Soạn giáo án Khoa học 4 chân trời sáng tạo Bài 20: Nấm ăn và nấm men trong đời sống

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Khoa học 4 Bài 20: Nấm ăn và nấm men trong đời sống - sách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 2345 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Giáo án tải về là giáo án Powerpoint, dễ dàng chỉnh sửa theo ý muốn
  • Giáo án Powerpoint sinh động, hiện đại, nhiều hình ảnh

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN:

  • Nhận đủ cả năm ngay sau khi đặt

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Toán, Tiếng Việt: 450k/môn
  • Các môn còn lại: 300k/môn

=> Nếu đặt trọn Powerpoint  5 môn chủ nhiệm: Toán, Tiếng Việt, Đạo đức, tự nhiên xã hội, trải nghiệm - thì phí: 1000k

CÁCH ĐẶT TRƯỚC:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo đặt trước

Nội dung giáo án

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

BÀI 20: NẤM ĂN VÀ NẤM MEN TRONG ĐỜI SỐNG

 (2 tiết)

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
  2. Kiến thức:

Sau bài học này, HS:

  • Hiểu được một số đặc điểm của nấm ăn.
  • Biết được ích lợi của một số nấm men trong chế biến thực phẩm.
  1. Năng lực:

Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học, biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia tích cực vào các trò chơi, hoạt động khám phá kiến thức.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

Năng lực riêng:

  • Nêu được tên và một số đặc điểm (hình dạng, màu sắc) của nấm được dùng làm thức ăn qua quan sát tranh ảnh hoặc video.
  • Khám phá được ích lợi của một số nấm men trong chế biến thực phẩm thông qua thí nghiệm thực hành hoặc quan sát tranh ảnh, video
  1. Phẩm chất:
  • Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
  • Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi, làm tốt các bài tập.
  • Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
  1. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
  2. Đối với giáo viên:
  • Giáo án.
  • Máy tính, máy chiếu.
  • Các hình trong bài 20 SGK, một số hình ảnh thức ăn được chế biến từ nấm men.
  • Phiếu học tập.
  • Nguyên liệu, dụng cụ làm thí nghiệm (bột mì, nước, nấm men, bát to, đĩa).
  • Bảng nhóm, bút dạ, bút chì hoặc phấn viết bảng.
  1. Đối với học sinh:

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

TIẾT 1.

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú, khơi gợi những hiểu biết đã có của HS về một số món ăn được chế biến từ nấm và dẫn dắt vào bài học.

b. Cách thức thực hiện:

- GV tổ chức cho HS quan sát hình 1 (SGK trang 76).

- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm đôi, một bạn đặt câu hỏi, một bạn trả lời câu hỏi theo gợi ý:

+ Bạn đặt câu hỏi: Bạn đã từng ăn những món ăn nào được chế biến từ nấm?

+ Bạn trả lời: Mình đã ăn món nấm xào/lẩu nấm, …

- GV nhận xét chung và dẫn dắt vào bài học: Nấm ăn và nấm men trong đời sống (tiết 1).

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu một số đặc điểm của nấm được dùng làm thức ăn

a. Mục tiêu: HS nhận biết được đặc điểm của nấm ăn và kể tên được một số nấm ăn.

b. Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi, quan sát các hình 2, 3, 4, 5, 6, 7 (SGK, trang 75) và hoàn thành nhiệm vụ:

+ Kể tên một số nấm được dùng làm thức ăn và chia sẻ về hình dạng, màu sắc của chúng.

+ Kể tên một số nấm ăn có ở địa phương em.

- GV mời 2 – 3 cặp HS trả lời. Các HS khác nhận xét và bổ sung.

- GV nhận xét và kết luận:

Nấm ăn có nhiều hình dạng (hình tròn, hình que,...) và nhiều màu sắc (màu nâu, trắng,...). Có rất nhiều nấm được dùng làm thức ăn như nấm hương, nấm mỡ, nấm rơm, nấm sò, nấm chân dài, nấm mộc nhĩ (nấm tai mèo).

Hoạt động 2: Em tập làm đầu bếp

a. Mục tiêu: Kiểm tra hiểu biết của HS về tên, đặc điểm và món ăn được chế biến từ một số nấm được dùng làm thức ăn.

b. Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm 4 HS.

- GV yêu cầu HS thảo luận và hoàn thành bảng như mẫu gợi ý (SGK, trang 77) bằng cách kể tên các nấm ăn và nêu đặc điểm hình dạng, màu sắc, món ăn có thể chế biến từ nấm ăn đó.

Tên nấm

Hình dạng

Màu sắc

Món ăn có thế chế biến

Nấm hương (nấm đông cô)

Tròn

Nâu

Xào, gà om nấm, …

?

?

?

?

- GV mời 2 – 3 HS bất kì đại diện các nhóm chia sẻ trước lớp. Các nhóm nhận xét chéo nhau.

- GV nhận xét, khen ngợi những HS có câu trả lời đúng, lưu loát và có thêm những ý mới, sáng tạo.

- GV gọi một HS đọc thông tin trong mục Em tìm hiểu thêm trang 77 SGK.

• Nấm ăn là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, ít chất béo, chứa nhiều vi-ta-min và chất khoáng.

• Nấm hương được dùng để chế biến nhiều món ăn bổ dưỡng, tốt cho tim mạch, chống nhiễm trùng, giúp xương chắc khoẻ, ngăn ngừa ung thư,…

- GV dẫn dắt và kết luận:

Có rất nhiều nấm được dùng làm thức ăn bổ dưỡng như nấm hương, nấm mỡ, nấm rơm, nấm sò, nấm chân dài, nấm tai mèo (mộc nhĩ),... Chúng ta cần kết hợp nấm với các loại thực phẩm khác để chế biến được các món ăn ngon và bổ dưỡng.

Hoạt động 3: Tìm hiểu ích lợi của một số nấm men trong chế biến thực phẩm

a. Mục tiêu: HS nhận biết ích lợi của một số nấm men trong chế biến thực phẩm.

b. Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi.

- GV hướng dẫn HS quan sát các hình 8a, 8b, 8c, 9a, 9b, 9c (SGK, trang 78) và thực hiện các nhiệm vụ sau:

+ Kể tên một số sản phẩm sử dụng nấm men khi chế biến thực phẩm trong các hình dưới đây.

+ Nấm men có những ích lợi gì?

- GV mời 2 – 3 cặp HS kể tên và nêu ích lợi của nấm men trước lớp. Cả lớp nhận xét, góp ý.

- GV nhận xét, đưa ra kết luận:

Nấm men được dùng làm bánh mì, bánh bao, bánh ngọt, rượu, bia, ... Nấm men có nhiều chất đạm, vi-ta-min B và các chất khoáng.

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của

HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- Ôn tập kiến thức đã học.

- Làm bài tập trong VBT.

- Chuẩn bị nguyên liệu, dụng cụ trong mục “Tìm hiểu tác dụng của nấm men với bột mì” (trang 79 SGK) theo nhóm 4 HS.

 

 

 

 

 

- HS chú ý quan sát.

 

 

 

 

- HS tích cực thực hiện theo cặp.

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thực hiện theo nhóm đôi.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS xung phong trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS chia thành các nhóm.

 

- Các nhóm thực hiện theo yêu cầu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS các nhóm xung phong trình bày.

 

 

- HS chú ý lắng nghe.

 

 

- HS đọc và ghi nhớ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS làm việc theo cặp.

- Các nhóm thảo luận, thực hiện theo yêu cầu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Các nhóm tích cực chia sẻ và nhận xét chéo.

 

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm.

 

 

 

 

- HS thực hiện theo yêu cầu.


=> Xem toàn bộ Giáo án Khoa học 4 chân trời sáng tạo

Từ khóa tìm kiếm: Giáo án Khoa học 4 chân trời sáng tạo Bài 20 Nấm ăn và nấm men trong đời sống, Giáo án word Khoa học 4 chân trời sáng tạo Bài 20 Nấm ăn và nấm men trong đời sống, Tải giáo án trọn bộ Khoa học 4 chân trời sáng tạo

Xem thêm giáo án khác

GIÁO ÁN WORD LỚP 4 MỚI SÁCH CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 4 MỚI SÁCH CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN LỚP 4 BỘ SÁCH KHÁC

Giáo án tất cả các môn lớp 4 kết nối tri thức
Giáo án tất cả các môn lớp 4 cánh diều