá chi tiết chất lượng nguyên liệu, đồ ăn, thức uống, cách trình bày món ăn, đầu bếp, dịch vụ, thái độ của cơ sở kinh doanh ẩm thực,... từ đó đưa ra đề xuất cho độc giả. Cập nhật xu hướng ẩm thực mới trong nước và quốc tế.
  • C. cung cấp video tự quay và giới thiệu các giá trị cụ thể về món ăn tự chế biến hoặc món ăn đặc sắc của các vùng miền trên nền tảng mạng xã hội.
  • D. hướng dẫn cho du khách thao tác từ sơ chế đến hoàn thành món ăn hoặc giới thiệu cách thức để hoàn thiện món ăn của địa phương.

Câu 20: Giả sử em đang chuẩn bị nấu một bữa ăn cho gia đình. Trong quá trình chuẩn bị thực phẩm, bạn phát hiện ra rằng thịt đã mất tính tươi mới. Trong tình huống này, em sẽ

  • A. sử dụng thêm gia vị để che lấp mùi của thịt đã hỏng.
  • B. tiếp tục sử dụng thịt và nấu chín kĩ để tiêu diệt vi khuẩn.
  • C. loại bỏ thịt đã hỏng và sử dụng thực phẩm khác vẫn còn tươi mới.
  • D. rửa sạch thịt dưới nước lạnh để loại bỏ vi khuẩn và hóa chất độc hại.

Câu 21: Yêu cầu kĩ thuật khi chế biến thực phẩm bằng phương pháp kho là

(1) Thực phẩm chín mềm, khô ráo vừa phải, không quá nát hay quá cứng.

(2) Thực phẩm mềm nhừ, không nát, săn chắc, bóng mướt; nước ít và sánh.

(3) Màu vàng nâu.

(4) Màu vàng nâu, không bị cháy xém hoặc vàng non.

(5) Mùi thơm ngon, đặc trưng của món ăn, vị vừa ăn.

(6) Trình bày gọn gàng, hấp dẫn, sáng tạo.

  • A. (1), (3), (5), (6).                                        
  • B. (1), (4), (5), (6).
  • C. (2), (3), (5), (6).                                       
  • D. (2), (4), (5), (6).

Câu 22: Khi sơ chế các nguyên liệu dùng làm món trộn cần ngâm với

  • A. nước muối loãng hoặc ướp muối.
  • B. dung dịch base hoặc acid loãng.
  • C. thuốc tím pha loãng hoặc oxy già.
  • D. acetone hoặc thuốc tím pha loãng.

Câu 23: Người làm nghề liên quan đến chế biến thực phẩm cần phải có

  • A. ý thức đảm bảo an toàn lao động và bảo vệ môi trường.
  • B. yêu thiên nhiên và bảo vệ môi trường.
  • C. ý thức đảm bảo an toàn lao động và an toàn vệ sinh thực phẩm.
  • D. yêu thiên nhiên và ý thức đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Câu 24: Nội dung nào sau đây không đúng về hướng dẫn phòng ngừa mối nguy hóa học?

  • A. Để nguyên liệu củ, quả, hạt và vật chứa nông sản ở những nơi sạch, khô, ráo, thoáng mát.
  • B. Mua thực phẩm có bao bì, có địa chỉ rõ ràng và lưu ý xem hạn sử dụng.
  • C. Nên sử dụng chất tạo màu nhân tạo thay thế chất tạo màu tự nhiên có nguồn gốc từ thực vật.
  • D. Hạn chế ăn thực phẩm chiên, rang, nướng ở nhiệt độ cao trong thời gian dài.

Câu 25: Việc chần thịt trước khi luộc có tác dụng gì?

  • A. Giữ cho thịt không bị khô khi nấu.
  • B. Làm thịt chín đều từ bên trong.
  • C. Tăng độ đậm đà của hương vị.
  • D. Loại bỏ nấm mốc và vi khuẩn trên bề mặt thịt.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác