Soạn giáo án KHTN 7 chân trời sáng tạo Bài 1. Phương pháp và kĩ năng học tập môn khoa học tự nhiên (5 tiết)
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án KHTN 7 Bài 1. Phương pháp và kĩ năng học tập môn khoa học tự nhiên (5 tiết) sách chân trời sáng tạo . Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
BÀI 1. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ NĂNG HỌC TẬP MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN (5 tiết)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Trình bày và vận dụng được một số phương pháp, kĩ năng hoc tập môn KHTN:
· Phương pháp tìm hiểu tự nhiên
· Thực hiện được các kĩ năng: quan sát, phân loại, liên kết, đo, dự báo.
· Làm được báo cáo, thuyết trình.
· Sử dụng được một số dụng cụ đo ( trong nội dung môn KHTN 7)
2. Năng lực
- Năng lực chung:
· Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu các phương pháp kĩ năng học tập môn KHTN
· Giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm hiệu quả và đảm bảo các thành viên trong nhóm đều tích cực tham gia thảo luận câu hỏi, nhiệm vụ học tập.
· Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
- Năng lực riêng:
· Nhận thức khoa học tự nhiên: Trình bày được một số phương pháp và kĩ năng trong học tập môn KHTN.
· Tìm hiểu tự nhiên: Sử dụng phương pháp tìm hiểu tự nhiên và các kĩ năng tiến trình (quan sát, phân loại, liên kết, dự báo) để tìm hiểu các hiện tượng tự nhiên trong học tập môn KHTN.
· Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Làm được báo cáo, thuyết trình; Sử dụng được một số dụng cụ đo ( dao động kí, đồng hồ đo thời gian hiện số dùng cổng quang điện).
3. Phẩm chất
· Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
· Cẩn thận, trung thực và thực hiện yêu cầu bài học.
· Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với GV: SGK, tài liệu giảng dạy, giáo án PPT.
2. Đối với HS: SGK, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước, ...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐẦU ( MỞ ĐẦU)
a, Mục tiêu:Đưa ra các ví dụ thực tiễn gần gũi với các em HS để khơi gợi hứng thú học tập.
b, Nội dung:GV nêu vấn đề, HS suy nghĩ trả lời câu hỏi.
c, Sản phẩm:đáp án của HS về phương pháp, kĩ năng và các loại dụng cụ đo.
d, Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV nêu vấn đề:
Các sự vật hiện tượng trong thế giới tự nhiên rất đa dạng và phong phú. Chẳng hạn, chúng ta có thể thấy lá cây xấu hổ tự khép lại khi có vật chạm vào, dòng sông đục ngầu khi mùa lũ đi qua, các đàn chim di cư bay theo hình chữ V,... Từ đó, xuất hiện những câu hỏi vì sao, nguyên nhân nào gây ra hiện tượng này. Học tập môn Khoa học tự nhiên giúp ta nhận thức, tìm hiểu thế giới tự nhiên và vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học vào trong cuộc sống. Để tìm hiểu thế giới tự nhiên, cần vận dụng phương pháp nào, thực hiện các kĩ năng gì và sử dụng các dụng cụ đo nào?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS quan sát và chú ý lắng nghe yêu cầu và đưa ra đáp án.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- Các HS xung phong phát biểu trả lời.
Bước 4: Kết luận, nhận xét:
- GV nhận xét, đánh giá và dẫn dắt vào bài: Để biết chính xác, tìm hiểu thế giới tự nhiên, cần vận dụng phương pháp nào, thực hiện các kĩ năng gì và sử dụng các dụng cụ đo nào? Chúng ta cùng đi tìm hiểu Bài 1. Phương pháp và kĩ năng học tập môn khoa học tự nhiên.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Vận dụng phương pháp tìm hiểu tự nhiên trong học tập.
a) Mục tiêu: Tìm hiểu các bước trong phương pháp tìm hiểu tự nhiên qua việc phân tích các tình huống giới thiệu trong sgk. Từ đó nêu được một số ví dụ minh họa và trả lời hoàn chỉnh cho các câu hỏi luyện tập.
b) Nội dung: HS hoạt động nhóm 4, quan sát sơ đồ, ví dụ minh họa về phương pháp tìm hiểu tự nhiên để trả lời câu
c) Sản phẩm: Các bước tìm hiểu khoa học tự nhiên, đáp án các luyện tập 1, 2, 3, 4, 5 sgk trang 7 và câu hỏi phần mở rộng.
d) Tổ chức thực hiện:
HĐ CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN | ||||||||||||||
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS làm việc nhóm 4 quan sát sơ đồ, đọc sgk trang 6,7 và nêu các bước và nội dung các bước phương pháp tìm hiểu tự nhiên.
- GV yêu cầu HS làm việc nhóm 4 quan sát sơ đồ, tình huống minh họa, thảo luận trả lời câu luyện tập 1, 2, 3, 4, 5 sgk trang 7. + Tình huống minh họa : Bước 1: Quan sát và đặt câu hỏi nghiên cứu: Khi quan sát thực vật, thấy chúng lớn lên theo thời gian, ta sẽ đặt câu hỏi: Nguyên nhân nào đã thay đổi ở thực vật làm cho chúng ngày càng phát triển, tăng kích thước theo thời gian? Bước 2: Hình thành giả thuyết Thực vật được cấu tạo bởi các tế bảo, nên nguyên nhân thực vật tăng trưởng kích thước là do số lượng tế bào tăng lên. Ở cùng một mẫu thực vật, nếu thực vật càng lớn thì số lượng tế bào trên các bộ phận của chúng sẽ càng nhiều. Bước 3: Lập kế hoạch kiểm tra giả thuyết Ta lập kế hoạch đếm số tế bào giữa cây trưởng thành và câu chưa trưởng thành: Chọn cây cùng loại, lấy thân cây trưởng thành và thân cây chưa trưởng thành, cắt thân cây theo chiều ngang; sử dụng kính hiển vi để quan sát tế bào, ghi lại số tế bào quan sát được, so sánh số lượng tế bào giữa chúng. Bước 4: Thực hiện kế hoạch
Xử lí, phân tích dữ liệu, tiến hành so sánh số tế bào của cây trưởng thành và cây chưa trưởng thành. Ta thấy số tế bào của cây trưởng thành lớn hơn rất nhiều so với cây chưa trưởng thành Bước 5: Kết luận: Kết luận: Thực vật sinh trưởng do sự tăng kích thước và số lượng tế bào.
- GV yêu cầu HS nêu nội dung phương pháp tìm hiểu tự nhiên.
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm 4 đọc phần mở rộng, quan sát hình ảnh và cho biết: + Mendeleev tiến hành nghiên cứu và phát minh điều gì về sự sắp xếp các nguyên tố hóa học. + Galilei đã làm thí nghiệm gì, ở đâu để chứng minh mọi vật đều rơi với cùng một gia tốc rơi tự do. + Hooke đã chế tạo ra kính hiển vi quang học. Chế tạo này có ý nghĩa gì ? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức. - HS suy nghĩ trả lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày. - Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc. - GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. | 1. Phương pháp tìm hiểu tự nhiên. Các bước phương pháp tìm hiểu tự nhiên: + Bước 1: Quan sát và đặt câu hỏi nghiên cứu: quan sát để nhận ra tình huống có vấn đề và đặt được các câu hỏi tìm hiểu vấn đề đó. + Bước 2: Hình thành giả thuyết: Dựa trên những quan sát và phân tích, có thể dưa ra dự đoán về câu trả lời cho câu hỏi đặt ra ở bước 1. Câu trả lời giả định này được gọi là giả thuyết. + Bước 4: Thực hiện kế hoạch: thực hiện các nội dung trong kế hoạch đã đề ra như làm thí nghiệm, thu thập và xử lí số liệu, phân tích kết quả,... + Bước 5: Kết luận: Khẳng định giả thuyết được chấp nhận hay bác bỏ. Nếu giả thuyết bị bác bỏ sẽ quay lại bước 2.
- Trả lời luyện tập 1 sgk trang 7: + Một hiện tượng trong tự nhiên: Vào những ngày đông lạnh giá, Hà Nội và các tỉnh miền Bắc thường xuất hiện sương mù vào sang sớm hoặc chiều tối. Sáng sớm khi Mặt Trời chưa xuất hiện thì sương mù thường dày đặc, bao phủ các ngôi nhà, con đường, … nhưng khi xuất hiện Mặt Trời, sương mù bay hơi nhanh chóng. - Trả lời luyện tập 2 sgk trang 7: Nếu nhiệt độ thay đổi (tăng lên) thì hơi nước trong sương mù bay hơi nhanh chóng. - Trả lời luyện tập 3 sgk trang 7: Lựa chọn mẫu vật, dụng cụ thí nghiệm, phương pháp, kĩ thuật thích hợp (thực nghiệm, điều tra,...) và lập phương án kiểm tra giả thuyết. + Mẫu vật: Nước đá + Dụng cụ thí nghiệm; chén sứ, đèn cồn, kẹp sắt, giá sắt. + Phương pháp: thực nghiệm. Muốn biết sự bay hơi của nước có bị ảnh hưởng bởi nhiệt hay không, ta tiến hành thí nghiệm đun nóng nước đá, ghi nhân nhiệt độ thay đổi khi đun đến khi có hiện tượng nước bay hơi hết. - Trả lời luyện tập 4 sgk trang 7: + Thí nghiệm này cho ta kết quả: khi nhiệt độ càng cao thì khả năng bay hơi của nước càng lớn. + Tiến hành thí nghiệm với các loại nước lỏng, rượu,... cũng cho ta kết quả tương tự. - Trả lời luyện tập 5 sgk trang 7: Sự bay hơi phụ thuộc và nhiệt độ của môi trường. Như vậy giả thuyết trong ví dụ này được chấp nhận.
=> Kết luận: Phương pháp tìm hiểu tự nhiên là cách thức tìm hiểu các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và đời sống, được thực hiện qua các bước: (1) Quan sát và đặt câu hỏi nghiên cứu; (2) Hình thành giả thuyết; (3) Lập kế hoạch kiểm tra giả thuyết; (4) Thực hiện kế hoạch; (5) Kết luận.
+ Mendeleev tiến hành nghiên cứu để trả lời cho câu hỏi : Liệu rằng có thể sắp xếp các nguyên tố hóa học theo một trật tự nhất định?”. Sau đó ông phát minh ra bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học mang tên mình. + Galilei làm thí nghiệm thả rơi tự do 2 vật có khối lượng khác nhau từ trên tháp nghiêng Pisa để chứng minh mọi vật đều rơi cùng một gia tốc rơi tự do. + Kính hiển vi quang học được phát minh bởi Hooke giúp quan sát những vật có kích thước nhỏ bé mà mắt thường không thể nhìn thấy được. Và nhờ đó lần đầu tiên con người có thể quan sát được tế bào thực vật (mảnh bần). |
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án KHTN 7 chân trời sáng tạo
Tải giáo án:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác