Soạn giáo án lịch sử và địa lí 7 cánh diều Chủ đề chung 2
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Lịch sử và địa lí 7 Chủ đề chung 2 sách cánh diều . Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
CHỦ ĐỀ CHUNG 2. ĐÔ THỊ: LỊCH SỬ VÀ HIỆN TẠI
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Phân tích được các điều kiện địa lí và lịch sử góp phần hình thành và phát triển một đô thị cổ đại và trung đại. (qua một số trường hợp cụ thể)
- Trình bày được mối quan hệ giữa đô thị với các nền văn minh cổ đại; vai trò của giới thương nhân với sự phát triển đô thị châu Âu trung đại.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
● Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
● Giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm để tìm hiểu về đô thị thời cổ đại và trung đại.
● Giải quyết vấn đề và sáng tạo: trình bày vai trò của giới thương nhân với sự phát triển đô thị châu Âu trung đại
- Năng lực riêng:
● Phát triển năng lực tìm hiểu lịch sử: Phân tích được các điều kiện địa lí và lịch sử góp phần hình thành và phát triển một đô thị cổ đại và trung đại.
● Phát triển năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Trình bày được mối quan hệ giữa đô thị với các nền văn minh cổ đại.
3. Phẩm chất
- Giáo dục phẩm chất nhân ái, biết ơn đối với các thế hệ đi trước đã tạo nên các thành tựu và giá trị văn minh của nhân loại.
- Bồi dưỡng trách nhiệm trong việc bảo tồn và phát huy các di tích, công trình lịch sử của các đô thị cổ đại và trung đại.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 7.
- Lược đồ các đô thị tiêu biểu của Hy Lạp hoặc các lược đồ liên quan đến nội dung bài học: lược đồ các đô thị châu Âu thời trung đại; … tranh ảnh, tư liệu, video liên quan đến nội dung trong bài học.
- Máy tính, máy chiếu, phiếu học tập, giấy A0, phim tư liệu (nếu có).
2. Đối với học sinh
- SGK, SBT Lịch sử và Địa lí 7.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu GV yêu cầucầu).
- Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thé cho HS, giúp HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới.
b. Nội dung: GV sử dụng kĩ thuật KWLH đề dẫn dắt vào bài học mới.
c. Sản phẩm học tập:
- HS dựa vào kiến thức đã học, kết hợp với hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi.
- Sự tò mò, hứng thú của HS với nội dung bài học.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV giới thiệu thông tin phần mở đầu trong SGK cho HS: A-ten (Hy Lạp) là đô thị có lịch sử lâu đời nhất ở châu Âu, đồng thời là một trong những đô thị tiêu biểu thời cổ đại. Đây là nơi ra đời của văn minh phương Tây với nhiều di tích lịch sử còn tồn tại đến ngày nay. Đô thị này được coi là “vùng đất của thần linh”, nơi nữ thần A-ten đã đánh bại thần Pô-xây-dông để giành quyền bảo hộ A-ten.
Hình 2.1. Di tích đồi A-cô-pô-Ii tại A-ten (Hy Lạp)
- GV sử dụng kĩ thuật KWLH: yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
(K) | (W) | (L) | (H) |
Em biết gì về các đô thị thời kì cổ - trung đại? | Em muốn biết gì về các đô thị thời cổ - trung đại? Em có muốn biết thêm gì về một điều em ghi ở cột K không? | Em đã học được những gì trong bài học? (Những điều em thích trong bài học về đô thị là gì?) | Em muốn biết thêm những gì trong bài về lịch sử đô thị? Em sẽ làm cách nào để tìm hiểu thêm về sự hình thành và phát triển của các đô thị khác? |
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc thông tin, suy nghĩ và trình bày ý kiến cá nhân.
- GV khuyến khích HS thoải mái đưa ra quan điểm.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện một số HS phát biểu ý kiến.
- HS khác nhận xét, có thể nêu ý kiến khác.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Ở bài học hôm nay - Chủ đề chung 2. Đô thị: Lịch sử và hiện tại, các em sẽ tìm hiểu về lịch sử đô thị thời kì cổ trung đại: những điều kiện địa lí — lịch sử nào đã góp phần vào sự hình thành, phát triển của các đô thị? Giữa đô thị và các nền văn minh cổ đại có mối quan hệ ra sao? Giới thương nhân có vai trò gì trong sự phát triển của đô thị châu Âu trung đại?
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu về điều kiện hình thành và phát triển của đô thị cổ đại A-ten
a. Mục tiêu: Phân tích được điều kiện hình thành và phát triển của đô thị A-ten
b. Nội dung:
- GV yêu cầu HS làm việc nhóm kết hợp với kĩ thuật 3-2-1 và phiếu đánh giá để giải quyết nhiệm vụ học tập:
+ Nhiệm vụ 1: Phân tích điều kiện tự nhiên góp phần hình thành và phát triển đô thị cổ đại A-ten
+ Nhiệm vụ 2: Phân tích điều kiện kinh tế - xã hội góp phần hình thành và phát triển đô thị cổ đại A-ten.
+ Nhiệm vụ 3: Phân tích điều kiện lịch sử góp phần hình thành và phát triển đô thị cổ đại A-ten.
+ Nhiệm vụ 4: Mô tả những nét chính về cấu trúc đô thị A-ten
- HS làm việc nhóm, phân tích các tư liệu, sau đó thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ GV yêu cầu.
c. Sản phẩm học tập:
- HS nêu và phân tích được điều kiện hình thành và phát triển của đô thị A-ten trên các phương diện: tự nhiên, kinh tế - xã hội, lịch sử và cấu trúc đô thị.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành các nhóm, kết hợp với kĩ thuật 3-2-1 và phiếu đánh giá để giải quyết nhiệm vụ cho các nhóm: · Nhiệm vụ 1: Phân tích điều kiện tự nhiên góp phần hình thành và phát triển đô thị cổ đại A-ten GV gợi ý cho HS khai thác lược đồ 2 để thấy được điều kiện tự nhiên góp phần hình thành và phát triển đô thị A-ten như: + Lãnh thổ Hy Lạp gồm những khu vực nào? + Dô thị A-ten nằm ở đâu? + Vị trí của A-ten có thuận lợi như thế nào? ● Nhiệm vụ 2: Phân tích điều kiện kinh tế - xã hội góp phần hình thành và phát triển đô thị cổ đại A-ten. GV gợi ý cho HS đọc thông tin, mục Em có biết? và quan sát hình 2.5, đọc tư liệu trong khung: + Phân tích điều kiện kinh tế của đô thị cổ đại A-ten. + Cho biết chi tiết quan trọng trong hình vẽ phản ánh đời sống kinh tế của thành Rô-ma cổ đại. · Nhiệm vụ 3: Phân tích điều kiện lịch sử góp phần hình thành và phát triển đô thị cổ đại A-ten. GV gợi ý cho HS đọc và khai thác thông tin, tư liệu trong SGK để phân tích các điều kiện lịch sử. · Nhiệm vụ 4: Mô tả những nét chính về cấu trúc đô thị A-ten GV gợi ý cho HS đọc thông tin và khai thác sơ đồ 2.2 để mô tả được những nét chính về cấu trúc thành bang A-ten cổ đại. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khai thác thông tin trong mục 1, quan sát hình ảnh (SGK tr.), thảo luận để thực hiện các yêu cầu và trả lời câu hỏi của GV. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS khi cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. - Các thành viên khác trong nhóm bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, chuẩn kiến thức sau phần trình bày của mỗi nhóm. - GV giải thích rõ hơn: + Điều kiện tự nhiên tác động đến việc hình thành cấu trúc đô thị A-ten (do đồi núi xen kẽ với đồng bằng nên hình thành khu đồi thiêng tách biệt với khu dân cư). + Việc phân chia không gian sinh hoạt văn hóa của cư dân. - GV mở rộng cho HS một số thông tin về đô thị A-ten: Đô thị A-ten được cấu trúc thành hai phần: phần tư nhân và công cộng, trong đó phần công cộng được đầu tư lớn, xây dựng các loại hình công trình đa dạng. Không gian công cộng là phần cốt lõi của đô thị, quyết định tới cấu trúc, công năng của đô thị đó, đồng thời để đảm bảo vai trò tự do, dân chủ của các công dân, Phần không gian công cộng của A-ten được phân chia thành hai phần: đền đài và quảng trường. Đền đài là trung tâm văn hóa, tâm linh của công dân; còn quảng trường là nơi đa số hoạt động chính trị, văn hóa, kinh tế, xã hội của đô thị được tổ chức. Xung quanh quảng trường là các công trình viện bảo tàng, nhà hát lớn, tòa thị chính, thư viện thành phố, sân vận động, tòa án,… phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của công dân. | 1. Điều kiện hình thành và phát triển đô thị cổ đại và trung đại a. Đô thị cổ đại A-ten * Điều kiện tự nhiên: - Hình thành trên vùng đồng bằng nhỏ và hẹp thuộc bán đảo Át-ti-ca, ven biển Ê-giê, được bao quanh bởi đồi núi. - Đất đai, khí hậu không thuận lợi cho sản xuất lương thực, nhưng phù hợp với các loại cây như nho, ô-liu,… - Nhiều tài nguyên: đá quý, quặng sắt,… - Nhiều vùng vịnh nhỏ và kín gió, thuận lợi phát triển thủ công nghiệp và thương nghiệp (nhất là hàng hải). - TK VIII TCN, trên cơ sở quần cư của thợ thủ công giỏi, thương nhân và những thủy thủ ham thích phiêu lưu => Đô thị A-ten ra đời.
* Điều kiện kinh tế-xã hội: - TK V TCN, A-ten bước vào thời kì đỉnh cao về kinh tế, là trung tâm thương mại của Hy Lạp. => Chính quyền A-ten được coi là đỉnh cao của nền dân chủ cổ đại. - Ví dụ: Đồng hồ nước (TK V TCN),..
* Điều kiện lịch sử: - Từ TK VII TCN đến TK VI TCN, hàng chục đô thị của người Hy Lạp ra đời, thường được gọi là quốc gia - thành thị hoặc thành bang, trong đó tiêu biểu nhất là A-ten
* Cấu trúc đô thị A-ten: - Gồm hai phân khu chính: + Khu dân cư; quảng trường là trung tâm sinh hoạt kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội của cư dân A-ten. + Khu đồi thiêng A-en-pô-li, nhiều ngôi đền hùng vĩ được xây dựng, trong đó quan trọng nhất là đền Peo-tê-rông thờ thần A-bê-na. |
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Lịch sử và địa lí 7 cánh diều
Tải giáo án:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác