Soạn giáo án KHTN 7 chân trời sáng tạo Bài 20. Từ trường trái đất – sử dụng la bàn (3 tiết)

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án KHTN 7 Bài 20. Từ trường trái đất – sử dụng la bàn (3 tiết) sách chân trời sáng tạo . Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo

BÀI 20. TỪ TRƯỜNG TRÁI ĐẤT – SỬ DỤNG LA BÀN (3 TIẾT)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

·      Dựa vào ảnh (hoặc hình vẽ, đoạn phim khoa học) khẳng định được Trái Đất có từ trường.

·      Nêu được cực Bắc địa từ và cực Bắc địa lí không trùng nhau.

·      Sử dụng la bàn để tìm được hướng địa lí.

2. Năng lực

- Năng lực chung:

·      Tự chủ và học tập: Chủ động, tích cực tìm hiểu những vấn đề liên quan đến từ trường Trái Đất.

·      Giao tiếp và hợp tác: Tham gia thảo luận, trình bày, diễn đạt các ý tưởng, nội dung theo ngôn ngữ vật lí.

·      Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đề xuất các ý tưởng, phương án để thảo luận, giải quyết các vấn đề nêu ra trong bài học.

- Năng lực khoa học tự nhiên:

·      Năng lực nhận thức khoa học tự nhiên: Biết được sự tồn tại của từ trường Trái Đất, Trái Đất có các cực từ.

·      Năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên: Phân biệt cực từ, cực địa lí.

·      Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Biết cách sử dụng la bàn để tìm phương hướng.

3. Phẩm chất:

·      Tham gia tích cực hoạt động trong lớp cũng như ở nhà.

·      Cẩn thận, trung thực, thực hiện an toàn quy trình làm thí nghiệm.

·      Có niềm say mê, hứng thú, thích tìm tòi, khám phá, đặt câu hỏi.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên:

- SGK, SGV, Giáo án.

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh:

- Sách giáo khoa, SBT, vở ghi

- Đọc trước nội dung bài 20. Từ trường Trái Đất – sử dụng la bàn

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS trước khi vào bài học mới.

b. Nội dung: GV nêu tình huống học tập, dẫn dắt vào bài học mới

c. Sản phẩm học tập: HS xác định được vấn đề cần giải quyết trong bài học

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu tình huống: Vì sao nam châm khi treo tự do luôn chỉ theo hướng bắc – nam?

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe, suy nghĩ về tình huống GV đưa ra

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- HS thoải mái chia sẻ, đưa ra suy nghĩ và câu trả lời

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV ghi nhận câu trả lời của HS, dẫn dắt vào bài học bài 20. Từ trường Trái Đất – Sử dụng la bàn

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Từ trường của Trái Đất

Hoạt động 1. Tìm hiểu sự tồn tại từ trường của Trái Đất

a. Mục tiêu: HS biết xung quanh Trái Đất tồn tại từ trường 

b. Nội dung: GV chiếu video nêu các hiện tượng/ sự kiện chứng tỏ từ trường của Trái Đất, HS thảo luận trả lời câu hỏi 1, 2

c. Sản phẩm học tập: HS trả lời về phương pháp để phát hiện từ trường

d. Tổ chức thực hiện :

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

-  GV nêu giả thiết đã được nhà khoa học William Gilbert đặt ra về từ trường của Trái Đất: Trái Đất là một “ thanh nam châm khổng lồ”.

- GV dẫn dắt: ngày nay các nhà khoa học đã khẳng định sự tồn tại của từ trường Trái Đất, sau đó chiếu video về một số hiện tượng liên quan đến từ trường Trái Đất.

https://www.youtube.com/watch?v=vnLL5jnZw1c (0:00 – 1:15)

- GV chiếu lại hình ảnh bản đồ thể hiện độ mạch của từ trường giảm dần từ đỏ, vàng, lục, lam, lơ cho HS quan sát, thảo luận để trả lời câu hỏi 1, 2

 

+ Trả lời câu hỏi đã nêu đầu bài: Vì sao thanh nam châm khi treo tự do luôn chỉ hướng Bắc - Nam?

