Trắc nghiệm ôn tập Công nghệ 9 chế biến thực phẩm cánh diều học kì 1 (Phần 2)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Công nghệ 9 chế biến thực phẩm cánh diều ôn tập học kì 1 (Phần 2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Vitamin trong thịt và các loại rau, củ, quả sẽ bị hòa tan vào trong nước hoặc bị phá hủy khi nấu trong thời gian dài nếu sử dụng phương pháp
- A. chế biến thực phẩm không sử dụng nhiệt.
B. chế biến thực phẩm bằng nước nóng.
- C. chế biến thực phẩm bằng hơi nước nóng.
- D. chế biến thực phẩm bằng dầu, mỡ nóng.
Câu 2: Nếu nhiệt độ bảo quản thịt là –20℃ thì có thể bảo quản trong thời gian bao lâu?
- A. 6 - 10 tháng.
- B. 10 - 15 tháng.
C. 12 - 17 tháng.
- D. 2 - 9 tháng.
Câu 3: Nghề nghiệp nào sau đây cần được trang bị kiến thức và kĩ năng bảo quản chất dinh dưỡng trong thực phẩm?
- A. Nhân viên phục vụ nhà hàng.
B. Đầu bếp.
- C. Bác sĩ dinh dưỡng.
- D. Nhà phê bình ẩm thực.
Câu 4: Lipid có vai trò
- A. hỗ trợ chức năng miễn dịch.
- B. điều hòa huyết áp.
C. cấu trúc màng tế bào.
- D. di chuyển các phân tử.
Câu 5: Vai trò của biện pháp bảo quản lạnh là:
- A. Hạn chế sự hao hụt chất dinh dưỡng.
- B. Thực phẩm luôn tươi ngọn và đảm bảo chất dinh dưỡng.
- C. Hạn chế tổn thất về khối lượng, chất lượng dinh dưỡng, chất lượng cảm quan và kéo dài thời gian sử dụng sản phẩm.
D. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Câu 6: Nhóm trứng và các sản phẩm từ trứng có vai trò:
A. nguồn cung cấp chất đạm động vật và nhiều chất dinh dưỡng khác.
- B. nguồn cung cấp tiền vitamin A, vitamin C và khoáng chất.
- C. nguồn cung cấp các vitamin và khoáng chất.
- D. nguồn cung cấp năng lượng và các acid béo.
Câu 7: Món tráng miệng là
- A. những món ăn nhẹ dùng trước khi bắt đầu bữa ăn chính.
- B. những món ăn nhẹ dùng trong bữa ăn chính.
C. những món ăn nhẹ dùng sau khi kết thúc bữa ăn chính.
- D. những món ăn nhẹ dùng khi bắt đầu bữa ăn chính.
Câu 8: Nhóm yếu tố nhiệt không có tác động nguy hiểm nào?
- A. Nhiệt hở ở lò nướng.
- B. Khí nóng, hơi nước từ nồi áp suất, nồi nấu, ấm đun nước.
- C. Nhiệt khi hút thuốc trong bếp.
D. Xăng, dầu, khí gas, cồn cháy nổ.
Câu 9: Khoáng chất nào sau đây đóng vai trò xây dựng bộ xương và răng, giúp trẻ tăng trưởng và phát triển?
A. Calcium.
- B. Natri.
- C. Sắt.
- D. Kẽm.
Câu 10: Thực phẩm được chế biến theo phương pháp chế biến thực phẩm bằng nước nóng sẽ:
- A. Có thể gây ngộ độc.
- B. Giữ được nhiều chất dinh dưỡng.
- C. Giá trị của protein giảm đi.
D. Bị mất nhiều chất dinh dưỡng.
Câu 11: Khi lựa chọn các loại hạt tươi cần
A. chọn hạt đồng đều, màu sắc tươi sáng, không biến đổi màu, không dính đất và tạp chất, không mọc mầm.
- B. chọn hạt đồng đều, mùi hương đặc trưng, không biến đổi màu, không dính đất và tạp chất, không mọc mầm.
- C. chọn hạt có độ cứng và độ dày vững chắc, màu sắc tươi sáng, không dính đất và tạp chất, không mọc mầm.
- D. chọn hạt có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có nhãn mác, không dính đất và tạp chất, không mọc mầm.
Câu 12: Những món nào sau đây là món lương thực chính?
A. Cơm, phở, bún, xôi, ngô,...
- B. Thịt rim, cá kho, tôm rang,...
- C. Thịt bò xào cần tây, thịt lợn xào súp lơ,...
- D. Canh chua, canh rau cải nấu thịt,...
Câu 13: Thuốc diệt chuột, côn trùng có mức độ nguy hiểm như thế nào?
- A. Nguy cơ mắc ung thư nếu tiếp xúc nhiều với thuốc diệt chuột, côn trùng.
B. Ngộ độc cấp tính hoặc tử vong nếu ăn, uống phải thuốc diệt chuột, diệt côn trùng.
- C. Gây hại tổn thương phổi nếu hít phải hoặc tiếp xúc với da trong thời gian dài.
- D. Gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến cân bằng sinh thái.
Câu 14: Nhóm vitamin nào hòa tan trong chất béo?
- A. Vitamin A, B, C, E.
- B. Vitamin A, C, D, PP.
C. Vitamin A, D, E, K.
- D. Vitamin B1, B2, B6, B12,...
Câu 15: Biện pháp bảo quản chất dinh dưỡng chế biến thực phẩm bằng nước nóng là:
- A. Lựa chọn thực phẩm tươi ngon và sơ chế ngay trước khi đun nấu.
B. Giới hạn lượng nước, thời gian và nhiệt độ khi đun.
- C. Khi ăn, nên ăn phần cái, bỏ phần nước.
- D. Sử dụng thiết bị chuyên dụng để thời gian và nhiệt độ chế biến đảm bảo làm chín thực phẩm.
Câu 16: Nên hạn chế sử dụng thực phẩm nào?
- A. Các loại gia cầm như: gà, vịt, ngan,...
- B. Các loại dầu có nguồn gốc từ thực vật: dầu mè, dầu dừa, dầu lạc,...
C. Thực phẩm chế biến sẵn như: mì tôm, đồ đóng hộp,...
- D. Các sản phẩm sữa như: sữa chua, phô mai,...
Câu 17: Công thức tính chi phí từng loại thực phẩm cần mua là
- A. Chi phí = Số lượng thực phẩm cần mua × Khối lượng thực phẩm cần mua.
- B. Chi phí = Số lượng thực phẩm cần mua × Đơn giá.
C. Chi phí = Khối lượng thực phẩm cần mua × Đơn giá.
- D. Chi phí = Số lượng thực phẩm cần mua + Khối lượng thực phẩm cần mua.
Câu 18: Tác động nào sau đây không nằm trong nhóm yếu tố hóa học?
- A. Khí độc, chất độc sinh ra trong quá trình nấu.
- B. Thuốc diệt chuột, côn trùng.
C. Tia UV từ mặt trời.
- D. Chất tẩy rửa.
Câu 19: Bếp quá nhỏ hẹp, không thông khí, không có hút mùi có mức độ nguy hiểm như thế nào?
- A. Nguy cơ mắc ung thư khi hít phải nhiều hơi dầu, mỡ đun nóng ở nhiệt độ cao trong thời gian dài.
B. Thiếu trao đổi khí; không khí chứa chất độc có thể xâm nhập qua mắt làm cản trở tầm nhìn, qua hệ hô hấp gây tổn thương phổi và các cơ quan khác.
- C. Gây tai nạn cho người trong phạm vi nổ do tốc độ phản ứng nhanh tạo ra lượng sản phẩm cháy lớn, nhiệt độ cao và áp lực lớn.
- D. Tổn thương cơ thể như bỏng, cháy xém, co cơ, co giật, liệt cơ, tê liệt hô hấp, tim mạch khi tiếp xúc với không khí ô nhiễm lâu dài.
Câu 20: Bếp quá nhỏ hẹp, không thông khí, không có hút mùi có mức độ nguy hiểm như thế nào?
- A. Nguy cơ mắc ung thư khi hít phải nhiều hơi dầu, mỡ đun nóng ở nhiệt độ cao trong thời gian dài.
B. Thiếu trao đổi khí; không khí chứa chất độc có thể xâm nhập qua mắt làm cản trở tầm nhìn, qua hệ hô hấp gây tổn thương phổi và các cơ quan khác.
- C. Gây tai nạn cho người trong phạm vi nổ do tốc độ phản ứng nhanh tạo ra lượng sản phẩm cháy lớn, nhiệt độ cao và áp lực lớn.
- D. Tổn thương cơ thể như bỏng, cháy xém, co cơ, co giật, liệt cơ, tê liệt hô hấp, tim mạch khi tiếp xúc với không khí ô nhiễm lâu dài.
Câu 21: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về biện pháp bảo quản lạnh thực phẩm?
- A. Mỗi loại thực phẩm có nhiệt độ bảo quản lạnh thích hợp riêng, các loại rau, củ, quả tươi nên bảo quản ở ngăn chuyên dụng có nhiêt độ khoảng 8 - 15°C.
B. Các loại thực phẩm giàu protein như thịt, cá, trứng, sữa nên đặt ở ngăn có nhiệt độ 0 - 5°C.
- C. Thực phẩm sử dụng càng sớm thì sự hao hụt chất dinh dưỡng càng ít, các thực phẩm tươi giàu protein nên sử dụng trong ngày.
- D. Bảo quản lạnh là biện pháp làm chậm lại quá trình sinh lí, sinh hóa và trao đổi chất của thực phẩm, của vi sinh vật có trong thực phẩm bằng nhiệt độ thấp.
Câu 22: Hình ảnh dưới đây minh họa món ăn nào?
A. Món lương thực chính.
- B. Món mặn.
- C. Món xào.
- D. Món canh.
Câu 23: Phương pháp làm chín thực phẩm bằng sức nóng trực tiếp của lửa trên vỉ hoặc nhờ vào dòng khí nóng trong lò nướng (nướng đốt lò) là:
A. Nướng.
- B. Quay.
- C. Rán.
- D. Rang.
Câu 24: Bạn A đang chọn mua một lon sữa đặc đang được giảm giá. Tuy nhiên, bạn A thấy trên lon có dấu hiệu bị méo và một số vết gỉ. Bạn A nên làm gì trong tình huống này? Chọn câu trả lời đúng nhất.
- A. Mua sản phẩm vì hạn sử dụng chưa hết và chỉ cần lau sạch vỏ lon trước khi sử dụng.
- B. Bỏ qua sản phẩm, đặt về vị trí cũ và chọn một lon khác với vỏ lon không bị méo, không có dấu hiệu bị gỉ.
- C. Mua sản phẩm và chú ý kĩ hạn sử dụng trên lon để đảm bảo sử dụng sản phẩm trước khi hết hạn sử dụng.
D. Phản ánh với nhân viên cửa hàng về trạng thái sản phẩm và lựa chọn một sản phẩm khác vẫn còn hạn sử dụng, không có dấu hiệu bị méo, gỉ.
Câu 25: Khi sử dụng lò nướng để nướng đồ ăn, bạn A nhìn thấy có một mảnh thức ăn rơi vào dưới than nhiệt. Theo em, bạn A nên làm gì trong trường hợp này?
- A. Mặc kệ thức ăn rơi ở đó và tiếp tục nướng đồ ăn.
B. Tắt lò nướng và sử dụng dụng cụ an toàn để loại bỏ các mảnh thức ăn rơi đó.
- C. Đợi đến khi lò nướng nguội rồi mới loại bỏ các mảnh thức ăn bị rơi.
- D. Sử dụng tay để lấy thức ăn ra mà không cần dụng cụ hỗ trợ.
Nội dung quan tâm khác
Giải bài tập những môn khác
Môn học lớp 9 KNTT
5 phút giải toán 9 KNTT
5 phút soạn bài văn 9 KNTT
Văn mẫu 9 kết nối tri thức
5 phút giải KHTN 9 KNTT
5 phút giải lịch sử 9 KNTT
5 phút giải địa lí 9 KNTT
5 phút giải hướng nghiệp 9 KNTT
5 phút giải lắp mạng điện 9 KNTT
5 phút giải trồng trọt 9 KNTT
5 phút giải CN thực phẩm 9 KNTT
5 phút giải tin học 9 KNTT
5 phút giải GDCD 9 KNTT
5 phút giải HĐTN 9 KNTT
Môn học lớp 9 CTST
5 phút giải toán 9 CTST
5 phút soạn bài văn 9 CTST
Văn mẫu 9 chân trời sáng tạo
5 phút giải KHTN 9 CTST
5 phút giải lịch sử 9 CTST
5 phút giải địa lí 9 CTST
5 phút giải hướng nghiệp 9 CTST
5 phút giải lắp mạng điện 9 CTST
5 phút giải cắt may 9 CTST
5 phút giải nông nghiệp 9 CTST
5 phút giải tin học 9 CTST
5 phút giải GDCD 9 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 1 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 2 CTST
Môn học lớp 9 cánh diều
5 phút giải toán 9 CD
5 phút soạn bài văn 9 CD
Văn mẫu 9 cánh diều
5 phút giải KHTN 9 CD
5 phút giải lịch sử 9 CD
5 phút giải địa lí 9 CD
5 phút giải hướng nghiệp 9 CD
5 phút giải lắp mạng điện 9 CD
5 phút giải trồng trọt 9 CD
5 phút giải CN thực phẩm 9 CD
5 phút giải tin học 9 CD
5 phút giải GDCD 9 CD
5 phút giải HĐTN 9 CD
Trắc nghiệm 9 Kết nối tri thức
Trắc nghiệm 9 Chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm 9 Cánh diều
Tài liệu lớp 9
Văn mẫu lớp 9
Đề thi lên 10 Toán
Đề thi môn Hóa 9
Đề thi môn Địa lớp 9
Đề thi môn vật lí 9
Tập bản đồ địa lí 9
Ôn toán 9 lên 10
Ôn Ngữ văn 9 lên 10
Ôn Tiếng Anh 9 lên 10
Đề thi lên 10 chuyên Toán
Chuyên đề ôn tập Hóa 9
Chuyên đề ôn tập Sử lớp 9
Chuyên đề toán 9
Chuyên đề Địa Lý 9
Phát triển năng lực toán 9 tập 1
Bài tập phát triển năng lực toán 9
Bình luận