Soạn giáo án Khoa học 4 kết nối tri thức Bài 27: Phòng tránh đuối nước
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Khoa học 4 Bài 27: Phòng tránh đuối nước - sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 2345 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.
Nội dung giáo án
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
BÀI 27: PHÒNG TRÁNH ĐUỐI NƯỚC
(2 tiết)
- YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Kiến thức:
Sau bài học này, HS:
- Nêu được những việc nên và không nên làm để phòng tránh đuối nước.
- Thực hành luyện tập kĩ năng phân tích và phán đoán tình huống có nguy cơ dẫn đến đuối nước và thuyết phục, vận động các bạn tránh xa nhưng nguy cơ đó.
- Cam kết thực hiện các nguyên tắc an toàn khi bơi hoặc tập bơi.
- Năng lực:
Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học, biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia tích cực vào các trò chơi, hoạt động khám phá kiến thức.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.
Năng lực riêng:
- Phân tích được những tình huống có nguy cơ dẫn đến đuối nước.
- Kể được các việc nên và không nên làm để phòng tránh đuối nước.
- Phẩm chất:
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi, làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Đối với giáo viên:
- Giáo án.
- Máy tính, máy chiếu.
- Tranh ảnh trong SGK.
- Bảng nhóm, bút dạ, bút chì hoặc phấn viết bảng.
- Đối với học sinh:
- SGK.
- VBT.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của HS về nguyên nhân gây đuối nước. b. Cách thức thực hiện: - GV đặt câu hỏi: Em đã bao giờ nghe thông tin hoặc biết về trường hợp có người bị đuối nước chưa? Vì sao người đó bị đuối nước? - GV mời đại diện 2 - 3 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét chung, không chốt đúng sai mà dẫn dắt vào bài học: Để biết được câu trả lời của các bạn là đúng hay sai, cũng như biết các việc không nên làm để phòng tránh đuối nước, chúng ta cùng đi vào bài học hôm nay – Phòng tránh đuối nước. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Một số việc làm để phòng tránh đuối nước a. Mục tiêu: HS nhận biết được các chất dinh dưỡng có trong thực phẩm và tên các nhóm chất dinh dưỡng. b. Cách tiến hành: * HĐ 1.1 - GV yêu cầu HS quan sát hình 1. - GV yêu cầu HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi: Cho biết việc làm nào có thể dẫn đến nguy cơ đuối nước. Giải thích vì sao. - GV mời đại diện 2 – 3 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, tuyên dương các HS có câu trả lời đúng. * HĐ 1.2 - GV tổ chức cho HS liên hệ thực tế: Kể những tình huống khác có nguy cơ đuối nước mà em biết. - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, bổ sung (nếu cần). * HĐ 1.3 và 1.4 - GV yêu cầu HS quan sát hình 2. - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4, trả lời các câu hỏi: + Việc làm của những người trong hình 2 có ích lợi gì? Vì sao? + Kể những việc làm khác để phòng tránh đuối nước. - GV mời đại diện 2 – 3 nhóm xung phong trả lời. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, bổ sung (nếu cần) - GV đặt câu hỏi tổng kết: Những việc nào nên làm, việc nào không nên làm để phòng tránh đuối nước? - GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, bổ sung (nếu cần). - GV yêu cầu HS đọc mục “Em có biết?”