+ Trên Hình 20.3, độ mạnh của từ trường giảm dần theo thứ tự màu sắc như sau: đỏ, vàng, lục, lam, lơ. Việt Nam nằm trong vùng có từ trường mạnh hay yếu?

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK, tiến hành thí nghiệm, thảo luận trả lời câu hỏi.

- GV quan sát quá trình HS thực hiện, hỗ trợ khi HS cần.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- Đại diện HS đứng dậy trình bày câu trả lời

- HS khác nhận xét, đánh giá, bổ sung

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV đánh giá, nhận xét, kết luận, chuyển sang nội dung mới.

1. Từ trường của Trái Đất

* Tìm hiểu sự tồn tại từ trường của Trái Đất

C1. Thanh nam châm khi treo tự do luôn chỉ hướng Bắc - Nam vì:

·       Bản thân Trái Đất là một "thanh nam châm khổng lồ".

·       Từ trường tồn tại ở mọi nên trên Trái Đất, do đó, kim nam châm sẽ chỉ hướng bắc – nam ở mọi nơi.

C2. Từ trường ở địa cực (màu đỏ) mạnh hơn từ trường ở vùng xích đạo (màu xanh). Việt Nam nằm trong vùng từ trường vàng nên có từ trưởng ở mức trung bình.

* Kết luận

- Trong hệ Mặt Trời, Trái Đất là một trong những hành tinh có từ trường.

 

2. Cực bắc địa từ và cực bắc địa lí

Hoạt động 2. Phân biệt cực Bắc địa từ và cực Bắc địa lí

a. Mục tiêu: HS nhận diện hình dạng của “nam châm Trái Đất” và HS biết rằng các cực địa lí và các cực địa từ không trùng nhau.

b. Nội dung: GV đưa ra các hình ảnh về đường sức từ của Trái Đất mà các nhà khoa học vẽ được. Từ đó, GV tổ chức HS tiến hành thảo luận câu 3.

c. Sản phẩm học tập: HS phân biệt cực Bắc địa từ và cực Bắc địa lí

d. Tổ chức thực hiện :

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đưa ra các hình ảnh về đường sức từ của Trái Đất mà các nhà khoa học vẽ được.

- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh kết hợp đọc thông tin trong SGK thảo luận trả lời câu hỏi 3: Quan sát Hình 20.4 trong SGK:

a) Đường sức từ của Trái Đất có những điểm nào giống với đường sức từ của một nam châm thẳng?

b) Hãy chỉ rõ các cực địa từ và cực địa lí trên Hình 20.4. Nhận xét chúng có trùng nhau không?

- GV lưu ý với HS phần mở rộng trong SGK: Căn cứ vào chiều đường sức từ của Trái Đất, cực Bắc địa từ nằm ở Nam bản cầu, còn cực Nam địa từ nằm ở Bắc bán cầu. Tuy nhiên, ngay từ đầu người ta đã gọi cực từ ở Bắc bán cầu là cực Bắc địa từ và thói quen đó được sử dụng đến ngày nay.

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về cực bắc địa từ và cực bắc địa lí.

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, đọc thông tin trong SGK thảo luận trả lời câu hỏi

- GV phân tích và hướng dẫn để HS hiểu bài

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- HS trình bày câu trả lời, ghi chép nội dung chính.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV đánh giá, nhận xét, kết luận, chuyển sang nội dung mới.

2. Cực bắc địa từ và cực bắc địa lí

* Phân biệt cực Bắc địa từ và cực Bắc địa lí

C3.

a) Điểm giống nhau giữa đường sức từ của Trái Đất và của một nam châm thẳng:

Đều là những đường cong khép kín nối từ cực này sáng cực kia.

Hướng của đường sức từ tuân theo quy ước: vào ở cực Nam và ra ở cực Bắc.

b) Nhận xét:

+ Cực Bắc địa từ và cực Nam địa từ nằm trên trục từ của Trái Đất.

+ Cực Bắc địa lí và cực Nam địa lí nằm trên trục quay của Trái Đất.

+ Các cực này không trùng nhau.

* Kết luận

Cực Bắc địa từ và cực Bắc địa lí không trùng nhau.

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án KHTN 7 chân trời sáng tạo

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn

Tải giáo án:

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Giải bài tập những môn khác