Soạn giáo án Lịch sử và Địa lí 4 kết nối tri thức Bài 3: Lịch sử và văn hoá truyền thống địa phương em
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Lịch sử và Địa lí 4 bài 3: Lịch sử và văn hoá truyền thống địa phương em sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 2345 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 3: LỊCH SỬ VÀ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG ĐỊA PHƯƠNG EM
(2 tiết)
- YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Mô tả được một số nét văn hóa của địa phương.
- Lựa chọn và giới thiệu được ở mức độ đơn giản một món ăn, một kiểu trang phục hoặc một lễ hội tiêu biểu,... ở địa phương.
- Kể được câu chuyện về một trong số các danh nhân ở địa phương.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực riêng:
- Phát triển các năng lực: Tìm hiểu lịch sử thông qua việc mô tả được một số nét văn hóa của địa phương, kể được câu chuyện về một trong số các danh nhân ở địa phương.
- Nhận thức lịch sử thông qua việc giới thiệu được một món ăn, một kiểu trang phục hoặc một lễ hội tiêu biểu,... ở địa phương. Khai thác và sử dụng được thông tin của một số tư liệu lịch sử trong bài học.
- Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác thông qua hoạt động cá nhân, cặp đôi và nhóm trong nội dung bài học.
- Phẩm chất
- Bồi dưỡng phẩm chất yêu nước thông qua việc biết trân trọng và giữ gìn những giá trị lịch sử - văn hóa truyền thống của địa phương.
- PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
- Thiết bị dạy học
- Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV, Vở bài tập Lịch sử 4.
- Tư liệu viết và hình ảnh về một số nét lịch sử, văn hóa truyền thống của địa phương như: di tích lịch sử, nghệ thuật truyền thống, món ăn ngon, trang phục và lễ hội, danh nhân,... của địa phương.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Đối với học sinh
- SHS Lịch sử và Địa lí 4 Kết nối tri thức với cuộc sống.
- Thông tin, tài liệu, tranh ảnh về lịch sử và văn hóa truyền thống địa phương em.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS | ||||||||||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới. b. Cách tiến hành - GV trình chiếu cho HS quan sát hình SHS tr.16 và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: + Chia sẻ những thông tin em biết liên quan đến hình ảnh? + Giới thiệu những phong tục tương tự ở địa phương em? - GV hướng dẫn HS thảo luận: + Tên phong tục tập quán là gì? + Trang phục truyền thống là gì? + Nhà ở,... + ... - GV mời 1 – 2 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 3 – Lịch sử và văn hóa truyền thống địa phương em. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu về văn hóa truyền thống a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Mô tả được một số nét văn hóa ở địa phương. - Lựa chọn và giới thiệu được ở mức độ đơn giản về một món ăn, một kiểu trang phục hoặc một lễ hội tiêu biểu,... ở địa phương. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: + Kể tên một số phong tục, tập quán, nhà ở, lễ hội và món ăn ở địa phương. - GV hướng dẫn HS thảo luận: + Tên phong tục, tập quán, nhà ở, lễ hội/món ăn là gì? + Một số đặc điểm nổi bật của phong tục, tập quán, nhà ở, lễ hội/món ăn? + Cảm nghĩ của em về phong tục, tập quán, nhà ở, lễ hội/món ăn. + ... - GV mời đại diện 1 – 2 HS lên trình bày trước lớp về phong tục tập quán, nhà ở, lễ hội và món ăn ở địa phương. Các HS khác quan sát, lắng nghe, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV trình chiếu cho HS quan sát thêm hình ảnh về phong tục, tập quán, nhà ở của một số địa phương.
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận. - GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm và thực hiện nhiệm vụ: + Giới thiệu một kiểu trang phục hoặc một món ăn/một lễ hội tiêu biểu ở địa phương em. - GV hướng dẫn các nhóm thảo luận: + Tên lễ hội là gì? + Thời gian, địa điểm tổ chức lễ hội? + Mục đích của lễ hội? + Một số hoạt động chính trong lễ hội. + ... - GV mời đại diện các nhóm lên trình bày trước lớp về một lễ hội ở địa phương. Các nhóm khác quan sát, lắng nghe, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV trình cho HS quan sát thêm hình ảnh, về hoạt động lễ hội ở một số địa phương.
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận. - GV chia HS thành 4 nhóm và tổ chức cuộc thi giữa các nhóm với nhiệm vụ: + Lựa chọn và giới thiệu một nét văn hóa tiêu biểu của địa phương. - GV hướng dẫn các nhóm thảo luận: + Mô tả được một số nét văn hóa ở địa phương. + Lựa chọn và giới thiệu được ở mức độ đơn giản một món ăn, một kiểu tranh phục hoặc một lễ hội tiêu biểu,... ở địa phương. + ... - GV mời đại diện các nhóm lên trình bày trước lớp về một nét văn hóa tiêu biểu ở địa phương. Các nhóm khác quan sát, lắng nghe, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và kết luận. Hoạt động 2: Tìm hiểu và kể chuyện về danh nhân a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Kể được câu chuyện về một danh nhân ở địa phương. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và tìm hiểu về nội dung. + Kể tên một số danh nhân của quê hương mà em biết. - GV hướng dẫn HS thảo luận: + Tên danh nhân ở địa phương? + Danh nhân đó gắn với câu chuyện nào? Kể vắn tắt nội dung câu chuyện. + Cảm xúc của bản thân về danh nhân. - GV mời đại diện các nhóm lên trình bày trước lớp về danh nhân tiêu biểu ở địa phương. Các nhóm khác quan sát, lắng nghe, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
|
- HS quan sát hình ảnh, lắng nghe GV nêu câu hỏi.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học mới.
- HS làm việc cá nhân.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS trả lời.
- HS quan sát hình ảnh.
- HS lắng nghe, tiếp thu. - HS chia nhóm thảo luận.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS trả lời.
- HS quan sát hình ảnh.
- HS lắng nghe, tiếp thu. - HS chia nhóm thảo luận.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS thảo luận cặp đôi.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS trả lời.
|
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Lịch sử và địa lí 4 kết nối tri thức
Tải giáo án:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk lớp 4 KNTT
Giải tiếng việt 4 KNTT
Tuyển tập văn mẫu lớp 4 KNTT
Giải tiếng việt 4 tập 1 KNTT
Giải tiếng việt 4 tập 2 KNTT
Giải toán 4 KNTT
Giải toán 4 tập 1 KNTT
Giải toán 4 tập 2 KNTT
Giải đạo đức 4 KNTT
Giải lịch sử và địa lí 4 KNTT
Giải khoa học 4 KNTT
Giải công nghệ 4 KNTT
Giải tin học 4 KNTT
Giải âm nhạc 4 KNTT
Giải mĩ thuật 4 KNTT
Giải HĐTN 4 KNTT
Giải sgk lớp 4 CTST
Giải tiếng việt 4 CTST
Giải tiếng việt 4 tập 1 CTST
Giải tiếng việt 4 tập 2 CTST
Tuyển tập văn mẫu lớp 4 CTST
Giải toán 4 CTST
Giải toán 4 tập 1 CTST
Giải toán 4 tập 2 CTST
Giải đạo đức 4 CTST
Giải khoa học 4 CTST
Giải lịch sử và địa lí 4 CTST
Giải công nghệ 4 CTST
Giải tin học 4 CTST
Giải âm nhạc 4 CTST
Giải mĩ thuật 4 CTST bản 1
Giải mĩ thuật 4 CTST bản 2
Giải HĐTN 4 CTST bản 1
Giải HĐTN 4 CTST bản 2