Soạn giáo án lịch sử và địa lí 7 cánh diều Bài 5: sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở tây âu thời trung đại

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Lịch sử và địa lí 7 Bài 5: sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở tây âu thời trung đại sách cánh diều . Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo

BÀI 5: SỰ HÌNH THÀNH QUAN HỆ SẢN XUẤT TƯ BẢN CHỦ NGHĨA Ở TÂY ÂU THỜI TRUNG ĐẠI

(1 tiết)

 

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu

HS học sẽ:

-       Xác định những biến đổi chính trong xã hội Tây Âu thời trung đại.

-       Trình bày được sự nảy sinh phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu thời trung đại.

2. Năng lực

-       Năng lực chung:

·      Giải quyết vấn đề và sáng tạo: thông qua việc sử dụng tư liệu, hình ảnh để thực hiện nhiệm vụ học tập.

-       Năng lực lịch sử:

·      Nhận thức và tư duy lịch sử: thông qua phân tích tranh ảnh để trình bày được sự nảy sinh phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu thời trung đại.

·      Tìm hiểu lịch sử: thông qua việc khai thác tư liệu, hình ảnh,….để xác định được những biến đổi chính trong xã hội Tây Âu thời trung đại.

3. Phẩm chất

-       Góp phần bồi dưỡng tinh thần nhân ái, nhân văn qua việc tìm hiểu mối quan hệ giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản.

-       Bồi dưỡng ý thức trách nhiệm trong học tập và lao động.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

-       SGK, SGV, SBT Lịch sử Địa lí 7 – phần Lịch sử.

-       Tranh ảnh, tư liệu có liên quan đến bài Sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu thời trung đại.

-       Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

-       SGK, SBT Lịch sử Địa lí 7 – phần Lịch sử.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề về hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí; HS nêu hệ quả quan trọng nhất của các cuộc phát kiến địa.

c. Sản phẩm học tập: HS trả lời hệ quả quan trọng nhất của cá cuộc phát kiến địa lí.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS trả lời: Em hãy nêu hệ quả quan trọng nhất của các cuộc phát kiến địa lí.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi: Hệ quả quan trọng nhất của các cuộc phát kiến địa lí là đẩy nhanh quá trình trình khủng hoảng, tan rã của chế độ phong kiến và tạo tiền đề cho sự ra đời của CNTB ở châu Âu.

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt vào bài học: Sau các cuộc phát kiến địa lí, tuyến đường thương mại Cô-lôm-bô (đặt theo tên của C.Cô-lôm-bô) xuất hiện giữa châu Âu và châu Mỹ. Đây là một trong  những tuyến đường buôn bán đem lại cho thương nhân châu Âu nguồn lợi nhuận lớn, góp phần hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu. Vậy quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa hình thành ở Tây Âu như thế nào? Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 5: Sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu thời trung đại.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về những biến đổi chính trong xã hội Tây Âu thời trung đại

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS xác định được những biến đổi chính trong xã hội Tây Âu thời trung đại.

b. Nội dung:

- GV cho HS làm việc theo cặp, đọc thông tin và hoàn thành Phiếu học tập số 1 (GV sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn để tổ chức cho HS làm việc nhóm).

- GV mở rộng phân tích các biện pháp mà giai cấp tư sản mới xuất hiện tạo ra vốn và nhân công, đặc biệt là tình trạng cướp ruộng đất của nông dân, buôn bán nô lệ và bóc lột thuộc địa.

c. Sản phẩm học tập: HS nêu và ghi được vào vở những biến đổi chính trong xã hội Tây Âu thời trung đại.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận, trao đổi, đọc thông tin SGK tr.16, 17 và thực hiện nhiệm vụ vào Phiếu học tập số 1:

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Những biến đổi chính trong xã hội Tây Âu thời trung đại

Biến đổi

Kết quả

Kinh tế

 

 

Xã hội

 

 

- GV hướng dẫn HS đọc thông tin mục Em có biệt SGK tr.16 và trả lời câu hỏi: Tại sao nói hiện tượng Cừu ăn thịt người ở nước Anh và buôn bán nô lẹ là những nhân tố hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa?

- GV mở rộng phân tích các biện pháp mà giai cấp tư sản mới xuất hiện tạo ra vốn và nhân công, đặc biệt là tình trạng cướp ruộng đất của nông dân, buôn bán nô lệ và bóc lột thuộc địa.

- GV cho HS tham khảo một số tài liệu về những biến đổi chính trong xã hội Tây Âu thời trung đại: Ở Anh, việc rào đất cướp ruộng diễn ra điển hình nhất. Giá lông cừu tăng lên đột ngột từ thế kỉ XV do giá len dạ tăng. Vì thế, rất nhiều chủ trại đã bỏ việc trồng lúa chuyển sang trồng cỏ để nuôi cừu. Sau đó, họ đuổi nông dân ra khỏi làng xóm, lấy đất trồng cỏ để mở rộng việc chăn nuôi. Thế là hàng vạn nông dân bị mất ruộng đất, cày cấy, mất nhà để ở, phải lang thang khắp nơi kiếm kế sinh nhai.

(Nguyễn Đình Vỳ (chủ biên), Lịch sử thế giới cổ trung đại, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2003, tr.329-330).

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS làm việc theo cặp, đọc thông tin SGK tr.16, 17 và hoàn thành Phiếu học tập số 1.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận trong Phiếu học tập số 1 và câu hỏi mở rộng – Những biến đổi chính trong xã hội Tây Âu thời trung đại.

- GV mời đại diện các nhóm lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức và chuyển sang nội dung mới.

1. Tìm hiểu về những biến đổi chính trong xã hội Tây Âu thời trung đại

- Kết quả Phiếu học tập số 1: Đính kèm bên dưới hoạt động.

- Hiện tượng “cừu ăn thịt người”:

+ Vào thế kỉ XVII khi nhu cầu lông cừu tăng cao, số đông địa chủ và quý tộc Anh đã chuyển sang nuôi cừu để lấy lông bán nhằm thu lợi nhuận.

+ Các quý tộc đã cướp ruộng đất của nông dân, lập các đồng cỏ chăn nuôi cừu, khiến nông dân mất đất, thất nghiệp ⇒ phải bán sức lao động ⇒ trở thành công nhân.

- Hiện tượng buôn bán nô lệ: 

+ Các nước Tây Âu bắt hàng triệu người da đen ở châu Phi đem bán cho các chủ đồn điền, hầm mỏ ở châu Âu, châu Mĩ…

+ Nhờ vào việc cướp bóc tài nguyên ở các nước thuộc địa và buôn bán nô lệ… nên các thương nhân, quý tộc Tây Âu đã nhanh chóng giàu có, họ tích lũy được những số vốn ban đầu, và sử dụng số vốn đó cho việc tái đầu tư sản xuất.

⇒ Nhưvậy: hiện tượng “Cừu ăn thịt người” ở nước Anh và buôn bán nô lệ là những nhân tố hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Lịch sử và địa lí 7 cánh diều

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn

Tải giáo án:

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Giải bài tập những môn khác