. - GV giúp HS hiểu hơn về hiện tượng đuối nước, không phải cứ đi bơi ở hồ, ao,... mới có nguy cơ bị đuối nước. Hoạt động 2: Kĩ năng phán đoán tình huống có nguy cơ dẫn đến đuối nước a. Mục tiêu: HS dựa vào bối cảnh tình huống đã cho, nhận biết được một số bước cơ bản để phán đoán tình huống có nguy cơ dẫn đến đuối nước. Từ đó vận dụng vào tình huống tương tự. b. Cách tiến hành: * HĐ 2.1 - GV yêu cầu HS quan sát hình 3. - GV yêu cầu HS suy nghĩ và cho biết: + Em nhỏ muốn điều gì? + Người chị có suy nghĩ, việc làm như thế nào? - GV mời đại diện 2 – 3 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, tuyên dương HS có câu trả lời đúng. - GV yêu cầu HS nêu các bước phán đoán tình huống có nguy cơ dẫn đến đuối nước. - GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đưa ra đáp án: + Quan sát. + Phân tích thông tin qua quan sát. + Dự đoán nguy cơ có thể xảy ra. + Đưa ra cách ứng xử. - GV yêu cầu HS quan sát hình 4. - GV yêu cầu HS thực hành kĩ năng phán đoán tình huống có nguy cơ dẫn đến đuối nước. - GV mời đại diện 2 – 3 HS nêu phán đoán. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, tuyên dương HS có phán đoán đúng. - GV tổ chức cho HS đóng vai thể hiện tình huống có nguy cơ dẫn đến đuối nước và cách ứng xử trong tình huống đó. Hoạt động 3: Nguyên tắc an toàn khi bơi a. Mục tiêu: HS nhận biết được nguyên tắc an toàn khi bơi hoặc tập bơi. b. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS đọc thông tin về nguyên tắc an toàn khi bơi hoặc tập bơi. - GV đặt câu hỏi: + Nên bơi khi nào? + Cần làm việc gì trước khi xuống nước? + Không nên làm việc gì trong khi bơi? - GV mời đại diện 2 – 3 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, tuyên dương HS có câu trả lời đúng. - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân: + Tự nhận xét về việc thực hiện “Nguyên tắc an toàn khi bơi hoặc tập bơi” của em. + Viết “Cam kết” và thực hiện. - GV mời đại diện 2 – 3 HS xung phong chia sẻ bài. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, tuyên dương các HS có tinh thần xung phong. * CỦNG CỐ - GV tổ chức cho HS tổng kết bài học theo nội dung “Em đã học”. - GV mời đại diện 2 – 3 HS xung phong nêu nội dung tổng kết. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, bổ sung (nếu cần). - GV đặt câu hỏi củng cố: + Nêu một số việc làm để phòng tránh đuối nước. + Sắp xếp các ý sau thành các bước “Phán đoán nguy cơ” có thể dẫn đến đuối nước. a) Dự đoán nguy cơ có thể xảy ra. b) Quan sát. c) Đưa ra cách ứng xử. d) Phân tích thông tin qua quan sát. + Em sẽ làm gì nếu bạn rủ đi bơi ở hồ, sông. - GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - Ôn tập kiến thức đã học. - Làm bài tập trong VBT. - Đọc trước nội dung bài 28. | - HS lắng nghe GV nêu câu hỏi. - HS trả lời: Em đã nghe thông tin về trường hợp đuối nước, người đó bị đuối nước vì đi bơi mà không có người giám sát. - HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài. - HS quan sát hình. - HS lắng nghe GV nêu câu hỏi. - HS trả lời: Hình 1a, c, d có nguy cơ dẫn đến đuối nước vì HS bơi ở nơi nguy hiểm, không mặc áo phao, đi khi nước ngập không thể xác định được đường. - HS lắng nghe, chữa bài. - HS lắng nghe yêu cầu của GV. - HS