Soạn giáo án KHTN 7 chân trời sáng tạo Bài 24. Thực hành chứng minh quang hợp ở cây xanh

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án KHTN 7 Bài 24. Thực hành chứng minh quang hợp ở cây xanh sách chân trời sáng tạo . Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo

BÀI 24. THỰC HÀNH CHỨNG MINH QUANG HỢP Ở CÂY XANH

(2 TIẾT)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: 

●     Sử dụng được các dụng cụ, thiết bị, mẫu vật của bài thực hành

●     Tiến hành được thí nghiệm chứng minh quang hợp ở cây xanh

2. Năng lực

- Năng lực chung: 

●     Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ của bản thân khi thực hiện các nhiệm vụ được GV yêu cầu trong giờ thực hành.

●     Giao tiếp và hợp tác: Chia sẻ và thực hiện được đúng nhiệm vụ được phân công trong nhóm để tiến hành các thí nghiệm chứng minh quang hợp ở cây xanh.

●     Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thông qua các thí nghiệm, rút ra được kết luận về các sản phẩm tạo ra sau quá trình quang hợp.

- Năng lực về sinh học: 

●     Tìm hiểu tự nhiên: Quan sát, phát hiện các sản phẩm được tạo ra trong quá trình quang hợp.

●     Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Trình bày được cách tiến hành thí nghiệm chứng minh hiện tượng quang hợp ở cây xanh.

3. Phẩm chất:

●     Trung thực trong quá trình thực hành và báo cáo kết quả thực hành của cá nhân và nhóm.

●     Tạo hứng thú và khám phá học tập khoa học tự nhiên.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên: 

●     SGK, SGV, Giáo án.

●     Dụng cụ: Đèn cồn, giá đỡ, ống nghiệm, kẹp ống nghiệm, cốc thủy tinh

●     Hóa chất: Cồn 900, dung dịch iodine, nước cất

●     Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh: 

●     Sách giáo khoa, SBT

●     Mẫu vật: Chậu cây xanh (ví dụ: cây rau lang, cây trầu bà, cây hoa giấy, ...)

●     Thực hành bước 1 – 2 thí nghiệm 1 trong SGK trước khi thực hành trên lớp từ 1 – 2 ngày

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS, bước đầu khơi gợi nội dung bài học.

b. Nội dung: Ôn lại các kiến thức về quang hợp ở thực vật

c. Sản phẩm học tập: HS nhắc lại các kiến thức về quang hợp ở thực vật

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS

+ Nhắc lại khái niệm về quá trình quang hợp ở thực vật, nêu phương trình quang hợp 

+ Nêu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình quang hợp ở thực vật

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng các kiến thức đã học để trả lời câu hỏi

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV gọi ngẫu nhiên HS đứng dậy trình bày câu trả lời của mình:

+ Quang hợp là quá trình tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ nhờ năng lượng ánh sáng. Trong đó, năng lượng ánh sáng mặt trời được lục lạp ở lá cây hấp thụ, chuyển hóa thành dạng năng lượng hóa học tích trữ trong các hợp chất hữu cơ (glucose, tinh bột), đồng thời giải phóng khí oxygen.

+Phương trình quang hợp:

+ Một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình quang hợp: ánh sáng, nước, carbon dioxide, nhiệt độ

- GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá và bổ sung ý cho bạn (nếu có).

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV nhận xét, đánh giá, dẫn dắt vào bài học mới: Bài 24. Thực hành chứng minh quang hợp ở cây xanh

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Xác định có sự tạo thành tinh bột trong quá trình quang hợp ở cây xanh.

a. Mục tiêu: HS thực hiện và thiết kế được thí nghiệm dưới sự hướng dẫn của GV.

b. Nội dung: GV hướng dẫn các bước tiến hành thí nghiệm và thiết kế thí nghiệm 1: xác định có sự tạo thành tinh bột trong quá trình quang hợp ở cây xanh

c. Sản phẩm học tập: HS thực hành thí nghiệm 1

d. Tổ chức thực hiện :

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ

- GV kiểm tra phần chuẩn bị ở nhà của HS (thực hành bước 1, bước 2 của thí nghiệm 1 SGK ), sử dụng kĩ thuật hỏi – đáp để hướng dẫn HS

+ Tác dụng của việc dùng băng giấy đen che phủ một phần lá ở cả hai mặt?

+ Phần nào của lá thí nghiệm đã tạo ra tinh bột? Vì sao?

- GV giới thiệu dụng cụ và hóa chất làm thí nghiệm

- GV hướng dẫn các bước thực hiện phần thực hành như hình 24.2 trong SGK  

- GV lưu ý vấn đề an toàn khi sử dụng cồn, các ống nghiệm, panh với học sinh

1. Cồn là chất dễ cháy, hãy cẩn thận khi thao tác

2. Dùng panh gắp lá cây sau khi đun sôi lá; đun cách thủy cẩn thận, tránh bỏng

- GV lưu ý một số thông tin:

+ Đun sôi lá cây thí nghiệm bằng nước cất: để ngưng các hoạt động sống của tế bào

+ Đun lá trong dung dịch cồn 900: để tẩu chất diệp lục trong lá

+ Nhỏ dung dịch iodine vào lá thí nghiệm: nhằm mục đích kiểm tra sự có mặt của tinh bột trong các phần của lá

- GV yêu cầu các nhóm thực hành thí nghiệm theo các bước như hình 24.2; ghi nhận lại hiện tượng và kết luận vào báo cáo thực hành

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin sgk, thực hành thí nghiệm theo nhóm

- HS ghi nhận lại hiện tượng và kết luận vào báo cáo thực hành

- GV quan sát các nhóm tiến hành, hỗ trợ các nhóm (nếu cần)

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 HS trong nhóm  đứng dậy trình bày kết quả thí nghiệm

- HS các nhóm khác nhận xét, đánh giá, bổ sung câu trả lời

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV đánh giá, nhận xét, kết luận, chuyển sang nội dung tiếp theo.

1. Chuẩn bị

+ Dụng cụ: Đèn cồn, giá đỡ, ống nghiệm, kẹp ống nghiệm, cốc thủy tinh, panh

+ Hóa chất: Cồn 900, dung dịch iodine, nước cất

+ Mẫu vật: Chậu cây xanh (cây rau lang, cây trầu bà, cây hoa giấy,...)

2. Các bước tiến hành

* Thí nghiệm 1: Xác định có sự tạo thành tinh bột trong quá trình quang hợp ở cây xanh

Bước 1: Dùng băng giấy đen che phủ một phần lá cây ở cả hai mặt, đặt cây vào chỗ tối ít nhất hai ngày.

Bước 2: Đem chậu cây ra để chỗ có nắng trực tiếp (hoặc để dưới ánh sáng của bóng đèn điện 500W) từ 4 – 8 giờ

Bước 3: Sau 4 – 8 giờ, ngắt chiếc lá thí nghiệm, tháo băng giấy đen, cho lá vào cốc thủy tinh đựng nước cất, sau đó đun lá trong nước sôi khoảng 60 giây (24.2a)

Bước 4: Tắt bếp, dùng panh gắp lá và cho vào ống nghiệm có chứa cồn 900 đun cách thủy trong vài phút (hoặc cho đến khi thấy lá mất màu xanh lục) (24.2b)

Bước 5: Rửa sạch lá cây trong cốc nước ấm (Hình 24.2c)

Bước 6: Bỏ lá cây vào cốc thủy tinh hoặc đĩa petri, nhỏ vào vài giọt dung dịch iodine pha loãng (Hình 24.2d). Nhận xét vè màu sắc của lá cây.

 

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án KHTN 7 chân trời sáng tạo

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn

Tải giáo án:

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Giải bài tập những môn khác