Soạn giáo án KHTN 7 chân trời sáng tạo Bài 18. Nam châm (2 tiết)
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án KHTN 7 Bài 18. Nam châm (2 tiết) sách chân trời sáng tạo . Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
BÀI 18. NAM CHÂM (2 TIẾT)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
· Tiến hành thí nghiệm để nêu được: Tác dụng của nam châm đến các vật liệu khác nhau. Sự định hướng của thanh nam châm (kim nam châm)
· Xác định được cực Bắc và cực Nam của thanh nam châm.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
· Tự chủ và học tập: Chủ động, tích cực tìm hiểu những thiết bị, dụng cụ có liên quan đến nam châm, tự thực hiện các thí nghiệm.
· Giao tiếp và hợp tác: ham gia thảo luận, trình bày, diễn đạt các ý tưởng, nội dung theo ngôn ngữ vật lí.
· Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đề xuất được cách giải thích ngắn gọn, chính xác cho những tính huống được nêu trong bài.
- Năng lực môn vật lí:
· Năng lực nhận thức vật lí: Biết được lịch sử phát hiện của nam châm, sự tồn tại của nam châm, tính chất của nam châm, cách chế tác nam châm, ứng dụng nam châm trong cuộc sống.
· Năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí: Tiến hành các thí nghiệm phát hiện nam châm, các vật có từ tính, xác định các cực của các dạng nam châm khác nhau.
· Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Nêu một số ứng dụng của nam châm trong các thiết bị, dụng cụ thường gặp trong cuộc sống.
3. Phẩm chất:
· Tham gia tích cực hoạt động trong lớp cũng như ở nhà.
· Cẩn thận, trung thực, thực hiện an toàn quy trình làm thí nghiệm.
· Có niềm say mê, hứng thú, thích tìm tòi, khám phá, đặt câu hỏi.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên:
- SGK, SGV, Giáo án.
- Bộ thí nghiệm thực hành cho nhóm HS gồm:
+ Hai nam châm thẳng đứng;
+ Một nam châm chữ U;
+ Một kim nam châm;
+ Mộ số vật nhỏ làm bằng sắt, thép, nhôm, đồng, gỗ;
+ Giá thí nghiệm
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh:
- Sách giáo khoa, SBT, vở ghi
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS trước khi vào bài học mới.
b. Nội dung: GV đặt câu hỏi vui, yêu cầu HS suy nghĩ, đưa ra ý kiến của cá nhân.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt câu hỏi: Theo em, trong giai đoạn đầu của việc phân loại rác, làm thế nào để tách một số vật thể bằng sắt, thép khỏi đống rác?
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận câu hỏi, suy nghĩ câu trả lời.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- HS thoải mái chia sẻ, đưa ra suy nghĩ và câu trả lời: Sử dụng nam châm….
- GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá và bổ sung ý cho bạn (nếu có).
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện
- GV đặt vấn đề, dẫn dắt HS vào nội dung bài học mới, bài 18. Nam châm
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Nam châm
a. Mục tiêu: Biết được nguồn gốc ra đời và hình dạng của nam châm.
b. Nội dung: GV giảng giải, phân tích, yêu cầu HS đọc SGK, thảo luận, trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS trả lời về nguồn gốc ra đời và hình dạng của nam châm
d. Tổ chức thực hiện :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu về nam châm Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK, thảo luận, trả lời câu hỏi: + Nam châm được tìm ra ở đâu, từ khoảng thời gian nào? + Lực tương tác của nam châm với sắt là lực tiếp xúc hay lực không tiếp xúc? + Thế nào được gọi là nam châm vĩnh cửu? Hãy kể ra một số dụng cụ hoặc thiết bị có sử dụng nam châm vĩnh cửu? - GV chốt lại kiến thức, mở rộng: Nam châm tuy cứng, nhưng nếu ở nhiệt độ cao hoặc làm va đập mạnh …thì nam châm cũng thể mất từ tính. - GV yêu cầu HS tìm cách giải cho bài luyện tập: Loa là thiết bị dùng để phát ra âm thanh. Hãy đề xuất một cách đơn giản giúp xác định được bộ phận nào trong loa có từ tính? Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK, trả lời câu hỏi. - GV quan sát quá trình HS thực hiện, hỗ trợ khi HS cần. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - Đại diện 2- 3 HS đứng dậy trình bày câu trả lời - HS khác nhận xét, đánh giá, bổ sung Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện - GV đánh giá, nhận xét, kết luận, chuyển sang nội dung mới.
Nhiệm vụ 2. Quan sát hình dạng của nam châm Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chiếu hình ảnh 18.2 và đặt câu hỏi: + Theo em, nam châm có hình dạng và kích thước như thế nào? + Đặc điểm trên các thanh nam châm là gì? + Gọi tên các nam châm trong hình dựa theo hình dạng của chúng? Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK, trả lời câu hỏi. GV quan sát quá trình HS thực hiện, hỗ trợ khi HS cần. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - HS trình bày về hình dạng của nam châm Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện - GV đánh giá, nhận xét, kết luận, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. | 1. Nam châm a. Tìm hiểu về nam châm - Nam châm được tìm thấy khoảng 600 năm TCN ở Hy Lạp. - Nam châm là những vật có từ tính, có thể hút được các vật bằng sắt, thép... - Nam châm vĩnh cữu là những nam châm có từ tính tồn tại trong thời gian dài. - Một số thiết bị có sử dụng nam châm vĩnh cửu: tivi, điện thoại, máy tính, loa, xe ô tô... *BT luyện tập: Để xác định được bộ phận của loa có từ tính, ta chỉ cần lấy một mẩu sắt (thép), lần lượt đặt vào các bộ phận của loa, nếu bộ phận nào hút mẩu sắt (thép) thì ở đó có từ tính.
b. Quan sát hình dạng của nam châm - Nam châm có hình dạng và kích thước đa dạng. - Trên các thanh nam châm có kí hiệu N, S với hai màu khác nhau. - Một số tên gọi của nam châm: nam châm chữ U, chữ I,...
|
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án KHTN 7 chân trời sáng tạo
Tải giáo án:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác