Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Công nghệ 9 chế biến thực phẩm cánh diều học kì 1 (Phần 1)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Công nghệ 9 chế biến thực phẩm cánh diều ôn tập học kì 1 (Phần 1) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Khi trẻ bị còi xương, chậm lớn, thấp chiều cao,... cần bổ sung thực phẩm gì? 

  • A. Thực phẩm giàu sắt như trai, sò, thịt đỏ, rau bina,... 
  • B. Thực phẩm giàu calcium như sữa và các chế phẩm từ sữa, tôm, cua, rau dền,... 
  • C. Thực phẩm có chứa vitamin A như cà rốt, khoai lang, lòng đỏ trừng,...
  • D. Thực phẩm có chứa vitamin C như cam, cà chua, thì là, dứa, dưa chuột,...

Câu 2: Mai định chế biến món thịt heo chiên xù trong bữa trưa cho gia đình. Biện pháp nào tốt nhất để bảo quản chất dinh dưỡng cho phương pháp chế biến trên? 

  • A. Lựa chọn nguyên liệu thực phẩm tươi ngon, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. 
  • B. Giới hạn lượng nước, thời gian và nhiệt độ khi đun nấu. 
  • C. Cần đảm bảo hấp đủ nhiệt, đủ thời gian cho thực phẩm phẩm chín vừa, không để quá lâu. 
  • D. Không chiên thực phẩm ở nhiệt độ cao, không sử dụng lại dầu, mỡ đã qua chiên.

Câu 3: Vitamin C có vai trò 

  • A. cần thiết cho sự tăng trưởng, phát triển cơ thể và bộ xương. 
  • B. bảo vệ da, các dây thần kinh, đường tiêu hóa,... 
  • C. giúp cơ thể hấp thu tốt calcium và phosphorus để hình thành và duy trì hệ xương, răng vững chắc. 
  • D. bảo vệ cấu trúc xương, răng, da, mạch máu và giúp mau lành vết thương.

Câu 4: Thiếu vitamin B12 sẽ gây ra những hậu quả gì?

  • A. Rối loạn chuyển hóa carbohydrate và amino acid, thiếu máu não, chán ăn, giảm trương lực cơ, gây viêm miệng, viêm da, nổi hạch và bệnh phù beriberi.
  • B. Gây thiếu máu, trầm cảm, rối loạn ý thức.
  • C. Gây thiếu máu, thoái hóa thần kinh tủy sống, giảm hoặc mất trí nhớ, tâm thần phân biệt, đầy hơi, táo bón, các bệnh tim mạch, dị tật ống thần kinh ở trẻ sơ sinh.
  • D. Giảm quá trình khoáng hóa ở xương dẫn đến còi xương ở trẻ nhỏ, loãng xương ở người lớn.

Câu 5: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về biện pháp bảo quản đông lạnh thực phẩm?

  • A. Nhiệt độ bảo quản thịt là -20°C, thời gian bảo quản từ 12 đến 17 tháng.
  • B. Ở nhiệt độ -10°C, hầu như các tế bào sinh dưỡng của vi sinh vật đều bị tiêu diệt, đa số các enzyme bị bất hoạt.
  • C. Ở nhiệt độ -18°C, mọi quá trình sinh lí, sinh hóa và trao đổi chất của thực phẩm, của vi sinh vật có trong thực phẩm đều bị ức chế tối đa.
  • D. Nhiệt độ bảo quản thịt là -20°C, thời gian bảo quản từ 2 đến 9 tháng.

Câu 6: Nội dung nào sau đây không đúng về các tiêu chí chung khi lựa chọn thực phẩm?

  • A. Màu sắc tự nhiên, đặc trưng cho từng loại sản phẩm, không có đốm màu khác lạ.
  • B. Mùi thơm đặc trưng của sản phẩm đối với các loại hạt, không có mùi lạ.
  • C. Rau, củ, quả không dập nát; thịt cá không bị nấm mốc, có mùi khác lạ.
  • D. Thông tin về sản phẩm rõ ràng, đồ hộp có đầy đủ nhãn mác.

Câu 7: Hình ảnh dưới đây minh họa món ăn nào?

TRẮC NGHIỆM

  • A. Món lương thực chính.                             
  • B. Món mặn.
  • C. Món xào.                                                 
  • D. Món canh.

Câu 8: Giả sử dưới đây là bảng liệt kê các loại thực phẩm cần mua cho gia đình trên:

STTLoại thực phẩmKhối lượng thực phẩm cần mua (g)

Đơn giá 

(đồng/100g)

1Gạo3433 600
2Cá chép6115 800
3Rau muống4145 000
4Bí đỏ3291 700
5Đu đủ chín3682 400

Tổng chi phí của các loại thực phẩm cho bữa ăn trong gia đình trên là

  • A. 82 191 đồng
  • B. 81 291 đồng.
  • C. 81 129 đồng.
  • D. 82 911 đồng.

Câu 9: Hình ảnh dưới đây có ý nghĩa gì?

TRẮC NGHIỆM

  • A. Tắt mọi thiết bị sau khi công việc kết thúc. 
  • B. Ngăn ngừa hỏa hoạn bằng cách giữ mặt bếp và lò nướng được sạch.
  • C. Không tắt báo động khi đang nấu ăn.
  • D. Để xa các vật dễ bắt lửa ra khỏi bếp.

Câu 10: Biện pháp nào sau đây giúp nhận biết chính xác các chất dinh dưỡng có trong một thực phẩm?

  • A. Kiểm tra thông tin dinh dưỡng trên bao bì sản phẩm.
  • B. Xem màu sắc và hình dạng của thực phẩm.
  • C. Ngửi mùi của thực phẩm.
  • D. Kiểm tra nguồn gốc của thực phẩm.

Câu 11: Hình ảnh dưới đây nói về phương pháp chế biến thực phẩm nào?

TRẮC NGHIỆM

  • A. Chế biến thực phẩm bằng hơi nước nóng.
  • B. Chế biến thực phẩm bằng không khí nóng.
  • C. Chế biến thực phẩm bằng nước nóng.
  • D. Chế biến thực phẩm bằng dầu, mỡ nóng.

Câu 12: Vì sao không nên sử dụng các loại đồ hộp bị phồng, méo?

  • A. Vì bên trong có thể chứa vi sinh vật hoặc chất gây hại cho sức khỏe con người.
  • B. Vì dễ gây ra sự hỏng hóc hoặc rò rỉ khi mở đồ hộp.
  • C. Vì đây là dấu hiệu của quá trình phân hủy của sản phẩm.
  • D. Vì quá trình sản xuất hoặc bảo quản sản phẩm không đúng cách.

Câu 13: Trình tự sắp xếp các món ăn trong thực đơn có những vai trò nào?

(1) Phản ánh phong tục tập quán của vùng miền;

(2) Dễ dàng xác định giá trị dinh dưỡng và sự phù hợp của từng món;

(3) Tăng trải nghiệm hương vị và cân bằng dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn.

(4) Thúc đẩy việc tiêu thụ thực phẩm đa dạng và cân đối.

  • A. (1), (2).
  • B. (1), (4).
  • C. (2), (3).
  • D. (2), (4).

Câu 14: Khi sử dụng lò vi sóng, biện pháp nào sau đây là quan trọng nhất để tránh tai nạn nguy hiểm?

  • A. Sử dụng chế độ nấu đặc biệt được ghi rõ trong hướng dẫn sử dụng của lò vi sóng.
  • B. Sử dụng giấy bạc hoặc nhựa để đựng thực phẩm.
  • C. Sử dụng đồ sứ, thủy tinh hoặc nhựa chuyên dụng để đựng thực phẩm.
  • D. Đặt thực phẩm trên vật liệu dẫn nhiệt như kim loại để tăng hiệu suất nấu.

Câu 15: Anh Hải, một vận động viên bóng đá chuyên nghiệp, thường xuyên gặp tình trạng mệt mỏi và giảm sức mạnh trong quá trình tập luyện và thi đấu. Tình trạng sức khỏe của anh Hải có thể bị ảnh hưởng bởi nguyên nhân nào sau đây?

  • A. Thiếu năng lượng và protein.
  • B. Thiếu nước và vitamin.
  • C. Thiếu chất béo và carbohydrate.
  • D. Thiếu amino acid và khoáng chất.

Câu 16: Phương pháp làm chín thực phẩm bằng sức nóng của hơi nước là:

  • A. Luộc.
  • B. Hấp. 
  • C. Ninh.
  • D. Hầm. 

Câu 17: Bạn X đến siêu thị và muốn mua một vài hộp sữa chua, tuy nhiên hầu hết các các hộp sữa chua cùng loại đều có hạn sử dụng chỉ còn 2 ngày nữa. Trong tình huống này, bạn X nên làm gì?

  • A. Vẫn mua và sử dụng chúng trước khi hết hạn sử dụng.
  • B. Chọn một loại sữa chua khác có thời hạn sử dụng lâu hơn.
  • C. Vẫn mua và bảo quản trong tủ lạnh có nhiệt độ thấp hơn để kéo dài thời gian sử dụng.
  • D. Hỏi ý kiến của nhân viên siêu thị và quyết định dựa trên thông tin họ cung cấp.

Câu 18: Khi sử dụng bếp gas, bạn H phát hiện có mùi gas trong nhà. Theo em, bạn H nên làm gì trong trường hợp này?

  • A. Không quan tâm đến mùi gas và tiếp tục sử dụng bếp gas.
  • B. Mở quạt hút mùi hoặc máy thông gió để loại bỏ mùi gas trong nhà.
  • C. Tắt ngay bếp gas và mở cửa sổ để thông thoáng không gian.
  • D. Sử dụng nước để chữa cháy nếu có bất kì sự cố nào xảy ra với bình gas.

Câu 19: Bạn em rất gầy và hay ốm (bệnh). Biện pháp nào sau đây có thể giúp cải thiện tình trạng sức khỏe của bạn em?

  • A. Tăng cường tiêu thụ thức ăn cung cấp năng lượng và giàu protein.
  • B. Giảm lượng nước uống hàng ngày.
  • C. Tăng cường việc tiêu thụ thức ăn có chứa chất béo không bão hòa.
  • D. Giảm lượng rau củ và trái cây trong chế độ dinh dưỡng.

Câu 20: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về phương pháp chế biến thực phẩm bằng không khí nóng?

  • A. Là phương pháp chế biến dùng nhiệt độ cao để làm khô và chín thực phẩm.
  • B. Khi nướng các loại thực phẩm giàu protein ở nhiệt độ cao quá lâu, giá trị dinh dưỡng của protein giảm đi vì chúng tạo thành các liên kết khó tiêu hóa.
  • C. Phương pháp chỉ được sử dụng đối với các loại củ. 
  • D. Sử dụng thực phẩm chuyên dụng để thời gian và nhiệt độ chế biến đảm bảo làm chín thực phẩm, giảm thiểu tạo thành các chất gây ung thư. 

Câu 21: Cô M đang mua một đĩa sushi từ cửa hàng địa phương. Khi kiểm tra, cô thấy một số lát cá trong sushi có màu sắc nhạt hơn so với các lát cá khác. Cô M nên làm gì trong tình huống này? Chọn câu trả lời đúng nhất.

  • A. Tiếp tục mua đĩa sushi vì phần lớn các miếng sushi vẫn trông rất tươi ngon.
  • B. Yêu cầu người bán hàng hàng kiểm tra lại sushi hoặc yêu cầu thay thế phần sushi có màu sắc khác lạ.
  • C. Bỏ qua đĩa sushi này, đặt đĩa về vị trí cũ và tìm một cửa hàng khác để mua.
  • D. Gợi ý người bán hàng giảm giá đĩa sushi này.

Câu 22: Món canh trong thực đơn là nguồn cung cấp

  • A. carbohydrate.
  • B. protein.
  • C. lipid, protein, chất xơ, chất khoáng,...
  • D. nước, chất xơ, chất khoáng,...

Câu 23: Thường xuyên ăn các món ăn chiên và nướng sẽ:

  • A. Làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như tiểu đường, bệnh tim và béo phì, ung thư.
  • B. Nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tiêu hóa ngày càng cao.
  • C. Thường xuyên có cảm giác không no, khó tiêu hóa.
  • D. Khiến da khô, tóc xỉn màu. 

Câu 24: Món lương thực chính là

  • A. nguồn cung cấp carbohydrate.
  • B. nguồn cung cấp protein.
  • C. nguồn cung cấp lipid, protein, chất xơ, chất khoáng,...
  • D. nguồn cung cấp nước, chất xơ, chất khoáng,.

Câu 25: Vì sao không nên cho trứng, thực phẩm chứa trong hộp đậy nắp chặt, kín nấu trong lò vi sóng?

  • A. Vì không khí nóng trong hộp có thể tạo ra một áp suất lớn dẫn đến nổ hoặc vỡ hộp.
  • B. Vì nhiệt độ cao có thể làm cho hộp bị biến dạng hoặc tan chảy, gây ra rò rỉ thực phẩm.
  • C. Vì sự tăng áp suất bên trong hộp gây ra hiện tượng bắn nắp ra ngoài khi mở nắp.
  • D. Vì hơi nước có thể tích tụ trong hộp và tạo ra một môi trường ẩm ướt khiến thực phẩm không được chín đều.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác