Soạn giáo án KHTN 7 chân trời sáng tạo Bài 19. Từ trường (3 tiết)

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án KHTN 7 Bài 19. Từ trường (3 tiết) sách chân trời sáng tạo . Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo

BÀI 19. TỪ TRƯỜNG (3 TIẾT)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

·      Nêu được vùng không gian bao quanh một nam châm (hoặc dây dẫn mang dòng điện), mà vật liệu có tính chất từ đặt trong nó chịu tác dụng lực từ, được gọi là từ trường.

·      Nêu được khái niệm từ phổ và tạo được từ phổ bằng mạt sắt và nam châm.

·      Nêu được khái niệm đường sức từ và vẽ được đường sức từ quanh một thanh nam châm.

2. Năng lực

- Năng lực chung:

·      Tự chủ và học tập: Chủ động, tích cực tham gia các hoạt động học tập.

·      Giao tiếp và hợp tác: Tham gia thảo luận, trình bày, diễn đạt các ý tưởng, nội dung theo ngôn ngữ vật lí.

·      Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đề xuất các ý tưởng, phương án để thảo luận, giải quyết các vấn đề nêu ra trong bài học.

- Năng lực khoa học tự nhiên:

·      Năng lực nhận thức khoa học tự nhiên: Biết được ý nghĩa của từ trường, từ phổ, đường sức từ.

·      Năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên: Tìm hiểu cách xác định từ phổ, đường sức từ của những dạng nam châm khác nhau.

·      Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng các kiến thức đã học để vẽ đường sức từ của các nam châm có hình dạng khác nhau, từ đó xác định các cực và độ mạnh yếu của từ trường tại các điểm khác nhau trong từ trường.

3. Phẩm chất:

·      Tham gia tích cực hoạt động trong lớp cũng như ở nhà.

·      Cẩn thận, trung thực, thực hiện an toàn quy trình làm thí nghiệm.

·      Có niềm say mê, hứng thú, thích tìm tòi, khám phá, đặt câu hỏi.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên:

- SGK, SGV, Giáo án.

- Bộ thí nghiệm thực hành cho nhóm HS gồm:

+ Kim nam châm có thể quay tự do quanh trục thẳng đứng

+ Thanh nam châm đặt trên giá đỡ

+ Tấm nhựa trong

+ Mạt sắt

- Video về thí nghiệm Oersted

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh:

- Sách giáo khoa, SBT, vở ghi

- Đồ dùng học tập

- Đọc trước nội dung bài 19. Từ trường

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS trước khi vào bài học mới.

b. Nội dung: GV nêu vấn đề, HS suy nghĩ xác định vấn đề cần giải quyết trong bài học

c. Sản phẩm học tập: HS xác định được vấn đề cần giải quyết trong bài học

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV làm thí nghiệm: đưa một vật bằng sắt đến gần nam châm rồi đặt câu hỏi:  Vì sao khi đưa các vật liệu từ gần nam châm thì xuất hiện lực hút?

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận câu hỏi, suy nghĩ câu trả lời.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- HS thoải mái chia sẻ, đưa ra suy nghĩ và câu trả lời

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV đặt vấn đề: “Vùng không gian xung quanh nam câm có tính chất gì?”, từ đó dẫn dắt HS vào nội dung bài học mới, bài 19. Từ trường

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Từ trường (trường từ)

Hoạt động 1. Nhận biết từ trường của thanh nam châm

a. Mục tiêu: HS tiến hành thí nghiệm để biết rằng không gian xung quanh nam châm tồn tại từ trường.

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS tiến hành thí nghiệm, thảo luận, trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS trả lời về phương pháp để phát hiện từ trường

d. Tổ chức thực hiện :

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giới thiệu và phát dụng cụ thí nghiệm cho các nhóm

- GV hướng dẫn các nhóm tiến hành thí nghiệm theo các bước trong SGK

- GV chiếu thí nghiệm ảo về sự tương tác giữa 2 nam châm và giới thiệu thêm: người xưa cũng đã tiến hành những thí nghiệm tương tự và đã kết luận xung quanh nam châm tồn tại từ trường. Chính từ trường tương tác lên kim nam châm.

- GV yêu cầu HS thảo luận câu hỏi 1: Ngoài nam châm, ta có thể dùng các vật nào khác để phát hiện từ trường không?

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK, tiến hành thí nghiệm, thảo luận trả lời câu hỏi.

- GV quan sát quá trình HS thực hiện, hỗ trợ khi HS cần.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- Đại diện HS đứng dậy trình bày câu trả lời

- HS khác nhận xét, đánh giá, bổ sung

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV đánh giá, nhận xét, kết luận, chuyển sang nội dung mới.

1. Từ trường

a. Nhận biết từ trường của thanh nam châm

- Chuẩn bị: Kim nam châm có thể quay tự do quanh trục thẳng đứng, thanh nam châm đặt trên giá đỡ

- Tiến hành: SGK

à Thí nghiệm trên chứng tỏ vùng không gian bao quanh nam châm có khả năng tác dụng lực từ lên kim nam châm đặt trong nó. Ta nói vùng không gian bao quanh nam châm có từ trường.

C1. Một phương pháp khác để phát hiện từ trường là sử dụng các vật có từ tính. Nếu xuất hiện các lực tác dụng lên các vật bằng sắt, thép, coban,.. thì kết luận vùng không gian ấy tồn tại từ trường

 

 

 

 

Hoạt động 2. Nhận biết từ trường của dây dẫn mang dòng điện

a. Mục tiêu: HS biết được xung quanh dây dẫn mang dòng điện cũng tồn tại từ trường

b. Nội dung: GV cho HS quan sát thí nghiệm Oersted, thảo luận trả lời các câu hỏi trong SGK

c. Sản phẩm học tập: HS rút ra được kết luận về sự tồn tại từ trường và tính chất của từ trường

d. Tổ chức thực hiện :

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS quan sát video thí nghiệm Oersted (hoặc thí nghiệm ảo)

https://www.youtube.com/watch?v=S4Vw67rinEI ( Thí nghiệm Osterd: từ 0:00 đến 2:20)

- GV hướng dẫn HS so sánh vị trí của nam châm khi khóa K mở (không có dòng điện) và đóng (có dòng điện) để từ đó khẳng định xung quanh dây dẫn mang dòng điện cũng tồn tại từ trường tác dụng lên các vật có từ tính.

- GV yêu cầu HS thảo luận trả lời câu hỏi 2 và câu hỏi luyện tập trong SGK:

+ Thí nghiệm Oersted cho thấy có điểm nào giống nhau giữa không gian quanh nam châm và dòng điện.

+ Xung quanh vật nào sau đây có từ trường?

a) Bóng đèn điện đang sáng.

b) Cuộn dây đồng nằm trên kệ.

- GV giới thiệu phần mở rộng trong SGK về bảng cách báo từ trường mạnh.

- Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe, quán sát thí nghiệm, tiếp nhận câu hỏi, trả lời

- GV phân tích và hướng dẫn để HS hiểu bài

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- HS trình bày câu trả lời, ghi chép nội dung chính.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV đánh giá, nhận xét, kết luận, chuyển sang nội dung mới.

* Nhận biết từ trường của dây dẫn mang dòng điện

- Thí nghiệm Oersted: Đặt dây dẫn song song với kim nam châm (có thể quay tự do trên trục thẳng đứng). Khi có dòng điện đi qua dây dẫn, kim nam châm lệch khỏi vị trí ban đầu.

* Kết luận

- Không gian xung quanh nam châm, xung quanh dòng điện tồn tại từ trường (trường từ)

- Từ trường tác dụng lực từ lên vật liệu từ đặt trong nó.

C2. Điểm giống nhau giữa không gian quanh nam châm và dòng điện trong thí nghiệm Oersted: không gian quanh nam châm và không gian quanh dây dẫn mang dòng điện đều có từ trường.

* Luyện tập

Từ trường tồn tại xung quanh bóng đèn điện đang sáng, không tồn tại xung quanh cuộn dây đồng đang nằm trên kệ.

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án KHTN 7 chân trời sáng tạo

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn

Tải giáo án:

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Giải bài tập những môn khác