Soạn giáo án KHTN 7 chân trời sáng tạo Bài 14. Phản xạ âm (3 tiết)
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án KHTN 7 Bài 14. Phản xạ âm (3 tiết) sách chân trời sáng tạo . Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
BÀI 14. PHẢN XẠ ÂM (3 TIẾT)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
● Lấy được ví dụ về vật phản xạ âm tốt, vật phản xạ âm kém
● Giải thích được một số hiện tượng đơn giản thường gặp trong thực tế về sóng âm, đề xuất được phương án đơn giản để hạn chế tiếng ồn ảnh hưởng đến sức khỏe
2. Năng lực
- Năng lực chung:
● Tự chủ và tự học: Tích cực tham gia các hoạt động thí nghiệm trong bài học và thực hiện các nhiệm vụ học tập được giao
● Giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm hiệu quả theo sự phân công của GV, đảm bảo mỗi HS đều có cơ hội tham gia thực hành và trình bày báo cáo trước lớp.
● Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đề xuất được cách giải thích ngắn gọn, chính xác cho những tính huống được nêu trong bài.
- Năng lực về vật lí:
● Năng lực nhận thức vật lí: Hiểu được sóng âm khi gặp vật cản đều phản xạ ít nhiều. Có vật phản xạ âm tốt, có vật phản xạ âm kém
● Năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên: Phân biệt được vật phản xạ âm tốt, vật phản xạ âm kém
● Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Giải thích được một số hiện tượng đơn giản trong thực tế về sóng âm như sự hình thành tiếng vang, cách khử tiếng vang hoặc sử dụng tiếng vang để đo khoảng cách. Đề xuất được phương án đơn giản để hạn chế ô nhiễm tiếng ồn.
3. Phẩm chất:
● Tích cực tham gia hoạt động nhóm
● Cẩn thận và thực hiện an toàn trong quá trình làm thí nghiệm
● Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên
● Có ý thức, trách nhiệm trong vấn đề chống ô nhiễm tiếng ồn
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên:
● SGK, SGV, SBT
● Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh:
● SGK, SBT KHTN 7.
● Đọc trước bài ‘‘ Độ cao và độ to của âm’’ trong SGK.
● Các nhóm chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm hình 14.1
● Tìm kiếm và đọc trước tài liệu có liên quan đến phản xạ âm
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS, bước đầu khơi gợi nội dung bài học.
b. Nội dung: GV đặt vấn đề, HS suy nghĩ câu trả lời
c. Sản phẩm học tập: HS dự đoán vấn đề GV đưa ra
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV giới thiệu một số ảnh chụp về kiến trúc bên trong nhà hát, rạp chiếu phim, thư viện, hội trường,...
- GV yêu cầu HS nhận xét về kiến trúc bên trong của các công trình trên
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS xem các bạn thực hiện, tiếp nhận câu hỏi, suy nghĩ câu trả lời.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV gọi 2 – 3 dậy chia sẻ câu trả lời của mình trước lớp
+ Nhà hát sàn, thư viện trần và các bức tường bên trong thường được thiết kế những cấu trúc đặc biệt (các bức tường và trần không xây phẳng)
+ Rạp chiếu phim sàng thường được trải thảm và xung quanh tường có treo rèm
+ Phòng ghi âm, phòng hát tường xung quanh thường được phủ thêm 1 lớp xốp
+ ....
- GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá và bổ sung ý cho bạn (nếu có).
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện
- GV ghi nhận câu trả lời của HS và đặt vấn đề: Vì sao kiến trúc bên trong những công trình này lại được xây dựng tỉ mỉ như vậy? Phải chẳng chúng được xây dựng chỉ nhằm mục đích thẩm mĩ? Để trả lời cho câu hỏi này, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay: Bài 14. Phản xạ âm
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu sự phản xạ âm
a. Mục tiêu: HS rút ra kết luận khi gặp vật cản, sóng âm đều phản xạ nhiều hay ít
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS làm việc nhóm tiến hành thí nghiệm phản xạ âm và thảo luận trả lời câu hỏi 1, 2
c. Sản phẩm học tập: thí nghiệm về phản xạ âm, câu trả lời cho các câu hỏi 1,2 SGK
d. Tổ chức thực hiện :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS thành 5 – 6 nhóm, yêu cầu HS nghiên cứu SGK và thực hành thí nghiệm 14.1 theo các bước trong SGK Lưu ý: quyển sách dùng trong thí nghiệm nên dùng sách bìa cứng, tấm xốp dùng trong thí nghiệm là tấm xốp nhẵn (không phải tấm xốp bọt biển). - GV yêu cầu HS dựa vào kết quả thí nghiệm thảo luận trả lời câu hỏi 1 và 2 trong SGK + Câu hỏi 1. Tiến hành thí nghiệm Hình 14.1 và thực hiện các yêu cầu sau: a) Học sinh B áp tai vào miệng ống nhựa có nghe được tiếng nói của bạn A không? b) Mô tả đường truyền của sóng âm trong thí nghiệm. c) Nêu nhận xét về sự truyền sóng âm khi có vật cản và khi không có vật cản. d) Kết quả thí nghiệm có gì khác biệt khi thay quyển sách bằng tấm xốp, tấm kính mờ, tấm thảm nhựa? - GV dẫn dắt HS đi đến kết luận: khi gặp vật cản, sóng âm đều bị phản xạ nhiều hay ít. Sóng âm khi gặp vật cản cứng, nhẵn như quyển sách thì phản xạ nhiều. Sóng âm khi gặp vật cản mềm, xù xì như tâm thảm nhựa thì phản xạ ít. - GV yêu cầu HS thảo luận trả lời câu hỏi 2 SGK: Hãy chỉ ra những vật phản xạ âm tốt và những vật phản xạ âm kém trong Hình 14. 2. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thực hành thí nghiệm, trả lời câu hỏi Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời HS đứng dậy trình bày câu trả lời - Các HS khác nhận xét, đánh giá, bổ sung Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện - GV đánh giá, nhận xét, kết luận, chuyển sang nội dung mới. | 1. Sự phản xạ - Thí nghiệm hình 14.1 * Câu hỏi thảo luận 1 a) Học sinh B áp tai vào ống nhựa có nghe được tiếng nói của bạn A. b) Sóng âm được phát ra khi bạn A nói, nó truyền qua không khí bên trong ống nhựa đến điểm N của vật cản rồi từ N phản xạ lại vào ống nhựa mà bạn B đang áp tai vào, như vậy bạn B có thể nghe được âm do bạn A nói. c) Sự truyền sóng âm khi có vật cản chậm hơn khi không có vật cản. d) Khi thay quyển sách bằng tấm xốp và tấm thảm nhựa thì bạn B nghe được âm sẽ nhỏ hơn. Còn khi thay quyển sách bằng tấm kính mờ thì ta nghe được âm rõ và to hơn. * Câu hỏi thảo luận 2 Trong hình 14.2 có: - Những vật phản xạ âm tốt: gạch men, cửa kính. - Những vật phản xạ âm kém: tấm xốp, thảm len. *Kết luận Sóng âm phản xạ khi gặp vật cản + Các vật cứng, bề mặt nhẵn phản xạ âm tốt + Các vật mềm, xốp, bề mặt gồ ghề phản xạ âm kém
|
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án KHTN 7 chân trời sáng tạo
Tải giáo án:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác