Soạn giáo án Lịch sử và Địa lí 4 kết nối tri thức Bài 26: Một số nét văn hóa và truyền thống cách mạng, yêu nước của vùng Nam Bộ
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Lịch sử và Địa lí 4 Bài 26: Một số nét văn hóa và truyền thống cách mạng, yêu nước của vùng Nam Bộ - sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 2345 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.
Nội dung giáo án
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 26: MỘT SỐ NÉT VĂN HÓA VÀ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG, YÊU NƯỚC CỦA VÙNG NAM BỘ
(2 tiết)
- YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Mô tả được sự chung sống hài hoà với thiên nhiên của người dân Nam Bộ thông qua một số nét văn hoá tiêu biểu.
- Nêu được truyền thống đấu tranh yêu nước và cách mạng của đồng bào Nam Bộ.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực riêng:
- Phát triển năng lực tìm tòi khám phá lịch sử thông qua việc hình thành năng lực tìm hiểu văn hoá, lịch sử về Nam Bộ.
- Phát triển năng lực khai thác thông tin của một số tư liệu lịch sử và năng lực sưu tầm các nguồn thông tin khác phục vụ bài học.
- Phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác thông qua việc tìm tòi và khám phá kiến thức để xác định được tình yêu nước, cách mạng nổi bật của vùng Nam Bộ.
- Phẩm chất
- Hình thành phẩm chất yêu nước, tự hào về văn hoá, lịch sử vùng đất Nam Bộ; có trách nhiệm gìn giữ và phát huy những giá trị mà cha ông để lại.
- PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
- Thiết bị dạy học
- Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV, Vở bài tập Lịch sử 4.
- Video/audio các bài hát dân ca Nam Bộ, Đờn ca tài tử, phim phóng sự về vùng đất
- Nam Bộ....
- Bản đồ hành chính Việt Nam, bản đồ địa phương.
- Tranh ảnh vẽ vùng đất Nam Bộ.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Đối với học sinh
- SHS Lịch sử và Địa lí 4 Kết nối tri thức với cuộc sống.
- Thông tin, tài liệu, tranh ảnh về về lịch sử, văn hoá vùng đất Nam Bộ....sưu tầm qua sách, báo, internet.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới. b. Cách tiến hành - GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh một số hình ảnh và yêu cầu HS trả lời câu hỏi Chợ nào thuộc vùng đất Nam Bộ.
Hình 1 Hình 2
Hình 3 Hình 4 - GV mời 1 – 2 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và giới thiệu cho HS: + Hình 1: Chợ phiên vùng cao. + Hình 2: Chợ quê Bắc Bộ. + Hình 3: Chợ đêm Đà Lạt. + Hình 4: Chợ nổi Nam Bộ. - GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 26 – Một số nét văn hóa và truyền thống cách mạng, yêu nước của vùng Nam Bộ. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu về vùng đất hội tụ nhiều di sản thế giới. a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Mô tả được sự chung sống hài hoà với thiên nhiên của người dân Nam Bộ thông qua một số nét văn hoá tiêu biểu. b. Cách tiến hành - GV chia HS thành 4 nhóm. - GV hướng dẫn HS đọc thông tin và quan sát các hình từ 1 – 4 và thực hiện yêu cầu để thấy người dân Nam Bộ đã chung sống hài hòa với thiên nhiên như thế nào. + Nhóm 1: tìm hiểu về nhà ở. + Nhóm 2: tìm hiểu về chợ nổi. + Nhóm 3: tìm hiểu về vận tải đường sông. + Nhóm 4: tìm hiểu về trang phục
- GV mời đại diện 4 nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, chốt ý và nhấn mạnh sự chung sống hài hoà với thiên nhiên của người dân Nam Bộ và cũng là biểu hiện tính cách của người dẫn nơi đây. - GV nhận xét và chốt ý cho HS: Do điều kiện tự nhiên nhiều sống nước, khí hậu nóng... nên người dân Nam Bộ phải tìm cách thích ứng trong mọi hoạt động từ nhà ở, đi lại,... và các sinh hoạt. Từ đó, dẫn đến tính cách người Nam Bộ cũng có nét khác biệt so với người ở vùng khác (phóng khoáng, yêu ca hát, tính cộng đồng cao,...) - GV đưa thêm thông tin cho HS về các ảnh quan sát: + Hình 1: Nhà nổi ở Châu Đốc (tỉnh An Giang): Đây là khu làng nổi Châu Đốc – ngôi làng chuyên nuôi cá lồng bè trên sông Hậu. Những hộ gia đình vừa sử dụng nhà nổi làm nơi để ở, đồng thời là lồng bè nuôi cá. Nét sinh hoạt văn hoá này thể hiện sự thích ứng hài hoà với điều kiện thiên nhiên vùng sông nước của người dân nơi đây. + Hình 2. Một ngôi nhà cổ được xây dựng từ cuối thế kỉ XIX ở G3 Công (tỉnh Tiền Giang): Đây là ngôi nhà của Đốc phủ sứ Nguyễn Văn Hải (thuộc phường 1, thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang. Điểm nổi bật nhất của ngôi nhà cổ là sự kết hợp hài hoà của kiến trúc Đông - Tây. Ngôi nhà được làm hoàn toàn từ gỗ quý với phần mái vòm theo kiến trúc châu Âu đặc trưng. Nổi bật nhất là hệ thống 36 cây cột gỗ chống đỡ cho toàn bộ khu vực bên trong nhà với 30 cây được làm hoàn toàn từ gỗ quý. Hoa văn trang trí trong nhà đa dạng với các chủ đề có ý nghĩa vương quyền như: tứ linh, tứ quý... Ngôi nhà đã được xếp hạng Di tích lịch sử – văn hoá quốc gia năm 1994. + Hình 3. Chợ nổi Ngã Năm (tỉnh Sóc Trăng): Chợ thuộc, thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng. Đây là giao điểm của năm nhánh sông đi năm ngả: Cà Mau, Vĩnh Quới, Long Mỹ, Thạnh Trị, Phụng Hiệp. Chợ nổi Ngã Năm là một trong những chợ nổi đã có từ lâu đời và đến nay vẫn còn hoạt động ở miền Tây Nam Bộ. Đây được xem là chợ nổi “thuần miền Tây” nhất khi vẫn còn giữ nguyên được nét sinh hoạt trên sông đặc trưng ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Trên mỗi ghe, xuồng có treo những loại hàng hoá cẩn bán trên một cây bẹo. Cây bẹo là hình thức quảng cáo đặc trưng tại các chợ nổi, dùng để treo những mặt hàng được bán trên ghe, xuồng lên cao để khách hàng dễ quan sát và tìm đến mua. Thông thường cây bẹo được làm bằng tre và treo đúng. Nhưng tại chợ nổi Ngã Năm còn có cây bẹo treo ngang, đây là nét rất riêng ở chợ nổi Ngã Năm. + Hình 4: Ghe, xuồng được người dân Nam Bộ sử dụng trong cuộc sống hằng ngày: Để thích ứng với điều kiện tự nhiên dày đặc sông ngòi, kênh rạch, người dân Nam Bộ sử dụng ghe, xuồng là phương tiện di chuyển/vận chuyển hàng hoá là chủ yếu - GV cho HS xem video để hiểu hơn về nét truyền thống Nam Bộ: + Chợ nổi Cái Răng: https://www.youtube.com/watch?v=YCNBqto80o0 + Hình ảnh về áo Bà Ba:
Hoạt động 2: Tìm hiểu truyền thống yêu nước và cách mạng của đồng bào Nam Bộ. a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Nêu được truyền thống yêu nước, cách mạng của đồng bào Nam Bộ thông qua các nhân vật lịch sử. b. Cách tiến hành - GV hướng dẫn HS quan sát hình 5 và 6, đọc thông tin trong mục, thảo luận để thực hiện nhiệm vụ: Hãy cho biết truyền thống yêu nước và cách mạng của nhân dân Nam Bộ có điểm gì nổi bật? - GV nhấn mạnh để HS hiểu được về truyền thống yêu nước, đấu tranh từ rất sớm, biểu hiện thông qua các phong trào yêu nước, chống giặc ngoại xâm diễn ra liên tục và rộng khắp. Vì vậy, lúc sinh thời, trong cuộc kháng chiến chống Pháp, Bác Hồ đã tặng quân và dân Nam Bộ danh hiệu "Thành đồng Tổ quốc”.
- GV cho HS đọc thông tin trong SGK cùng các tài liệu HS đã chuẩn bị ở nhà, cùng thảo luận và kể về những nhân vật lịch sử (Trương Định, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Thị Định,... gần với các sự kiện lịch sử liên quan đến các nhân vật này). - GV có thể cho các nhóm HS chuẩn bị trước, sân khấu hoa đóng vai các nhân vật lịch sử ( Trương Định/Nguyễn Trung Trực Nguyễn Thị Định). - GV nhận xét, chốt ý và nêu bật được: Nhân dân Nam Bộ vốn có truyền thống yêu nước từ rất sớm, trong quá trình lịch sử, vùng đất Nam Bộ luôn xuất hiện những tấm gương tiêu biểu, thể hiện tinh thần yêu nước, có đóng góp to lớn cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. - GV giới thiệu nội dung tranh cho HS: + Hình 5. Trương Định được suy tôn là Bình Tây Đại Nguyên soái (tranh vẽ). Tranh được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia. Bức tranh thể hiện sự tin tưởng của nhân dân đối với vị anh hùng Trương Định – người có công và đóng góp rất lớn trong việc chiêu mộ, lãnh đạo nhân dân đứng lên đấu tranh chống lại thực dân Pháp những năm cuối thế kỉ XIX khi chúng xâm chiếm vùng đất Nam Bộ. + Hình 6. Nguyễn Thị Định: Nguyễn Thị Định là vị nữ tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Tên tuổi và hình ảnh của bà gắn liền với phong trào Đồng khởi Bến Tre, với “Đội quân tóc dài”, với phương thức đánh địch bằng “Ba mũi giáp công”. Bà từng giữ nhiều trọng trách như: Bí thư Tỉnh uỷ Bến Tre, Hội trưởng Hội Liên hiệp Phụ nữ Giải phóng miền Nam, Phó Tư lệnh các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam,... Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận xét vẽ bả: “Phó Tổng Tư lệnh Quân giải phóng là cỏ Nguyễn Thị Định. Cả thế giới chỉ nước ta có vị tướng quân gái như vậy. Thật là vẻ vang cho miền Nam, cho cả dân tộc ta. - GV gợi ý và khuyến khích HS tìm hiểu thêm về các nhân vật lịch sử, cuộc khởi nghĩa cách mạng của đồng bào Nam Bộ. - GV cho HS xem video về nữ tướng Nguyễn Thị Định https://www.youtube.com/watch?v=9FEyAX0Cfys C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Giúp HS củng cố kiến thức đã học về một số nét văn hóa và truyền thống yêu nước, cách mạng của đồng bào Nam Bộ. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS làm việc nhóm, đọc yêu cầu bài tập phần Luyện tập SHS tr.111 và thực hiện nhiệm vụ vào vở: Hoàn thiện bảng mô tả vào (theo gợi ý dưới dây) về một số nét văn hóa tiêu biểu của đồng bào Nam Bộ.
- GV mời đại diện một số nhóm trình bày bảng đã hoàn chỉnh trước lớp. Các HS khác quan sát, nhận xét. - GV nhận xét, đánh giá và trình chiếu bảng tư duy hoàn thiện về một số nét văn hóa nổi bật ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- GV khuyến khích HS bày tỏ tình cảm, suy nghĩ của mình thông qua các đoạn văn ngắn viết về truyền thống yêu nước, cách mạng của đồng bào Nam Bộ. - GV gọi 2 – 3 HS trình bày trước lớp. HS khác lắng nghe, nhận xét. - GV nhận xét, tuyên dương, khen ngợi HS. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: HS so sánh được văn hóa của người dân Nam Bộ với địa phương. b. Cách tiến hành - GV hướng dẫn các nhóm HS lựa chọn và thực hiện so sánh được văn hóa của người dân Nam Bộ với địa phương:
- GV mời 2 – 3 HS trình bày. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, ghi nhận đáp án đúng. * CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - GV nhắc nhở HS: + Đọc lại bài học Một số nét văn hóa và truyền thống yêu nước, cách mạng của đồng bào Nam Bộ. + Đọc trước Bài 27 – Thành phố Hồ Chí Minh(SHS tr.112). |
- HS quan sát hình ảnh, lắng nghe GV nêu câu hỏi.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học mới.
- HS chia thành các nhóm. - HS quan sát, lắng nghe, thực hiện theo hướng dẫn.
- HS trình bày.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe.
- HS xem video.
- HS quan sát, thực hiện.
- HS đọc thông tin.
- HS đóng vai.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe.
- HS xem video.
- HS làm việc nhóm.
- HS trình bày.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS chia sẻ.
- HS thực hiện.
- HS trình bày.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, thực hiện. |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Xem thêm giáo án khác
GIÁO ÁN WORD LỚP 4 MỚI SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 4 MỚI SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC
GIÁO ÁN LỚP 4 BỘ SÁCH KHÁC
Giáo án tất cả các môn lớp 4 chân trời sáng tạo
Giáo án tất cả các môn lớp 4 cánh diều