Soạn giáo án lịch sử và địa lí 7 cánh diều Bài 17: Đặc Điểm Tự Nhiên Trung Và Nam Mỹ
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Lịch sử và địa lí 7 Bài 17: Đặc Điểm Tự Nhiên Trung Và Nam Mỹ sách cánh diều . Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
BÀI 17: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN TRUNG VÀ NAM MỸ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Trình bày được sự phân hóa tự nhien theo chiều đông – tây, theo chiều bắc – nam và theo chiều cao (trên dãy An-đet).
- Trình bày được đặc điểm của rừng nhiệt đới A-ma-dôn.
2. Năng lực
Năng lực riêng
- Năng lực nhận thức khoa học địa lí thông qua việc trình bày sự phân hoá tự nhiên theo chiều đông – tây, theo chiều bắc – nam và theo chiều cao (trên dãy An-đét); trình bày đặc điểm của rừng nhiệt đới A-ma-dôn.
- Năng lực tìm hiểu địa lí thông qua việc sử dụng các công cụ địa lí học như: bản đồ, sơ đồ, hình ảnh,...
Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học thông qua việc tích cực, chủ động học tập, tự tìm hiểu, ghi chép những thông tin cần thiết.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác thông qua việc lắng nghe và phản hồi tích cực; hợp tác khi làm việc nhóm.
3. Phẩm chất
Chăm chỉ học tập và có trách nhiệm trong việc bảo vệ rừng.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 7.
- Bản đồ khí hậu Trung và Nam Mỹ.
- Sơ đồ sự phân hoá thảm thực vật ở sườn đông và sườn tây dãy An-đét qua lãnh thổ Pê-ru.
- ranh ảnh, video clip về tự nhiên Trung và Nam Mỹ; rừng A-ma-dôn (nếu có).
- Phiếu học tập (nếu có).
2. Đối với học sinh
- SGK, SBT Lịch sử và Địa lí 7.
- Đồ dùng học tập, tư liệu liên quan đến bài học theo yêu cầu của GV (nếu có).
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, tạo tình huống học tập, định hướng nội dung bài học.
b. Nội dung:
GV cho HS quan sát một số video clip, tranh ảnh về tự nhiên ở Trung và Nam Mỹ để HS nhận biết.
c. Sản phẩm học tập: HS nhận biết về tự nhiên ở Trung và Nam Mỹ.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho HS quan sát một số video clip về rừng A-ma-dôn. Yêu cầu HS nêu lên cảm nhận của mình về các video clip đó.
https://www.youtube.com/watch?v=L3SccvT_Nl4
https://www.youtube.com/watch?v=ZrJQwaIjaK4
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát video clip và nêu cảm nhận.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Đại diện các HS trình bày trước lớp.
- Các hs khác lắng nghe, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và dẫn dắt vào nội dung bài mới: Khu vực Nam và Trung Mỹ có diện tích rộng lớn, trải dài trên nhiều vĩ độ tự nhiên và có sự phân hóa rõ rệt. Vậy sự phân hóa tự nhiên được thể hiện như thế nào? Rừng A-ma-dôn có gì đặc biệt? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay - Bài 17: Đặc điểm tự nhiên Trung và Nam Mỹ.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự phân hoá tự nhiên
a. Mục tiêu: Trình bày được sự phân hoá tự nhiên theo chiều đông – tây, theo chiều bắc – nam và theo chiều cao.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS làm việc theo cặp, đọc thông tin và quan sát hình 13.2, 17.1, 17.2 để trả lời các câu hỏi
c. Sản phẩm học tập: Sự phân hoá tự nhiên theo chiều đông – tây, theo chiều bắc – nam và theo chiều cao.
