Trắc nghiệm ôn tập Công nghệ 9 chế biến thực phẩm cánh diều học kì 2 (Phần 3)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Công nghệ 9 chế biến thực phẩm cánh diều ôn tập học kì 2 (Phần 3) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Chế biến thực phẩm bằng phương pháp hấp có lợi thế gì so với các phương pháp khác?
A. Giữ được nhiều vitamin và khoáng chất trong thực phẩm.
- B. Món ăn sẽ có màu sắc đẹp và hấp dẫn.
- C. Thực phẩm sẽ có hương vị mạnh mẽ hơn.
- D. Thực phẩm sẽ bị khô và mất chất.
Câu 2: Khi chế biến thực phẩm có sử dụng nhiệt, việc nấu chín thực phẩm quá lâu có thể dẫn đến:
A. Mất vitamin và chất dinh dưỡng.
- B. Thực phẩm sẽ trở nên ngon hơn.
- C. Thực phẩm sẽ trở nên giòn hơn.
- D. Không ảnh hưởng đến chất dinh dưỡng.
Câu 3: Khi bảo quản thực phẩm chế biến sẵn trong tủ lạnh, cần chú ý điều gì?
- A. Để thực phẩm nóng trong tủ lạnh để làm nguội.
- B. Để thực phẩm chế biến sẵn chung với thực phẩm sống.
C. Đảm bảo thực phẩm đã nấu chín được đậy kín và bảo quản riêng biệt.
- D. Để thực phẩm trong tủ lạnh mà không đậy nắp.
Câu 4: Để phòng ngừa mối nguy sinh học cần
- A. hạn chế ăn thực phẩm chiên, rang, nướng ở nhiệt độ cao trong thời gian dài.
- B. sàng, nhặt, rửa sạch nguyên liệu trước khi chế biến.
C. sử dụng thớt, dao,... riêng cho thực vật, động vật, thực phẩm sống, chín.
- D. không ăn khoai tây mọc mầm hoặc có các đốm xanh.
Câu 5: Món canh rau cải đạt yêu cầu kĩ thuật khi
(1) Thịt lợn ngả hồng, không thâm.
(2) Nước trong, không vẩn đục.
(3) Thịt lợn và rau cải chín mềm, không nhừ, không dai.
(4) Lá rau cải có màu xanh, không ngả vàng.
(5) Lá rau cải ngả vàng, chín mềm, nhừ.
Số đáp án đúng là
- A. 2.
B. 3.
- C. 4.
- D. 5.
Câu 6: Những món nào sau đây được chế biến bằng phương pháp trộn?
A. Dưa chuột trộn dầu giấm, nộm su hào.
- B. Kim chi, nộm ngó sen, xà lách trộn dầu giấm.
- C. Nộm su hào, dưa muối, củ cải muối chua.
- D. Dưa góp, kim chi, dưa muối, nộm ngó sen.
Câu 7: Để trở thành một đầu bếp em có thể theo học tại
A. Trường Cao đẳng Du lịch và Khách sạn.
- B. Trường Đại học Y Hà Nội.
- C. Đại học Bách Khoa Hà Nội.
- D. Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Câu 8: Vì sao phải rửa tay trước và sau khi chế biến thực phẩm, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, ho, hắt hơi,...?
A. Để phòng tránh vi khuẩn và virus lây lan từ tay vào thức ăn hoặc môi trường.
- B. Để làm sạch bàn tay và làm cho chúng mềm mại hơn.
- C. Để giữ ẩm cho da tay và tránh bị nứt nẻ.
- D. Để tạo mùi thơm tự nhiên cho thực phẩm.
Câu 9: Làm thế nào để nước canh cải được trong, không vẩn đục?
A. Cần phải hớt bọt thường xuyên.
- B. Sử dụng nước tinh khiết để nấu canh.
- C. Thêm dầu ăn vào nước canh.
- D. Đun sôi canh liên tục ở nhiệt độ cao.
Câu 10: Khi chế miếng món trộn, trạng thái nào đạt yêu cầu kĩ thuật?
A. Miếng cắt từ cùng loại nguyên liệu đều nhau, không bị nát.
- B. Miếng cắt từ các loại nguyên liệu đều nhau, không bị nát.
- C. Miếng cắt từ cùng loại nguyên liệu đều là hình vuông.
- D. Miếng cắt từ các loại nguyên liệu đều là hình vuông.
Câu 11: Bạn A có khả năng sáng tạo trong chế biến món ăn, có mắt thẩm mỹ tốt và nhạy cảm với mùi, vị trong món ăn. Không những thế, bạn A còn rất chăm chỉ, sạch sẽ, cẩn thận và chịu khó; có khả năng truyền đạt, hướng dẫn, biểu diễn, thể hiện trước đám đông. Khi có thời gian rảnh, bạn A thường thích chế biến và sáng tạo món ăn, chia sẻ và tư vấn cho người khác về dinh dưỡng. Đồng thời, A cũng rất quan tâm đến mối quan hệ giữa thực phẩm và sức khỏe khi lựa chọn mua, bảo quản và chế biến thực phẩm. Với những khả năng và sở thích trên, bạn A có thể làm công việc gì trong những ngành nghề liên quan đến chế biến thực phẩm?
(1) Kĩ sư công nghệ chế biến.
(2) Nhà chuyên môn về dinh dưỡng.
(3) Nhà chuyên môn về giảng dạy.
(4) Nhân viên về nghệ thuật, văn hóa và ẩm thực.
(5) Đầu bếp.
(6) Bồi bàn.
(7) Nhân viên pha chế.
A. (2), (3), (5), (7).
- B. (1), (2), (4), (6).
- C. (1), (3), (4), (7).
- D. (3), (4), (5), (6).
Câu 12: Đâu là kí sinh trùng gây mối nguy an toàn thực phẩm?
- A. Giun móc, giun trâu.
B. giun đũa, giun móc.
- C. Giun đỏ, giun xoắn.
- D. giun đất, giun kim.
Câu 13: Phương pháp chế biến thực phẩm bằng hơi nước nóng cần đạt yêu cầu kĩ thuật về trạng thái như thế nào?
- A. Thực phẩm chín nhừ, bóng mướt, săn chắc, nước ít và sánh.
B. Thực phẩm chín mềm, khô ráo vừa phải, không quá nát hay quá cứng.
- C. Thực phẩm còn nguyên vẹn hình dáng, chín mềm, khô ráo, săn chắc.
- D. Thực phẩm chín, ngoài giòn, trong mềm, khô ráo vừa phải, nước ít, sánh.
Câu 14: Những món nào sau đây được chế biến bằng phương pháp lên men lactic?
- A. Dưa muối, nộm ngó sen.
- B. Nộm bắp cải, bắp cải muối chua.
C. Kim chi, sữa chua.
- D. Xà lách trộn dầu giấm, kim chi.
Câu 15: Công việc nào đánh giá chi tiết chất lượng nguyên liệu, đồ ăn, thức uống, cách trình bày món ăn, đầu bếp, dịch vụ, thái độ của cơ sở kinh doanh ẩm thực,... từ đó đưa ra đề xuất cho độc giả. Cập nhật xu hướng ẩm thực mới trong nước và quốc tế?
- A. Hướng dẫn viên ẩm thực.
- B. Nhà đánh giá ẩm thực.
C. Nhà phê bình ẩm thực.
- D. Vlogger, Youtuber ẩm thực.
Câu 16: Bạn G đã thấy một số mầm mọc trên khoai tây khi lấy chúng ra khỏi tủ lạnh để chuẩn bị chế biến. Trong tình huống này, bạn G nên làm gì để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm?
- A. Gỡ bỏ các mầm mọc và tiếp tục sử dụng khoai tây.
- B. Rửa sạch khoai tây với nước ấm để loại bỏ mầm mọc.
C. Nấu khoai tây ở nhiệt độ cao để tiêu diệt vi khuẩn từ các mầm mọc.
- D. Vứt bỏ khoai tây mọc mầm và sử dụng khoai tây khác không có mầm.
Câu 17: Việc khứa (khía) nhẹ trên bề mặt cá khi sơ chế trước khi ướp nhằm mục đích gì?
- A. Làm cho cá chín đều hơn.
- B. Làm cho cá giữ được hình dạng khi chế biến.
C. Tăng sự thấm gia vị vào thịt cá.
- D. Ngăn cho vi khuẩn phát triển trên bề mặt cá.
Câu 18: Quy trình thực hiện của phương pháp chế biến thực phẩm không sử dụng nhiệt đó là
- A. Trình bày → Chế biến → Sơ chế.
- B. Chế biến → Trình bày → Sơ chế.
C. Sơ chế → Chế biến → Trình bày.
- D. Chế biến → Sơ chế → Trình bày
Câu 19: Đường thường được bổ sung khi muối dưa vào thời tiết như thế nào?
- A. Nóng.
- B. Mưa nhiều.
C. Lạnh.
- D. Nồm.
Câu 20: Để phòng ngừa mối nguy vật lí cần
- A. mua thực phẩm có bao bì, địa chỉ rõ ràng.
B. sử dụng nước sạch để chế biến thực phẩm.
- C. mặc quần áo gọn gàng, sạch sẽ và giữ gọn tóc khi nấu ăn.
- D. bảo quản riêng các thực phẩm thực vật, động vật, thực phẩm sống, chín.
Câu 21: Khi chế biến món cá kho cần cho
- A. 100 - 150 ml nước nóng.
- B. 100 - 150 ml nước lạnh.
C. 200 - 250 ml nước nóng.
- D. 200 - 250 ml nước lạnh.
Câu 22: Khi chế biến thực phẩm bằng phương pháp lên men lactic, mùi vị cần phải đạt yêu cầu như thế nào?
- A. Mùi đặc trưng của hương liệu; vị ngọt thanh.
B. Mùi thơm, hương chua dịu; vị chua dịu, hài hòa.
- C. Mùi chua, hơi hắc nhẹ; vị mặn.
- D. Mùi hắc nhẹ; vị chua và cay nồng.
Câu 23: Những biện pháp nào sau đây giúp phòng ngừa mối nguy sinh học?
(1) Thường xuyên kiểm tra và giữ bề mặt vật dụng sạch sẽ.
(2) Để nguyên liệu củ, quả, hạt và vật chứa nông sản ở những nơi sạch, khô, ráo, thoáng mát.
(3) Sử dụng chất tẩy rửa có nguồn gốc tự nhiên.
(4) Bảo quản thực phẩm lạnh dưới 5℃ và các thực phẩm đông lạnh dưới –18℃.
(5) Giữ vệ sinh nhà bếp để tránh chuột và các loại côn trùng,...
(6) Có thùng rác chuyên biệt, có nắp đậy. Đổ rác thường xuyên.
- A. (2), (3), (5).
B. (1), (4), (6).
- C. (3), (4), (5).
- D. (4), (5), (6).
Câu 24: Để kiểm tra trạng thái của thịt luộc có thể
- A. dùng tay để chạm vào bề mặt thịt.
- B. dùng đũa nhấn nhẹ vào bề mặt thịt.
- C. ngửi mùi thơm của thịt.
D. dùng đũa xiên qua miếng thịt.
Câu 25: Đề phòng ngừa mối nguy hóa học cần
A. không ăn cóc, cá nóc, bạch tuộc vòng xanh,...
- B. giữ vệ sinh nhà bếp để tránh chuột, các loại côn trùng,...
- C. thường xuyên kiểm tra và giữ bề mặt vật dụng sạch sẽ.
- D. sử dụng băng không thấm nước để che vết thương hoặc vết bỏng.
Nội dung quan tâm khác
Giải bài tập những môn khác
Môn học lớp 9 KNTT
5 phút giải toán 9 KNTT
5 phút soạn bài văn 9 KNTT
Văn mẫu 9 kết nối tri thức
5 phút giải KHTN 9 KNTT
5 phút giải lịch sử 9 KNTT
5 phút giải địa lí 9 KNTT
5 phút giải hướng nghiệp 9 KNTT
5 phút giải lắp mạng điện 9 KNTT
5 phút giải trồng trọt 9 KNTT
5 phút giải CN thực phẩm 9 KNTT
5 phút giải tin học 9 KNTT
5 phút giải GDCD 9 KNTT
5 phút giải HĐTN 9 KNTT
Môn học lớp 9 CTST
5 phút giải toán 9 CTST
5 phút soạn bài văn 9 CTST
Văn mẫu 9 chân trời sáng tạo
5 phút giải KHTN 9 CTST
5 phút giải lịch sử 9 CTST
5 phút giải địa lí 9 CTST
5 phút giải hướng nghiệp 9 CTST
5 phút giải lắp mạng điện 9 CTST
5 phút giải cắt may 9 CTST
5 phút giải nông nghiệp 9 CTST
5 phút giải tin học 9 CTST
5 phút giải GDCD 9 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 1 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 2 CTST
Môn học lớp 9 cánh diều
5 phút giải toán 9 CD
5 phút soạn bài văn 9 CD
Văn mẫu 9 cánh diều
5 phút giải KHTN 9 CD
5 phút giải lịch sử 9 CD
5 phút giải địa lí 9 CD
5 phút giải hướng nghiệp 9 CD
5 phút giải lắp mạng điện 9 CD
5 phút giải trồng trọt 9 CD
5 phút giải CN thực phẩm 9 CD
5 phút giải tin học 9 CD
5 phút giải GDCD 9 CD
5 phút giải HĐTN 9 CD
Trắc nghiệm 9 Kết nối tri thức
Trắc nghiệm 9 Chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm 9 Cánh diều
Tài liệu lớp 9
Văn mẫu lớp 9
Đề thi lên 10 Toán
Đề thi môn Hóa 9
Đề thi môn Địa lớp 9
Đề thi môn vật lí 9
Tập bản đồ địa lí 9
Ôn toán 9 lên 10
Ôn Ngữ văn 9 lên 10
Ôn Tiếng Anh 9 lên 10
Đề thi lên 10 chuyên Toán
Chuyên đề ôn tập Hóa 9
Chuyên đề ôn tập Sử lớp 9
Chuyên đề toán 9
Chuyên đề Địa Lý 9
Phát triển năng lực toán 9 tập 1
Bài tập phát triển năng lực toán 9
Bình luận