Soạn giáo án Lịch sử và Địa lí 4 kết nối tri thức Bài 28: Địa đạo Củ Chi
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Lịch sử và Địa lí 4 Bài 28: Địa đạo Củ Chi - sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 2345 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.
Nội dung giáo án
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 28: ĐỊA ĐẠO CỦ CHI
(2 tiết)
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Xác định được vị trí của Địa đạo Củ Chi trên lược đồ.
- Mô tả được một số công trình tiêu biểu trong Địa đạo Củ Chi.
- Sưu tầm và kể lại được một số câu chuyện lịch sử về Địa đạo Củ Chi.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực riêng:
- Hình thành năng lực tìm hiểu lịch sử, địa lí thông qua việc sưu tầm tư liệu và giới thiệu, kể chuyện về Địa đạo Củ chi, vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học vào cuộc sống.
- Hình thành năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác trong học tập lịch sử và địa lí.
- Nâng cao năng lực giao tiếp và hợp tác qua việc tìm tòi, khám phá kiến thức trong bài học và sưu tầm những tư liệu phục vụ học tập.
- Phẩm chất
- Hình thành phẩm chất yêu nước, lòng tự hào về vùng đất thép Củ Chi; có trách nhiệm gìn giữ và phát huy những giá trị lịch sử mà cha ông để lại.
- PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
- Thiết bị dạy học
- Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV, Vở bài tập Lịch sử 4.
- Lược đồ Thành phố Hồ Chí Minh/lược đồ hành chính huyện Củ Chi.
- Sơ đồ Địa đạo Củ Chi.
- Tranh ảnh, các chuyện lịch sử về Địa đạo Củ Chi.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Đối với học sinh
- SHS Lịch sử và Địa lí 4 Kết nối tri thức với cuộc sống.
- Thông tin, tài liệu, tranh ảnh về Địa đạo Củ Chi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS | ||||||||||||||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới. b. Cách tiến hành - GV tổ chức cho HS chia sẻ về trải nghiệm của bản thân: + Em đã được đến tham quan di tích Địa đạo Củ Chi chưa? + Hãy chia sẻ những điều em biết về Địa đạo Củ Chi với các bạn trong lớp. - GV gợi ý cho HS mô tả một số nét chính về di sản này thông qua quan sát hình ảnh. - GV mời 2 - 3 HS chia sẻ trước lớp. HS khác lắng nghe, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV khuyến khích HS mạnh dạn chia sẻ trải nghiệm trước lớp. - GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 28 – Địa đạo Củ Chi. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí địa lí và cấu trúc của Địa đạo Củ Chi. a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Xác định được vị trí Địa đạo Củ Chi. - Mô tả được một số công trình tiêu biểu trong Địa đạo Củ Chi. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS quan sát hình 1 lược đồ hành chính huyện Củ Chi trong SGK, thực hiện nhiệm vụ: Xác định vị trí địa lí của Địa đạo Củ Chi. - GV mời một số đại diện các nhóm HS xác định trên bản đồ phóng to vị trí của địa đạo và nêu đặc điểm chính về địa hình. - GV nhận xét, đánh giá các câu trả lời và cách chỉ bản đồ lược đồ của HS. - GV cho HS xem hình ảnh về cấu trúc của địa đạo - GV nêu câu hỏi cho HS thảo luận thêm và trả lời: Vị trí của Địa đạo Củ Chi có thuận lợi và khó khăn gì đối với cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân ta. - GV mời đại diện 2 – 3 nhóm trình bày. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, chốt đáp án: + Thuận lợi: gắn cơ quan đầu não của địch ở Sài Gòn, trong khu rừng rậm nhiệt đới, địch khó phát hiện. + Khó khăn: do ở sâu dưới lòng đất nên gây khó khăn cho việc đi lại, sinh hoạt,... - GV tổ chức cho HS quan sát các hình, đọc thông tin trong mục kết hợp với tư liệu sưu tầm được (đã giao nhiệm vụ tù trước) để thực hiện yêu cầu Mô tả một công trình trong Địa đạo Củ Chi mà em ấn tượng nhất. - GV hướng dẫn HS thảo luận theo nhóm để thực hiện yêu cầu. - GV mời đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận trước lớp (có sử dụng tranh ảnh, tư liệu), các nhóm khác theo dõi, đánh giá, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV khuyến khích HS có thể kể tên công trình kiến trúc khác mà các em sưu tầm được và mô tả công trình đó. - GV nhận xét, ghi nhận kết quả làm việc của các nhóm. - GV cung cấp thêm thông tin về tranh minh họa cho HS: + Hình 2 và 3: Hầm cứu thương. Bếp Hoàng Cầm: Trong Địa đạo Củ Chi, ngoài hệ thống địa đạo còn có các hầm rộng được sử dụng với nhiều chức năng khác nhau như: hầm nghỉ ngơi, hãm cứu thương, hầm chứa vũ khí, bếp nấu,... Chính nhờ các công trình này mà các đồng chí lãnh đạo Khu uỷ, Quân khu Sài Gòn – Gia Định, cũng như quân và dân Củ Chi có thể sinh sống, trú ẩn và tổ chức những trận chiến đấu đánh địch tại Địa đạo Củ Chi giành thắng lợi vẻ vang trong suốt hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. - GV cho HS xem video về Địa đạo Củ Chi và bếp Hoàng Cầm https://www.youtube.com/watch?v=qAealTr9lqY https://www.youtube.com/watch?v=xNYUh45yObg Hoạt động 2. Kể chuyện về Địa đạo Củ Chi a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS sẽ - Sưu tầm và kể lại được một số câu chuyện lịch sử liên quan đến Địa đạo Củ Chi. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS đọc câu chuyện trong SGK kết hợp với các tài liệu sưu tầm được (đã giao nhiệm vụ sưu tầm từ trước) để kể lại câu chuyện theo ý tưởng của mình. - GV lưu ý cuối câu chuyện HS cần nêu được cảm nghĩ của mình về tinh thần chiến đấu, chống giặc của quân và dân Củ Chi. - Ở các địa phương có các nhân chúng đã từng sinh sống, tham gia chiến đấu tại Địa đạo Củ Chi, GV có thể mời các nhân chứng đến kể chuyện về địa đạo cho HS. - GV mời đại diện một số nhóm lên kể chuyện, các nhóm khác theo dõi, đánh giá và bổ sung (nếu có). - GV cho HS xem một số câu chuyện về Địa đạo Củ Chi: https://www.youtube.com/watch?v=moWwIe8oJXs C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Giúp HS củng cố kiến thức đã học về Địa đạo Củ Chi. b. Cách tiến hành - GV hướng dẫn HS hoàn thiện vào vở bảng giới thiệu các công trình tiêu biểu trong Địa đạo Củ Chi theo mẫu
- GV chia HS thành các nhóm và hướng dẫn thảo luận. - GV mời 2 – 3 nhóm trình bày kết quả. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến. - GV nhận xét, đánh giá và đưa đáp án gợi ý:
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: HS nêu cảm nghĩ về Địa đạo Củ Chi. b. Cách tiến hành - GV hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ viết đoạn văn nêu cảm nhận về Địa đạo Củ Chi: - GV hướng dẫn HS: + Về công trình quân sự độc đáo + Về ý chí kiên cường, bất khuất của con người vùng đất thép... - GV mời đại diện 1 – 2 HS đọc bài trước lớp. HS khác lắng nghe, vỗ tay cổ vũ bạn. - GV nhận xét, đánh giá, khích lệ HS. * CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - GV nhắc nhở HS: + Đọc lại bài học Địa đạo Củ Chi. + Đọc trước Bài 29 – Ôn tập (SHS tr.121.). |
- HS quan sát.
- HS xem tranh ảnh
- HS chia sẻ.
- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học.
- HS lắng nghe GV nêu yêu cầu.
- HS trình bày.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS quan sát.
- HS lắng nghe.
- HS trình bày.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
- HS quan sát, lắng nghe.
- HS thảo luận nhóm.
- HS trình bày.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS xem video.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- HS ghi nhớ, thực hiện.
- HS kể chuyện.
- HS xem video.
- HS thực hiện.
- HS trình bày.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS thực hiện.
- HS lắng nghe.
- HS trình bày.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS tiếp thu, ghi nhớ.
|
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Xem thêm giáo án khác
GIÁO ÁN WORD LỚP 4 MỚI SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 4 MỚI SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC
GIÁO ÁN LỚP 4 BỘ SÁCH KHÁC
Giáo án tất cả các môn lớp 4 chân trời sáng tạo
Giáo án tất cả các môn lớp 4 cánh diều