Soạn giáo án Khoa học 4 chân trời sáng tạo Bài 5: Gió, bão
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Khoa học 4 bài 5: Gió, bão sách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 2345 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
CHỦ ĐỀ 1: CHẤT
BÀI 5: GIÓ, BÃO
(2 tiết)
- YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Kiến thức:
Sau bài học này, HS:
- Nhận biết được không khí chuyển động gây ra gió và nguyên nhân làm không khí chuyển động (khối không khí nóng bốc lên cao, khối không khí lạnh tới thay thế).
- Nhận xét, so sánh được mức độ mạnh của gió thổi qua quan sát thực tế hoặc tranh ảnh, video clip; nêu và thực hiện được một số việc cần làm để phòng tránh bão.
- Năng lực:
Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học, biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia tích cực vào các trò chơi, hoạt động khám phá kiến thức.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.
Năng lực riêng:
- Thực hành thí nghiệm đơn giản về nguyên nhân gây ra gió.
- Phẩm chất:
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi, làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
- PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC:
- Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm.
- Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề.
- Thiết bị dạy học
- Đối với giáo viên:
- Giáo án.
- Máy tính, máy chiếu.
- Các hình trong bài 5 SGK; các đồ dùng để làm thí nghiệm như các hình vẽ gợi ý; các vật dụng để thực hiện hoạt động “Cùng sáng tạo” ở trang 26 SGK.
- Bảng nhóm, bút dạ, bút chì hoặc phấn viết bảng.
- Đối với học sinh:
- SGK.
- VBT.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
TIẾT 1 | |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của HS về khái niệm gió. b. Cách thức thực hiện: - GV yêu cầu HS quan sát hình 1. - GV đặt câu hỏi: Vì sao lá của các cây dừa ở hình 1 bị thổi về cùng một hướng? - GV mời đại diện 2 - 3 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét chung và dẫn dắt vào bài học: Gió, bão (tiết 1). B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tạo gió bằng quạt giấy a. Mục tiêu: HS hiểu được không khí chuyển động gây ra gió. b. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ theo nhóm 2: + Dùng quạt giấy, miếng bìa cứng, quạt nhựa,... để quạt cho bạn và sau đó bạn quạt lại cho mình. + Ban đầu quạt nhẹ, sau đó mạnh dần. - GV yêu cầu HS quan sát tóc, áo và trả lời các câu hỏi sau: + Em cảm nhận được điều gì? Em có thấy áo, tóc của em lay động không? + Cái gì đã làm cho tóc và áo lay động? + Khi được quạt mạnh và nhanh hơn, em thấy tóc và áo lay động như thế nào? Giải thích. - GV mời đại diện 2- 3 nhóm trả lời. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
- GV nhận xét, rút ra kết luận: Không khí chuyển động gây ra gió. Hoạt động 2: Thí nghiệm “Làm chong chóng quay với cây nến” a. Mục tiêu: HS nhận biết được sự chênh lệch nhiệt độ làm cho không khí chuyển động. b. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS thực hiện thí nghiệm như nội dung mô tả ở hình 3 (SGK, trang 25). - GV lưu ý: + Chong chóng có thể làm bằng giấy, bằng nhựa. + Khi đặt chong chóng hướng vào phía các ngọn nến cần cẩn thận, không để quá sát sẽ dẫn đến bị cháy hoặc làm biến dạng chong chóng (nếu làm bằng nhựa). + Các ngọn nến nên để sát nhau để tạo sự chênh lệch nhiệt độ cao hơn giúp chong chóng dễ quay hơn. - GV quan sát các nhóm làm thí nghiệm. - GV yêu cầu HS quan sát và mô tả hiện tượng. - GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trả lời. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, tuyên dương các nhóm có câu trả lời đúng. - GV yêu cầu các nhóm thảo luận và trả lời các câu hỏi: + Không khí ở xung quanh ngọn nến đang cháy nóng hay lạnh? + Không khí ở xung quanh chong chóng như thế nào? + Vì sao chong chóng tự quay được khi đốt nến? + Nguyên nhân sinh ra gió là gì - GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trả lời. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét và đưa ra đáp án: + Không khí ở xung quanh ngọn nến đang cháy bị nóng. + Không khí xung quanh chong chóng lạnh hơn. + Chong chóng quay được khi đốt nến là vì có gió sinh ra. + Nguyên nhân sinh ra gió là do không khí chuyển động vì có sự chênh lệch nhiệt độ giữa vùng không khí nóng và lạnh. Không khí nóng, nhẹ sẽ bốc lên cao. Không khí lạnh nặng hơn sẽ đi xuống thấp. - GV rút ra kết luận: Sự chênh lệch nhiệt độ làm không khí chuyển động và sinh ra gió. Hoạt động 3: Cùng thảo luận a. Mục tiêu: HS giải thích được vì sao ban ngày thường có gió biển thổi vào đất liền và ban đêm gió từ đất liền thường thổi ra biển. b. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS quan sát hình 4 và hình 5 (SGK, trang 26), đọc phần thông tin Em tìm hiểu thêm ở cuối trang 26. - GV đặt câu hỏi: Vì sao ban ngày thường có gió từ biển thổi vào đất liền, ban đêm gió từ đất liền thường thổi ra biển? - GV mời đại diện 2 – 3 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). -GV nhận xét, đưa ra đáp án: Dưới ánh sáng Mặt Trời, các phần khác nhau của Trái Đất không nóng lên như nhau. Phần đất liền nóng nhanh hơn phần biển và cũng nguội đi nhanh hơn biển. Không khí dịch chuyển từ nơi lạnh sang nơi nóng. Sự chuyển động này của không khí sinh ra gió. Vì vậy, ban ngày, phần đất liền được Mặt Trời chiếu sáng, nhiệt độ nóng nhanh hơn biển dẫn đến có sự chênh lệch nhiệt độ không khí giữa đất liền và biển. Gió được thổi từ biển vào đất liền. Ban đêm, không có Mặt Trời, phần đất liền nguội nhanh hơn biển do vậy, không khí từ đất liền (lạnh hơn) sẽ dịch chuyển ra biển (nóng hơn). Sự dịch chuyển không khí này sẽ sinh ra gió thổi từ đất liền ra biển. - GV đưa ra kết luận: Sự chênh lệch nhiệt độ làm cho không khí chuyển động. Khi không khí chuyển động gây ra gió. Hoạt động 4: Cùng sáng tạo a. Mục tiêu: HS vận dụng được kiến thức đã học để làm ra mũi tên chỉ hướng gió. b. Cách tiến hành: - GV chia lớp thành các nhóm 4, yêu cầu HS kiểm tra lại các dụng cụ và vật liệu đã chuẩn bị để thực hiện làm mô hình mũi tên chỉ hướng gió theo nội dung mô tả ở trang 26 SGK.. - GV lưu ý: + Ống hút giấy có thể thay thế bằng cách dùng giấy cuốn lại tạo thành ống giấy. + Sản phẩm hoàn thiện như gợi ý ở hình 6c (SGK, trang 26). - GV tổ chức cho HS thực hiện làm sản phẩm của nhóm, dùng sản phẩm để xác định hướng gió bằng cách đặt sản phẩm theo đúng các hướng Đông, Tây, Nam, Bắc đã ghi trên bìa. - GV theo dõi quá trình làm của HS, rút ra lưu ý: + Vị trí của định ghim làm trục quay cho mũi tên cần phải đảm bảo cho mũi tên thăng bằng. + Đuôi mũi tên phải đủ lớn để mũi tên có thể đón gió và quay được khi có gió. - GV đặt câu hỏi: Vì sao ta có thể khẳng định hướng chỉ của mũi tên ở mô hình sản phẩm là hướng gió? - GV mời đại diện 2 – 3 nhóm lên chia sẻ câu trả lời. Các nhóm khác quan sát, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
- GV nhận xét và rút ra kết luận: Sự chênh lệch nhiệt độ làm cho không khí chuyển động. Khi không khí chuyển động gây ra gió. Không khí nóng sẽ nhẹ và bốc lên cao. Ngược lại, không khí lạnh nặng hơn và đi xuống thấp. * CỦNG CỐ - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - Ôn tập kiến thức đã học. - Làm bài tập trong VBT. - Tìm hiểu và nêu thêm những ví dụ về không khí chuyển động gây ra gió. - Sưu tầm tranh ảnh về một số hoạt động phòng tránh bão để chuẩn bị cho tiết 2.
|
- HS quan sát hình.
- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài.
- HS thực hiện yêu cầu của GV.
- HS lắng nghe GV đặt câu hỏi.
- HS trả lời: + Khi được bạn quạt cho, em sẽ thấy mát. Áo và tóc em lay động. + Gió đã làm cho tóc và áo lay động. + Khi bạn quạt mạnh và nhanh hơn thì tóc và áo em sẽ lay động mạnh hơn vì lúc đó gió được tạo ra từ quạt mạnh hơn. - HS lắng nghe, ghi chép.
- HS lắng nghe các yêu cầu của GV.
- HS lắng nghe, ghi nội dung chính.
- HS làm thí nghiệm theo nhóm. - HS lắng nghe yêu cầu của GV.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, chữa bài.
- HS thực hiện yêu cầu của GV.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, chữa bài.
- HS lắng nghe, tiếp thu, ghi bài.
- HS lắng nghe, thực hiện yêu cầu của GV.
- HS lắng nghe GV đặt câu hỏi.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, chữa bài.
- HS lắng nghe, tiếp thu, ghi bài.
- HS thực hiện các yêu cầu của GV.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
- HS làm việc theo nhóm.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
- HS lắng nghe GV đặt câu hỏi.
- HS trả lời: Khi có gió, gió sẽ thổi vào đuôi của mũi tên làm mũi tên quay cho đến khi mũi tên trùng với hướng gió. Khi đó đuôi mũi tên không bị cản gió và sẽ không dịch chuyển mũi tên nữa. Vì vậy có thể khẳng định hướng mà mũi tên đang chỉ là hướng gió. - HS lắng nghe, tiếp thu, ghi chép.
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm.
- HS chú ý, thực hiện theo yêu cầu của GV. |
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
TIẾT 2 | |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của HS về bão. b. Cách tiến hành: - GV đưa ra một số hình ảnh về sự tàn phá khốc liệt của bão. - GV đặt câu hỏi: Nguyên nhân nào đã gây ra sự tàn phá và thiệt hại về nhà cửa, cây cối mà chúng ta nhìn thấy trong hình? - GV mời đại diện 2 - 3 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét và dẫn dắt HS vào tiết 2 của bài học: Gió, bão (tiết 2). B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu về các mức độ mạnh của gió a. Mục tiêu: HS nhận biết được các mức độ mạnh của gió. b. Cách tiến hành:
|
- HS quan sát hình.
- HS lắng nghe GV đặt câu hỏi.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài.
|
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Khoa học 4 chân trời sáng tạo
Tải giáo án:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk lớp 4 KNTT
Giải tiếng việt 4 KNTT
Tuyển tập văn mẫu lớp 4 KNTT
Giải tiếng việt 4 tập 1 KNTT
Giải tiếng việt 4 tập 2 KNTT
Giải toán 4 KNTT
Giải toán 4 tập 1 KNTT
Giải toán 4 tập 2 KNTT
Giải đạo đức 4 KNTT
Giải lịch sử và địa lí 4 KNTT
Giải khoa học 4 KNTT
Giải công nghệ 4 KNTT
Giải tin học 4 KNTT
Giải âm nhạc 4 KNTT
Giải mĩ thuật 4 KNTT
Giải HĐTN 4 KNTT
Giải sgk lớp 4 CTST
Giải tiếng việt 4 CTST
Giải tiếng việt 4 tập 1 CTST
Giải tiếng việt 4 tập 2 CTST
Tuyển tập văn mẫu lớp 4 CTST
Giải toán 4 CTST
Giải toán 4 tập 1 CTST
Giải toán 4 tập 2 CTST
Giải đạo đức 4 CTST
Giải khoa học 4 CTST
Giải lịch sử và địa lí 4 CTST
Giải công nghệ 4 CTST
Giải tin học 4 CTST
Giải âm nhạc 4 CTST
Giải mĩ thuật 4 CTST bản 1
Giải mĩ thuật 4 CTST bản 2
Giải HĐTN 4 CTST bản 1
Giải HĐTN 4 CTST bản 2