d. Tổ chức hoạt động :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
- GV tổ chức cho HS làm việc theo cặp, lần lượt cùng cả lớp tìm hiểu về từng nội dung trong bài: + Về sự phân hoá theo chiều đông – tây: HS đọc thông tin kết hợp quan sát hình 13,1 để trình bày sự phân hoá của tự nhiên Trung và Nam Mỹ theo chiều đông – tây. + Về sự phân hoá theo chiều bắc – nam: HS đọc thông tin kết hợp quan sát hình 17.1 để trình bày sự phân hoá tự nhiên của Trung và Nam Mỹ theo chiều bắc – nam. + Về sự phân hoá theo chiều cao: HS đọc thông tin kết hợp quan sát hình 17.2 để trình bày về sự thay đổi của thảm thực vật từ chân núi lên đến đỉnh núi ở sườn tây và sườn đông dãy An-đét. - GV gợi ý cho HS lập bảng để dễ nhận xét. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập HS đọc thông tin, phân tích bảng số liệu và nhận xét. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 2-3 HS đưa ra sự phân tích về sự phân hoá tự nhiên của Trung và Nam Mỹ. - Các HS còn lại nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét - GV mở rộng giải thích nguyên nhân của sự phân hoá cho HS hiểu rõ: - Sự phân hoá theo chiều đông – tây: + Ở Mê-hi-cô, eo đất Trung Mỹ và các đảo do phía đông có mưa nhiều, rừng rậm nhiệt đới phát triển; phía tây mưa ít, có rừng thưa và xa van. + Ở lục địa Nam Mỹ, tự nhiên phân hoá theo các khu vực địa hình. - Sự phân hoá theo chiều bắc – nam do lãnh thổ trải dài trên cả đới nóng và đới ôn hoà. - Sự phân hoá theo độ cao của miền núi An-đét là do sự thay đổi của nhiệt độ và lượng mưa; nhưng ở cùng độ cao, thực vật lại có sự khác biệt là do ở sườn đông mưa nhiều hơn sườn tây. Sườn động chịu ảnh hưởng của Tín phong từ biển thổi vào, sườn tây chịu ảnh hưởng của dòng biển lạnh nên khi khối khí từ biển di chuyển vào bị mất hơi nước, biến tính và trở nên khô. | 1. Sự phân hoá tự nhiên a. Phân hóa theo chiều đông – tây: - Trung Mỹ + Phía đông: Mê-hi-cô, eo đất Trung Mỹ và các quần đảo có lượng mựa nhiều nên rừng rậm nhiệt đới phát triển. + Phía tây: mưa ít nên phát triển xa-van. - Nam Mỹ + Phía đông: các sơn nguyên, đồi núi thấp xen các thung lũng. Do ảnh hửng của dòng biển nóng, lượng mưa nhiều nên rừng rậm phát triển ở rìa phía đông. + Ở giữa là các đồng bằng như: La-nôt, A-ma-dôn, La Pla-ta và Pam-pa. Khu vực này trải rộng trên nhiều đới khí hậu nên có thiên nhiên phong phú và đa dạng. + Phía tây: miền núi trẻ An-đet cao và đồ sộ nhất châu Mỹ - Thiên nhiên ở đây thay đổi rõ rệt giữa sườn đông và sườn tây. b. Phân hoá theo chiều bắc – nam - Thiên nhiên Trung và Nam Mỹ khá phong phú và đa dạng do lãnh thổ trải dài trên cả đới nóng và đới ôn hoà: + Đới nóng: Phần lớn diện tích khu vực Trung và Nam Mỹ. · Mê-hi-cô, eo đất Trung Mỹ, quần đảo Ăng-tỉ, sơn nguyên Guy-a-na và đồng bằng A-ma-dôn nằm chủ yếu ở đới khí hậu cận xích đạo và kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa, có nhiệt độ cao quanh năm, mưa nhiều, rừng phát triển rậm rạp. · Đồng bằng duyên hải phía tây có khí hậu nhiệt đới khô và ảnh hưởng của dòng biển lạnh nên mưa rất ít, thảm thực vật chủ yếu là xương rồng và cây bụi. · Đồng bằng A-ma-dôn có rừng nhiệt đới bao phủ với hệ sinh thái rất phong phú. + Đới ôn hòa: Phần còn lại của lục địa Nam Mỹ. · Đồng bằng Pam-pa có khi hậu cận nhiệt đới, lượng mưa giảm, thảo nguyên phát triển. · Cao nguyên Pa-ta-gô-ni chủ yếu nằm trong đới khí hậu ôn đới, có lượng mưa ít, bán hoang mạc phát triển. c. Phân hóa theo chiều cao - Thiên nhiên của miền núi An-đet thay đổi phức tạp theo độ cao: Càng lên cao, nhiệt độ và độ ẩm càng thay đổi. |
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Lịch sử và địa lí 7 cánh diều
Tải giáo án:
MỘT VÀI THÔNG TIN:
- Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
- Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
- Word và powepoint đồng bộ với nhau
PHÍ GIÁO ÁN:
- Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
- Giáo án Powerpoint: 300k/học kì - 400k/cả năm
- Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm
=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn
CÁCH ĐẶT:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án