Soạn giáo án Lịch sử và Địa lí 4 kết nối tri thức Bài 20: Thiên nhiên vùng Tây Nguyên
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Lịch sử và Địa lí 4 Bài 20: Thiên nhiên vùng Tây Nguyên - sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 2345 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.
Nội dung giáo án
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐỀ 5: TÂY NGUYÊN
BÀI 20: THIÊN NHIÊN VÙNG TÂY NGUYÊN
(2 tiết)
- YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Xác định được vị trí địa lí của vùng Tây Nguyên, các cao nguyên ở Tây Nguyên trên bản đồ hoặc lược đồ.
- Trình bày được một trong những đặc điểm thiên nhiên (ví dụ: địa hình, đất đai, khí hậu, rừng...) của vùng Tây Nguyên.
- Nêu được nét điển hình của khí hậu thông qua đọc số liệu về lượng mưa, nhiệt độ của một địa điểm ở vùng Tây Nguyên.
- Nếu được vai trò của rừng đối với tự nhiên, hoạt động sản xuất và đời sống của người dân ở vùng Tây Nguyên
- Đưa ra được một số biện pháp bảo vệ rừng ở Tây Nguyên.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực riêng:
- Hình thành năng lực nhận thức khoa học Địa lí thông qua việc trình bày điểm thiên nhiên của vùng Tây Nguyên; nêu vai trò của rừng đối với tự nhiên, hoạt động sản xuất của vùng.
- Hình thành năng lực tìm hiểu Địa lí thông qua việc sử dụng bảng số liệu để nêu được nét điển hình về khí hậu của vùng.
- Hình thành năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học thông qua việc đưa ra một số biện pháp bảo vệ rừng ở vùng.
- Hình thành năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác thông qua hoạt động cá nhân, cặp đôi và nhóm.
- Phẩm chất
- Yêu nước, yêu thiên nhiên và có những việc làm thiết thực bảo vệ thiên nhiên.
- Trách nhiệm với môi trường sống thông qua việc có ý thức bảo vệ môi trường, không đồng tình với những hành vi xâm hại thiên nhiên.
- Chăm chỉ, ham học hỏi, tìm tòi.
- PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
- Thiết bị dạy học
- Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV, Vở bài tập Lịch sử 4.
- Lược đồ địa hình vùng Tây Nguyên.
- Tranh ảnh thể hiện đặc điểm tự nhiên ở vùng Tây Nguyên.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có), phiếu học tập.
- Đối với học sinh
- SHS Lịch sử và Địa lí 4 Kết nối tri thức với cuộc sống.
- Thông tin, tài liệu, tranh ảnh về vùng Tây Nguyên.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS | ||||||||||||||||||||||||||||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới. b. Cách tiến hành - GV sử dụng hình 1, 2 trong SGK cho HS quan sát và đặt các câu hỏi: + Nội dung của các hình ảnh là gì? + Những hình ảnh này gợi cho em những điều gì về thiên nhiên vùng Tây Nguyên? + Em hãy kể những điều đã biết về thiên nhiên vùng Tây Nguyên. - GV gọi 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV chốt đáp án: + Hình 1: Cao nguyên Lâm Viên (tỉnh Lâm Đồng). + Hình 2: Voi ở Vườn quốc gia Yok Đôn (tỉnh Đắk Lắk). + Tây Nguyên là vùng đất với nhiều đồi núi, cánh rừng bạt ngàn, là nơi sinh sống của nhiều loài động vật. - GV cho HS nghe bài hát Chú voi con ở Bản Đôn. https://www.youtube.com/watch?v=QMW4M-03wBo - GV tổng kết lại và dẫn dắt HS vào nội dung bài học về thiên nhiên vùng Duyên hải miền Trung: Bài 20– Thiên nhiên vùng Tây Nguyên. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu về vị trí địa lí a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Nắm được các đặc điểm vị trí địa lí của vùng Tây Nguyên. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS quan sát hình 3 và trả lời các câu hỏi sau: + Xác định vị trí của vùng Tây Nguyên trên lược đồ. + Kể tên các vùng và quốc gia tiếp giáp với vùng Tây Nguyên. - GV giúp HS hoàn thiện kĩ năng khai thác lược đồ và gợi ý để HS nhận thấy đây là vùng duy nhất của nước ta không giáp biển. - GV hướng dẫn HS làm việc nhóm 4 – 6 HS. - GV mời đại diện 2 – 3 HS lên trình bày trước lớp. Các HS khác quan sát, lắng nghe, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét và chốt kiến thức trọng tâm: + Tây Nguyên là vùng duy nhất của nước ta không giáp biển. + Tây Nguyên tiếp giáp với các nước: Lào, Cam-pu-chia; tiếp giáp với các vùng: Duyên hải miền Trung, Nam Bộ. - GV có thể cho HS mở rộng kiến thức qua mục Em có biết vẽ địa điểm có cột mốc ngã ba biên giới giữa Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia. Hoạt động 2: Tìm hiểu về đặc điểm tự nhiên a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Nắm chắc đặc điểm tự nhiên về địa hình, khí hậu, đất, rừng của Tây Nguyên. b. Cách tiến hành Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về địa hình - GV yêu cầu HS quan sát lược đồ hình 3, đọc bảng 1 và thông tin trong mục để thực hiện nhiệm vụ: + Kể tên và chỉ trên lược đồ vị trí các cao nguyên ở Tây Nguyên. + Cho biết độ cao trung bình của các cao nguyên đó. - GV tổ chức cho HS hoạt động cặp đôi. - GV hướng dẫn để HS kể tên và chỉ trên lược đồ những cao nguyên theo chiều từ bắc xuống nam. - GV mời 1 – 2 cặp lên bảng chỉ trên lược đồ. HS khác quan sát, lắng nghe, nhận xét. - GV kết luận: những cao nguyên theo chiều từ bắc xuống nam là cao nguyên Kon Tum, Pleiku, Đắk Lắk, Mơ Nông, Lâm Viên, Di Linh. - GV cho HS đọc bảng 1 và thông tin để thực hiện nhiệm vụ thứ 2. - GV sử dụng phương pháp đàm thoại, dẫn dắt HS rút ra được đặc điểm địa hình của vùng. - GV lưu ý HS đọc kĩ thang phân tầng độ cao; có thể đặt một số câu hỏi gợi mở: + Tây Nguyên có địa hình cao hay thấp? + Dạng địa hình chính ở Tây Nguyên là gì? + Độ cao địa hình có sự thay đổi như thế nào từ đông sang tây?... - GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV chốt đáp án: Tây Nguyên có địa hình cao, gồm các cao nguyên xếp tầng, cao ở phía đông và thấp dần về phía tây. Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu về khí hậu - GV yêu cầu HS đọc và thực hiện yêu cầu: + Cho biết thời gian mùa mưa và thời gian mùa khô ở Buôn Ma Thuột. + Nêu đặc điểm chính của khí hậu ở vùng Tây Nguyên. - GV tổ chức cho HS thành các nhóm (mỗi nhóm 4 – 6 HS) và hoàn thành phiếu học tập sau:
- GV tổ chức cho HS thảo luận với các thành viên trong nhóm, ghi lại kết quả vào phiếu học tập. - GV hướng dẫn, hỗ trợ các nhóm hoàn thành nhiệm vụ và yêu cầu các nhóm trình bày kết quả làm việc. - GV gợi ý kết quả:
- GV nhận xét về quá trình làm việc nhóm và báo cáo kết quả của HS. Sau đó, GV chốt kiến thức về đặc điểm khí hậu ở Tây Nguyên: + Nhiệt độ cao quanh năm, trung bình trên 20°C. + Có hai mùa rõ rệt: mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 11) và mùa khô (tháng 12 đến tháng 4 năm sau). + Lượng mưa tập trung chủ yếu vào mùa mưa. Mùa khô có tình trạng thiếu nước. Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu về đất - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc thông tin trong mục và thực hiện nhiệm vụ: Cho biết tên và đặc điểm của loại đất chính ở vùng Tây Nguyên. - GV gọi 2 – 3 HS trình bày, các cặp HS khác nhận xét và bổ sung. - GV nhận xét, đánh giá và chốt kiến thức: + Loại đất chính ở Tây Nguyên là đất đỏ badan. + Đất giàu dinh dưỡng, thích hợp trồng các cây công nghiệp lâu năm: cà phê, hồ tiêu, cao su,... - GV có thể cung cấp thêm một số hình ảnh về đất đỏ badan, các vườn trồng cà phê, hồ tiêu,.... trên đất đỏ badan ở Tây Nguyên để HS quan sát và có thêm thông tin. Hình ảnh: đất đỏ badan Tây nguyên Hình ảnh: Vườn cà phê ở Tây Nguyên. Hình ảnh: Vườn hồ tiêu ở Tây Nguyên. Nhiệm vụ 4: Tìm hiểu về rừng - GV có thể tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm (mỗi nhóm từ 4 – 6 người). - GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ sau: Đọc thông tin và quan sát các hình 4, 5, hãy cho biết: + Tên một số kiểu rừng ở vùng Tây Nguyên. + Vai trò của rừng ở Tây Nguyên. + Một số biện pháp bảo vệ rừng ở Tây Nguyên. - GV có thể triển khai các nhóm hoạt động theo kĩ thuật khăn trải bàn hoặc kĩ thuật các mảnh ghép. - GV có thể cung cấp thêm một số hình ảnh, video về tài nguyên rừng, biện pháp bảo vệ rừng ở Tây Nguyên,... ( từ 5:20 đến 6:20) https://www.youtube.com/watch?v=ZocczBMQybw - GV mời 1 – 2 nhóm trình bày trước lớp. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có). - GV nhận xét và chốt kiến thức trọng tâm của mục: + Vùng Tây Nguyên có diện tích rừng lớn, gồm hai kiểu rừng chính: rừng rậm nhiệt đới và rừng rụng lá vào mùa khô (còn gọi là rừng khộp). + Vai trò của tài nguyên rừng: · Giúp giảm lũ lụt vào mùa mưa, giảm khô hạn vào mùa khô. · Cung cấp sản vật có giá trị. · Góp phần phát triển du lịch. + Một số biện pháp bảo vệ rừng: · Trồng rừng và phục hồi rừng. · Thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên (vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển,...). · Tuyên truyền và vận động người dân cùng tham gia bảo vệ rừng.... C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Giúp HS củng cố kiến thức đã học về thiên nhiên vùng Tây Nguyên. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu làm việc cá nhân, thực hiện nhiệm vụ phần luyện tập. - GV hướng dẫn HS trình bày kiến thức về đặc điểm địa hình, khí hậu vùng Tây Nguyên. - GV mời 1 – 2 HS trình bày kết quả thảo luận. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV có thể gợi ý cho HS trình bày dưới dạng bảng hoặc sơ đồ tư duy. - GV nhận xét, đánh giá và gợi ý kết quả:
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: HS sưu tầm hình ảnh về một số cảnh đẹp thiên nhiên ở vùng Tây Nguyên và chia sẻ với các bạn. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân thực hiện nhiệm vụ phần vận dụng. - GV có thể hướng dẫn HS cách tìm kiếm và sưu tầm hình ảnh, gợi ý một số địa điểm: núi Lang Biang, hồ Tả Đùng, núi Chư Đăng Ya, thác Đray Nur,... * CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - GV nhắc nhở HS: + Đọc lại bài học Thiên nhiên vùng Tây Nguyên. + Về nhà thực hiện nhiệm vụ vận dụng và trình bày vào đầu giờ học sau. + Đọc trước Bài 21 – Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Tây Nguyên (SHS tr.89). |
- HS quan sát hình ảnh, lắng nghe GV nêu câu hỏi.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học.
- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học mới.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS làm việc nhóm. - HS trả lời.
- HS quan sát, lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS quan sát lược đồ hình 3, đọc bảng 1 và thông tin trong mục để thực hiện nhiệm vụ.
- HS hoạt động cặp đôi
- HS kể tên và chỉ trên lược đồ. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS đọc bảng 1 và thông tin.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS quan sát, đọc thông tin.
- HS làm việc nhóm.
- HS thảo luận.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS quan sát.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS quan sát.
- HS trình bày.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS làm việc cá nhân.
- HS thực hiện.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS thực hiện.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, thực hiện. |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Xem thêm giáo án khác
GIÁO ÁN WORD LỚP 4 MỚI SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 4 MỚI SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC
GIÁO ÁN LỚP 4 BỘ SÁCH KHÁC
Giáo án tất cả các môn lớp 4 chân trời sáng tạo
Giáo án tất cả các môn lớp 4 cánh diều