Soạn giáo án Khoa học 4 chân trời sáng tạo Bài 19: Sự đa dạng của nấm

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Khoa học 4 Bài 19: Sự đa dạng của nấm - sách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 2345 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

CHỦ ĐỀ 4: NẤM

BÀI 19: SỰ ĐA DẠNG CỦA NẤM

 (1 tiết)

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
  2. Kiến thức:

Sau bài học này, HS:

  • Nhận biết được hình dạng, kích thước, màu sắc và nơi sống của nấm.
  • Nêu được tên các bộ phận của nấm.
  1. Năng lực:

Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học, biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia tích cực vào các trò chơi, hoạt động khám phá kiến thức.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

Năng lực riêng:

  • Nhận biết được sự đa dạng của nấm, có nhiều loại nấm khác nhau.
  • Nêu được hình dạng, kích thước, màu sắc và nơi sống khác nhau của một số loại nấm qua quan sát tranh ảnh hoặc video.
  1. Phẩm chất:
  • Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
  • Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi, làm tốt các bài tập.
  • Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
  1. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
  2. Đối với giáo viên:
  • Giáo án.
  • Máy tính, máy chiếu.
  • Các hình trong bài 19 SGK, đất nặn nhiều màu, giấy, phiếu quan sát, một số mẫu năm thật.
  • Bảng nhóm, bút dạ, bút chì hoặc phấn viết bảng.
  1. Đối với học sinh:

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của HS về nấm.

b. Cách thức thực hiện:

- GV tổ chức cho HS quan sát hình 1 (SGK trang 73) và trả lời câu hỏi:

Sinh vật trong hình có phải là cây xanh không? Vì sao?

- GV mời HS bất kì đứng lên trả lời.

- GV nhận xét chung và dẫn dắt vào bài học: Sự đa dạng của nấm.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Khám phá hình dạng, màu sắc, kích thước của nấm

a. Mục tiêu: HS nhận biết được hình dạng, màu sắc, kích thước của các năm khác nhau.

b. Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS quan sát hình 2 – 7 (SGK, trang 73) về các loại nấm khác nhau.

- GV giới thiệu cho HS một số hình dạng của nấm như hình chóp nón, hình mũ, hình cầu hình sợi....

- GV yêu cầu HS hoàn thành phiếu quan sát trong SGK theo nhóm đôi.

PHIẾU QUAN SÁT

Tên nấm

Hình dạng

Màu sắc

Kích thước

Nấm mốc

Hình sợi

Trắng

Nhỏ

?

?

?

?

- HS mời một số HS trả lời và nhận xét lẫn nhau.

- GV nhận xét, chốt đáp án và kết luận:

+ Có nhiều loài nấm trong tự nhiên. Các loài nấm khác nhau về hình dạng, kích thước và màu sắc.

+ Nấm có nhiều hình dạng khác nhau như hình mũ, hình chóp nón, hình cầu, hình sợi,...

+ Màu sắc của năm rất phong phú như màu nâu, vàng, trắng, đỏ,...

+ Một số nấm lớn có thể quan sát được bằng mắt thưởng nhưng cũng có những nấm có kích thước rất nhỏ chỉ quan sát được bằng kính hiển vi như nấm mốc và nấm men.

Hoạt động 2: Tìm hiểu một số bộ phận của nấm

a. Mục tiêu: HS nhận biết được một số bộ phận của nấm.

b. Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm đôi.

- GV yêu cầu HS quan sát hình 8 (SGK, trang 74).

- GV mời 1 – 2 HS chỉ trên sơ đồ hình 8 để nói với bạn về một số bộ phận chính của nấm. Sau đó, GV mời 2 – 3 HS khác chỉ và nói tên các bộ phận của nấm thật ở hình 8.

- GV lưu ý HS: Một số nấm ăn bán ở chợ, siêu thị đã được làm sạch, cắt bỏ chân nấm và các sợi nấm để HS không hiểu sai về cấu tạo của nấm.

- GV kết luận:

Các nấm lớn thường có cấu tạo gồm các bộ phận chính: mũ nấm, thân nấm, chân nấm.

Hoạt động 3: Cùng sáng tạo

a. Mục tiêu: HS vận dụng được kiến thức về cấu tạo của nấm để tạo hình nấm bằng đất nặn.

b. Cách tiến hành:

- GV chia lớp thành các nhóm 4 HS.

- GV phát cho mỗi nhóm một bộ đất nặn nhiều màu và yêu cầu các nhóm dùng đất nặn để tạo hình cây nấm với đầy đủ các bộ phận.

- GV quan sát, hỗ trợ các nhóm tạo hình.

- GV tổ chức cho các nhóm trình bày chia sẻ sản phẩm và nhận xét lẫn nhau.

- GV nhận xét, góp ý, tuyên dương các nhóm làm tốt, đẹp.

Hoạt động 4: Nơi sống của nấm

a. Mục tiêu: HS biết được nơi sống của nấm rất đa dạng.

b. Cách tiến hành:

- GV chiếu lên bảng cho HS quan sát các hình 10 – 13 (SGK, trang 75) và yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi thực hiện trả lời các câu hỏi:

+ Quan sát các hình và cho biết nấm thường sống ở đâu?

+ Các môi trường sống của nấm thường có đặc điểm gì?

- GV gọi một số HS trả lời. Cả lớp nhận xét, góp ý.

- GV nhận xét, bổ sung, chốt đáp án:

+ Nấm thường sống ở trên thân cây đã chết (hình 10); trên đất (hình 11); trên thực phẩm (hình 12); trên rơm, rạ (hình 13).

+ Nơi sống của nấm thường ẩm ướt và có nhiều chất dinh dưỡng.

- GV yêu cầu HS: Em hãy kể thêm một số nơi sống của nấm

- GV gọi HS xung phong trả lời. Cả lớp lắng nghe, nhận xét.

- GV nhận xét và kết luận:

Nấm thường sống ở những nơi ẩm ướt, giàu dinh dưỡng như đất ẩm, rơm rạ, xác thực vật...

Hoạt động 5: Đố em

a. Mục tiêu: HS hiểu và vận dụng được kiến thức đã học về năm vào đời sống thực tiễn.

b. Cách tiến hành:

- GV chiếu lên bảng cho HS quan sát các hình 10 – 13 (SGK, trang 75) và yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi thực hiện trả lời các câu hỏi: Vì sao sau mưa một thời gian, trong vườn thường mọc lên nhiều nấm?

- GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. Cả lớp nhận xét, góp ý.

- GV nhận xét, bổ sung và chốt đáp án:

Vì đặc điểm nơi sống của năm là ẩm ướt và nhiều dinh dưỡng nên sau một thời gian mưa, không khí ẩm đã làm cho nấm mọc lên trong vườn.

- GV gợi ý và dẫn dắt HS nêu được các từ khóa trong bài:

Nấm – Mũ nấm – Thân nấm – Chân nấm.

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của

HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- Ôn tập kiến thức đã học.

- Làm bài tập trong VBT.

- Chuẩn bị trước bài 20 – Nấm ăn và nấm men trong đời sống.

 

 

 

- HS thực hiện theo yêu cầu.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS chú ý quan sát.

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

- HS thực hiện theo cặp.

 

 

 

 

 

 

 

- HS xung phong trình bày.

 

- HS chú ý lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS hoạt động theo nhóm đôi.

- HS thực hiện theo yêu cầu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS xung phong trình bày.

 

 

 

- HS chú ý nghe lưu ý.

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS chia thành các nhóm.

- Các nhóm thảo luận, thực hiện theo yêu cầu.

 

 

 

 

- Các nhóm tích cực chia sẻ và nhận xét chéo.

- HS chú ý lắng nghe.

 

 

 

 

 

- HS quan sát và thực hiện theo yêu cầu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

- HS lắng nghe yêu cầu.

 

- HS trả lời: Trên thân cây, trên xác động vật, trên da, trên bề mặt gỗ, trên tường ẩm.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát và thực hiện theo yêu cầu.

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

 

 

 

- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm.

 

 

 

- HS thực hiện theo yêu cầu.


=> Xem toàn bộ Giáo án Khoa học 4 chân trời sáng tạo

Từ khóa tìm kiếm: Giáo án Khoa học 4 chân trời sáng tạo Bài 19 Sự đa dạng của nấm, Giáo án word Khoa học 4 chân trời sáng tạo Bài 19 Sự đa dạng của nấm, Tải giáo án trọn bộ Khoa học 4 chân trời sáng tạo

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Xem thêm giáo án khác

GIÁO ÁN WORD LỚP 4 MỚI SÁCH CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 4 MỚI SÁCH CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN LỚP 4 BỘ SÁCH KHÁC

Giáo án tất cả các môn lớp 4 kết nối tri thức
Giáo án tất cả các môn lớp 4 cánh diều