Soạn giáo án KHTN 7 chân trời sáng tạo Bài 12. Mô tả sóng âm (3 tiết)

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án KHTN 7 Bài 12. Mô tả sóng âm (3 tiết) sách chân trời sáng tạo . Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo

CHỦ ĐỀ 4. ÂM THANH

BÀI 12. MÔ TẢ SÓNG ÂM (3 TIẾT)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: 

●      Thực hiện thí nghiệm tạo sóng âm (như gảy đàn, gõ vào thanh kim loại…) để chứng tỏ được sóng âm có thể truyền được trong chất rắn, lỏng, khí.

●      Giải thích được sự truyền sóng âm trong không khí.

2. Năng lực

- Năng lực chung: 

●      Tự chủ và tự học: Tích cực tham gia các hoạt động thí nghiệm và thảo luận trong bài học.

●      Giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm hiệu quả theo sự phân công của GV, đảm bảo mỗi HS đều có cơ hội tham gia thực hành và trình bày báo cáo trước lớp.

●      Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đề xuất được cách giải thích ngắn gọn, chính xác cho những tính huống được nêu trong bài.

- Năng lực về vật lí: 

●      Năng lực nhận thức vật lí: Hiểu được sóng âm là sự lan truyền các dao động phát ra từ nguồn âm đến tai ta; thực hiện được thí nghiệm chứng minh sóng âm có thể truyền trong môi trường chất rắn, chất lỏng và chất khí. Giải thích được sự truyền sóng âm trong không khí.

●      Năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí: Tiến hành được thí nghiệm tạo sóng âm và sự truyền âm trong chất rắn, chất lỏng và chất khí.

3. Phẩm chất:

●      Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.

●      Cẩn thận và thực hiện an toàn trong quá trình làm thí nghiệm

●      Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên nói chung và phần vật lí nói riêng.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên: 

●      SGK, SGV, SBT

●      Tranh vẽ, hình ảnh minh họa có liên quan sóng âm. 

●      Các loại dụng cụ: thanh sắt, trống, đàn, dây chun, hộp, còi…

●      Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh: 

●      Sách giáo khoa

●      Dụng cụ thực hành thí nghiệm: thanh sắt, dây chun, còi, hộp...

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS, bước đầu khơi gợi nội dung bài học.

b. Nội dung: GV cho HS tạo ra âm thanh từ một số dụng cụ, đặt câu hỏi, HS suy nghĩ trả lời.

c. Sản phẩm học tập: HS tạo được âm thanh, đưa ra được câu trả lời.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đưa 1 chiếc chai không, 1 cái còi và nhờ 2 bạn HS lên bảng thổi hai vật này sao cho phát ra âm thanh.

- Sau đó, GV đặt câu hỏi: Khi thổi vào phía trên miệng chai hay thổi còi, chúng ta sẽ nghe được âm thanh phát ra. Âm thanh được tạo ra và truyền đến tai chúng ta như thế nào?

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS xem các bạn thực hiện, tiếp nhận câu hỏi, suy nghĩ câu trả lời.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV gọi 2 – 3 dậy chia sẻ câu trả lời của mình trước lớp

- GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá và bổ sung ý cho bạn (nếu có).

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV ghi nhận câu trả lời của HS, sau khi kết thúc bài học sẽ kết luận câu trả lời của HS đúng hay sai. Gv dẫn dắt vào bài học mới, Bài 12. Mô tả sóng âm.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Sóng âm

a. Mục tiêu: Thông qua thí nghiệm, giúp HS cảm nhận trực tiếp sự dao động của nguồn âm khi phát ra âm thanh, từ đó hình thành khái niệm về dao động và sóng âm.

b. Nội dung: GV chia HS hoạt động theo nhóm, tiến hành thí nghiệm, thảo luận, trả lời câu hỏi vận dụng.

c. Sản phẩm học tập: HS nêu được khái niệm dao động và sóng âm.

d. Tổ chức thực hiện :

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu về sóng âm

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành các nhóm 4 – 6 HS, yêu cầu các nhóm thực hiện thí nghiệm 1, sau đó tiến hành thảo luận câu hỏi 1.

1. Mô tả thí nghiệm khi chạm nhẹ ngón tay lên nhánh âm thoa sau khi gõ.

2. Mô tả cảm giác khi chạm nhẹ ngón tay lên mặt trống sau khi gõ.

3. Mô tả chuyển động của dây đàn và cảm giác khi chạm nhẹ ngón tay lên dây đàn sau khi gảy.

4. Khi âm thoa, mặt trống, dây đàn phát ra âm thanh thì chúng có đặc điểm gì giống nhau?

- Sau khi HS tổng kết được rằng các vật rung động thì phát ra âm thanh, GV dẫn dắt HS: Trong khoa học, người ta gọi kiểu chuyển động đi qua đi lại như của dây đàn khi phát ra âm thanh là dao động. Và vật dao động phát ra âm thanh được gọi là nguồn âm.

- GV tiếp tục trình bày: Các dao động của nguồn âm có thể lan truyền sang môi trường xung quanh, làm xuất hiện các dao động lan đi trong môi trường và người ta gọi các dao động âm đang lan truyền này là sóng âm.

- GV sử dụng hình ảnh về sự gõ nhịp của ngón tay trên mặt nước để làm xuất hiện các gợn sóng lăn đi trên mặt nước để minh họa cho mối liên hệ gần gũi giữa dao động và sóng.

Diagram

Description automatically generated with medium confidence

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin sgk, thực hiện thí nghiệm, lắng nghe GV trình bày, trả lời câu hỏi. 

- GV trình bày, hướng dẫn HS lần lượt khám phá nội dung bài học.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2- 3 nhóm đứng dậy trình bày câu trả lời

- HS nhóm khác nhận xét, đánh giá, bổ sung

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV đánh giá, nhận xét, kết luận, chuyển sang nội dung mới.

- GV lưu ý với HS: Chúng ta dùng từ “âm thanh” khi mô tả liên quan đến hoạt động nghe và dùng từ “sóng âm” khi đề cập đến sự lan truyền âm thanh trong các môi trường.

 

Nhiệm vụ 2. Hoạt động vận dụng

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giữ nguyên các nhóm, yêu cầu các nhóm sử dụng cụ đã chuẩn bị trước đó, thực hiện thí nghiệm, trả lời câu hỏi vận dụng.

+ Thực hiện các hoạt động sau và chỉ ra bộ phận giao động phát ra âm thanh trong mỗi trường hợp:

A picture containing graphical user interface

Description automatically generated

a. Căng dây chun trên hộp rỗng như hình a rồi gảy vài lần vào dây chun.

b. Thổi vào còi

+ Chỉ ra bộ phận giao động phát ra âm thanh trong tình huống mở đầu.

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin sgk, thực hiện thí nghiệm, lắng nghe GV trình bày, trả lời câu hỏi. 

- GV trình bày, hướng dẫn HS lần lượt khám phá nội dung bài học.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm đứng dậy trình bày câu trả lời

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương tinh thần học tập của HS.

- GV nhấn mạnh: Đối với hoạt động thổi kèn lá, kèn giấy, huýt sáo, hay thổi còi (ngắn), không khí trong khoang miệng và vòm hàm của người thổi giữ một vai trò quan trọng trong việc tạo ra âm thanh. Âm thanh được tạo ra do sự dao động của không khí.

1. Sóng âm

*Thí nghiệm 1:

1. Nhánh âm thoa rung lên

2. Mặt trống rung lên

3. Chuyển động dây đàn: Đi lên đi xuống rất nhanh

4. Đặc điểm giống nhau: Tất cả các vật dụng này đều dao động qua lại vị trí cân bằng.
*Kết luận:

- Sự rung động qua lại vị trí cân bằng của những vật khi phát ra âm thanh được gọi là dao động.

- Vật dao động phát ra âm thanh được gọi là nguồn âm.

- Sóng âm được phát ra bởi các vật đang dao động.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

*Bài tập vận dụng:

a) Bộ phận dao động: dây chun

b) Bộ phận dao động: còi

- Bộ phận dao động trong câu mở đầu: chai thủy tinh.







 

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án KHTN 7 chân trời sáng tạo

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn

Tải giáo án:

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Giải bài tập những môn khác