Soạn giáo án lịch sử và địa lí 7 cánh diều Bài 20: Vị Trí Địa Lí, Phạm Vi Và Đặc Điểm Thiên Nhiên Châu Đại Dương
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Lịch sử và địa lí 7 Bài 20: Vị Trí Địa Lí, Phạm Vi Và Đặc Điểm Thiên Nhiên Châu Đại Dương sách cánh diều . Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
CHƯƠNG 5: CHÂU ĐẠI DƯƠNG
BÀI 20: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, PHẠM VI VÀ ĐẶC ĐIỂM THIÊN NHIÊN CHÂU ĐẠI DƯƠNG
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Xác định được các bộ phận của châu Đại Dương; vị trí địa lí, hình dạng và kích thước của lục địa Ô-xtray-li-a.
- Trình bày được đặc điểm thiên nhiên các đảo và quần đảo của châu Đại Dương.
- Xác định được trên bản đồ các khu vực địa hình và khoáng sản ở Ô-xtray-li-a.
- Phân tích được đặc điểm khí hậu ở Ô-xtray-li-a, những nét đặc sắc của tài nguyên sinh vật ở Ô-xtray-li-a.
2. Năng lực
- Năng lực riêng
· Năng lực nhận thức khoa học địa lí: thông qua việc xác định các bộ phận của châu Đại Dương; vị trí địa lí, hình dạng và kích thước của lục địa Ô-xtray-li-a; trình bày đặc điểm thiên nhiên các đảo và quần đảo của châu Đại Dương; phân tích đặc điểm khí hậu ở Ô-xtray-li-a, những nét đặc sắc của tài nguyên sinh vật ở Ô-xtray-li-a.
· Năng lực tìm hiểu địa lí: thông qua việc xác đinh được trên bản đồ các khu vực địa hình và khoáng sản ở Ô-xtray-li-a.
- Năng lực chung
· Năng lực giao tiếp và hợp tác: thông qua việc trình bày ý tưởng, sản phẩm học tập; hợp tác nhóm để thực hiện nhiệm vụ được giao.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ học tập và có trách nhiệm trong học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 7.
- Bản đồ tự nhiên châu Đại Dương.
- Bản đồ khí hậu lục địa Ô-xtray-li-a.
- Tranh ảnh, video clip thể hiện nét đặc sắc về sinh vật ở Ô-xtray-li-a (nếu có).
- Phiếu học tập (nếu có).
2. Đối với học sinh
- SGK, SBT Lịch sử và Địa lí 7.
- Đồ dùng học tập, tư liệu liên quan đến bài học theo yêu cầu của GV (nếu có).
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, tạo tình huống học tập, định hướng nội dung bài học.
b. Nội dung: GV cho HS trả lời các câu đố vui liên quan đến ví trí đại lí, phạm vi châu Đại Dương.
c. Sản phẩm học tập: HS nhận biết về vị trí địa lí, phạm vi châu Đại Dương.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm và trả lời các câu đố vui:
+ Hình ảnh gợi cho em nghĩ đến quốc gia nào? (Nước Úc)
Nhà hát Opera Xít-ni – Nhà hát Con Sò
+ Loài vật nào nuôi con trong túi, ăn lá bạch đàn? (Gấu túi)
+ Châu lục nào có hệ thống các đảo, quần đảo trải rộng hầu khắp Thái Bình Dương? (châu Đại Dương)
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe và trả lời câu hỏi liên quan đến chủ đề châu Đại Dương.
- GV theo dõi, gợi ý (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Đại diện các HS trình bày trước lớp.
- Các HS khác lắng nghe, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và dẫn dắt vào nội dung bài mới.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu về vị trí địa lí và phạm vi châu Đại Dương
a. Mục tiêu: HS xác định được các bộ phận của châu Đại Dương; vị trí địa lí, hình dạng và kích thước của lục địa Ô-xtray-li-a.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS làm việc theo cặp, đọc thông tin và quan sát hình 20.1 SGK tr.143 để trả lời các câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Vị trí địa lí và phạm vi châu Đại Dương.
d. Tổ chức hoạt động :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
- GV tổ chức cho HS làm việc theo cặp, đọc thông tin và quan sát hình 20.1 SGK tr.143 để trả lời các câu hỏi: + Đọc thông tin và quan sát hình 20.1, hãy xác định các bộ phận của châu Đại Dương. + Đọc thông tin và quan sát hình 20.1, hãy nêu đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng và kích thước của lục địa Ô-xtray-li-a. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin, trình bày các bộ phận của châu Đại Dương; vị trí địa lí, hình dạng và kích thước của lục địa Ô-xtray-li-a. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 2-3 HS trình bày các bộ phận của châu Đại Dương; vị trí địa lí, hình dạng và kích thước của lục địa Ô-xtray-li-a. - Các HS còn lại nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét. - GV chuyển sang hoạt động tiếp theo. | 1. Vị trí địa lí và phạm vi châu Đại Dương * Các bộ phận của châu Đại Dương - Các bộ phận: + Lục địa Ô-xtray-li-a + Hệ thống các đảo, quần đảo trải hầu khắp Thái Bình Dương - Hệ thống các đảo và quần đảo: + Nhóm đảo núi lửa Mê-la-nê-di + Nhóm đảo san hô Mi-cro-nê-di + Nhóm đảo núi lửa và san hô Pô-li-nê-li + Quần đảo Niu Di-len * Vị trí địa lí, hình dạng và kích thước lục địa Ô-xtray-li-a - Nằm ở bán cầu Nam, đường chí tuyến Nam chạy ngang qua lãnh thổ - Tiếp giáp với Ấn Độ Dương và các biển của Thái Bình Dương - Diện tích nhỏ nhất trên thế giới. |
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Lịch sử và địa lí 7 cánh diều
Tải giáo án:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác