Soạn giáo án lịch sử và địa lí 7 cánh diều Bài 11: Phương Thức Con Người Khai Thác, Sử Dụng Và Bảo Vệ Thiên Nhiên

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Lịch sử và địa lí 7 Bài 11: Phương Thức Con Người Khai Thác, Sử Dụng Và Bảo Vệ Thiên Nhiên sách cánh diều . Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo

BÀI 11: PHƯƠNG THỨC CON NGƯỜI KHAI THÁC, SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ THIÊN NHIÊN

 

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS cần:

Trình bày được cách thức người dân châu Phi khai thác thiên nhiên ở các môi trường khác nhau.

2. Năng lực

Năng lực riêng

- Năng lực nhận thức khoa học địa lí thông qua việc trình bày cách thức người dân châu Phi khai thác thiên nhiên ở các môi trường khác nhau.

- Năng lực tìm hiểu địa lí thông qua việc sử dụng các công cụ địa lí học như: tranh ảnh, tài liệu văn bản, video clip....; khai thác internet.

Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học thông qua việc chủ động, tích cực tìm kiếm thông tin, ghi chép có chọn lọc, tìm ra những nội dung liên quan đến bài học.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác thông qua việc trình bày ý tưởng, lắng nghe/ phản hồi tích cực; hợp tác trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập.

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ và có trách nhiệm trong học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- SGK, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 7.

- Video clip, tranh ảnh về khai thác thiên nhiên ở các môi trường khác nhau của châu Phi

2. Đối với học sinh

-       SGK, SBT Lịch sử và Địa lí 7.

-       Đồ dùng học tập, tư liệu liên quan đến bài học theo yêu cầu của GV (nếu có).

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Kết nối kiến thức đã có với những kiến thức sẽ học trong bài, tạo hứng thú cho HS, định hướng và dẫn dắt vào bài học.

b. Nội dung: GV đặt vấn đề

c. Sản phẩm học tập: câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đặt vấn đề: Việc khai thác thiên nhiên ở các môi trường khác nhau được các quốc gia châu Phi quan tâm, bởi nó có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của họ. Nếu khai thác một cách bừa bài các nguồn tài nguyên thiên nhiên sẽ dẫn tới huỷ hoại môi trường sống của con người. Vậy phương thức khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở các môi trường khác nhau của châu Phi như thế nào?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- Các nhóm thảo luận, chia sẻ các phương thức khai thác mà em biết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện các nhóm trình bày trước lớp phần thảo luận của nhóm mình.

- Các nhóm khác lắng nghe, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và dẫn dắt vào nội dung bài mới

Vậy phương thức khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở các môi trường khác nhau của châu Phi như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay - Bài 11: Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

a. Mục tiêu: Trình bày được cách thức người dân châu Phi khai thác thiên nhiên ở các môi trường khác nhau.

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS làm việc nhóm, mỗi nhóm tìm hiểu về một môi trường

c. Sản phẩm học tập: cách thức người dân châu Phi khai thác thiên nhiên ở các môi trường khác nhau

d. Tổ chức hoạt động :

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 4 nhóm thảo luận theo kĩ thuật mảnh ghép, mỗi nhóm tìm hiểu về một môi trường

Vòng 1: Nhóm chuyên gia

+ Nhóm 1: Tìm hiểu phương thức khai thác ở môi trường xích đạo ẩm.

+ Nhóm 2: Tìm hiểu phương thức khai thác ở môi trường nhiệt đới

+ Nhóm 3: Tìm hiểu phương thức khai thác ở môi trường hoang mạc

+ Nhóm 4: Tìm hiểu phương thức khai thác ở môi trường Địa Trung Hải

Vòng 2: Nhóm mảnh ghép

HS các nhóm di chuyển theo sơ đồ và thực hiện yêu cầu sau:

Trình bày các phương thức khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở các môi trường khác nhau theo các gợi ý sau:

+ Đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên.

+ Các hoạt động kinh tế gắn với khai thác và sử dụng thiên nhiên.

+ Vấn đề đặt ra trong quá trình khai thác.

+ Một số giải pháp đang được thực hiện.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc thông tin, thảo luận theo các vòng và thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 2-3 nhóm HS trình bày kết quả.

– Môi trường xích đạo ẩm: Hoạt động nông nghiệp được chú trọng vì đây là khu vực mưa nhiều, có sông Công-gô tạo nên đồng bằng màu mỡ. Việc sử dụng đất trong điều kiện hạn chế về trình độ sẽ dẫn tới sự thoái hoá đất và tình trạng ô nhiễm môi trường.

- Môi trường nhiệt đới: Mặc dù phân bố ở cả hai nửa phía bắc và phía nam châu lục, nhưng Nam Phi có khí hậu ấm và mưa nhiều hơn so với Bắc Phi, phía đông mưa nhiều hơn phía tây nên sản xuất nông nghiệp ở đây phụ thuộc vào lượng mưa. Do cảnh quan xa-van khá điển hình nên nhiều quốc gia đẩy mạnh phát triển du lịch.

- Môi trường hoang mạc: Khí hậu khô hạn, thiếu nước nên một số quốc gia đầu tư vào hệ thống tưới tiêu, một số quốc gia lại chú trọng khai thác khoáng sản. Hoang mạc là môi trường khắc nghiệt, con người đã biết cải tạo tự nhiên, biến các vùng hoang mạc thành các vùng sản xuất nông nghiệp.

– Môi trường địa trung hải: Do có đặc điểm mưa vào mùa đông, mùa hạ nóng và khô nên nhiều quốc gia trồng cây đặc sản có giá trị xuất khẩu. Một số quốc gia tận dụng tài nguyên khoáng sản và vị trí giáp biển nên chú trọng phát triển công nghiệp và giao thông vận tải biển, du lịch. Tuy nhiên, việc mở rộng hoang mạc đang làm cho nhiều quốc gia gặp khó khăn.

- Các HS còn lại nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS, chuẩn kiến thức và chuyển sang nội dung tiếp theo.

1. Môi trường xích đạo ẩm

– Môi trường xích đạo ẩm: Hoạt động nông nghiệp được chú trọng vì đây là khu vực mưa nhiều, có sông Công-gô tạo nên đồng bằng màu mỡ. Việc sử dụng đất trong điều kiện hạn chế về trình độ sẽ dẫn tới sự thoái hoá đất và tình trạng ô nhiễm môi trường.

- Nhiều khoáng sản (dầu mỏ, vàng, quặng sắt,...), nên chú trọng phát triển công nghiệp khai khoáng.

2. Môi trường nhiệt đới

– Lượng mưa ở phía bắc ít, có thời kì khô hạn kéo dài, người dân chủ yếu trồng kê, chăn nuôi dê, cừu; ở phía nam, khí hậu ẩm và dễ chịu, phía đông quanh năm nóng ẩm và mưa nhiều, người dân trồng cây công nghiệp và cây ăn quả, chăn nuôi gia súc.

- Ở những nơi có cảnh quan xa-van, động vật phong phú, nhiều nơi trở thành điểm du lịch hấp dẫn.

- Những nơi có nhiều khoáng sản, con người đã khai thác, chế biến để xuất khẩu.

3. Môi trường hoang mạc

- Khô hạn, lượng mưa rất ít, con người chủ yếu chăn nuôi du mục. Ở một số ốc đảo có thể trồng cây. Một số nước đã đầu tư hệ thống tưới tiêu để cải tạo hoang mạc. Một số quốc gia có nhiều khoáng sản (vàng, kim cương, dầu mỏ,...) đã và đang được khai thác để phát triển kinh tế trong nước và xuất khẩu.

4. Môi trường địa trung hải

– Môi trường địa trung hải: Do có đặc điểm mưa vào mùa đông, mùa hạ nóng và khô nên nhiều quốc gia trồng cây đặc sản có giá trị xuất khẩu. Một số quốc gia tận dụng tài nguyên khoáng sản và vị trí giáp biển nên chú trọng phát triển công nghiệp và giao thông vận tải biển, du lịch. Tuy nhiên, việc mở rộng hoang mạc đang làm cho nhiều quốc gia gặp khó khăn.

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Lịch sử và địa lí 7 cánh diều

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn

Tải giáo án:

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Giải bài tập những môn khác