trả lời: Một số tình huống có nguy cơ đuối nước là: bơi ở hồ, ao, đập nước; các bể chứa nước không có nắp đậy; các khu vực ngập nước khi mưa,... - HS lắng nghe, ghi nhớ. - HS quan sát hình. - HS lắng nghe GV nêu câu hỏi. - HS trả lời: Những việc làm trong hình giúp phòng tránh đuối nước. + Hình 2a: HS nên tập bơi từ nhỏ và nên tập ở cơ sở trường lớp. + Hình 2b: rào kín xung quanh các khu vực ngập nước. + Hình 2c: Đặt biểu để cảnh báo mọi người không đi lại gần khu vực nguy hiểm. + Hình 2d: Thực hiện an toàn khi đi đường thủy. + Các việc làm khác để phòng tránh đuối nước như: không đi lại nơi ngập nước; không lại gần, chơi ở các bể chứa nước,...). - HS lắng nghe, chữa bài. - HS lắng nghe GV nêu câu hỏi. - HS trả lời: + Nên làm: học bơi và bơi ở những nơi an toàn, thực hiện các quy định an toàn khi tham gia giao thông đường thủy; che chắn bể chứa nước, rào kín ao, khu vực ngập nước. + Không nên làm: chơi đùa gần, đi bơi ở hồ, ao, sông, suối, biển; đi qua, lại gần nơi có dòng nước lớn, các nơi ngập nước. - HS lắng nghe, ghi bài. - HS đọc bài. - HS lắng nghe, ghi nhớ. - HS quan sát hình. - HS lắng nghe yêu cầu của GV. - HS trả lời: + Em nhỏ muốn đi bơi. + Người chị đã phân tích các tình huống có thể xảy ra và ngăn không cho em đi bơi. - HS lắng nghe, chữa bài. - HS lắng nghe yêu cầu của GV. - HS trả lời. - HS lắng nghe, tiếp thu, ghi bài. - HS quan sát hình. - HS lắng nghe yêu cầu của GV. - HS trả lời: Nước suối dâng cao và chảy xiết, không có người lớn đi cùng, không có phao cứu hộ,… có thể xảy ra đuối nước không nên lội qua. - HS lắng nghe, tiếp thu, chữa bài. - HS phân chia, thực hiện đóng vai theo hướng dẫn của GV. - HS đọc thông tin. - HS lắng nghe GV nêu câu hỏi. - HS trả lời: + Nên bơi ở những nơi an toàn, có phương tiện cứu hộ và người lớn giám sát. + Cần tắm tráng, khởi động trước khi xuống nước, giữ gìn vệ sinh chung và vệ sinh cá nhân. + Không nên: xuống bể bơi một mình khi không có người bảo hộ, giám sát; nô đùa, nghịch trong khi bơi; nhảy cắm đầu; bơi khi trời mưa, sấm chớp, trời tối, giữa trưa. - HS lắng nghe, ghi bài. - HS lắng nghe yêu cầu của GV. - HS chia sẻ: + Thỉnh thoảng còn đi bơi một mình, không có người giám sát; còn nô đùa, nghịch trong khi bơi. + Cam kết: không xuống bể bơi một mình khi không có người giám sát; không nô đùa, nghịch trong khi bơi,… - HS lắng nghe, phát huy. - HS lắng nghe yêu cầu của GV. - HS đọc bài. - HS lắng nghe, phát huy. - HS lắng nghe GV nêu câu hỏi. - HS trả lời: + Thực hiện an toàn khi tham gia giao thông đường thủy; tập bơi và đi bơi ở những nơi an toàn, có người giám hộ; không lại gần, chơi đùa gần, đi bơi ở hồ, ao, sông suối, biển; không đi qua, lại nơi có dòng nước lớn, các nơi ngập nước. + Thứ tự đúng: b; d; a; c. + Không đồng tình, không tham gia đi bơi ở hồ, sông; khuyên bạn từ bỏ ý định đi bơi ở hồ, sông. - HS lắng nghe, rút kinh nghiệm. - HS chú ý, thực hiện theo yêu cầu của GV. |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Xem thêm giáo án khác
GIÁO ÁN WORD LỚP 4 MỚI SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 4 MỚI SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC
GIÁO ÁN LỚP 4 BỘ SÁCH KHÁC
Giáo án tất cả các môn lớp 4 chân trời sáng tạo
Giáo án tất cả các môn lớp 4 cánh diều