Soạn giáo án Khoa học 4 chân trời sáng tạo Bài 23: Các nhóm chất dinh dưỡng có trong thức ăn

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Khoa học 4 Bài 23: Các nhóm chất dinh dưỡng có trong thức ăn - sách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 2345 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

CHỦ ĐỀ 5: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE

BÀI 23: CÁC NHÓM CHẤT DINH DƯỠNG CÓ TRONG THỨC ĂN

 (2 tiết)

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
  2. Kiến thức:

Sau bài học này, HS:

  • Nhận biết được chất dinh dưỡng có trong thức ăn.
  • Nêu được vai trò của các nhóm chất dinh dưỡng đối với cơ thể.
  1. Năng lực:

Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học, biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia tích cực vào các trò chơi, hoạt động khám phá kiến thức.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

Năng lực riêng:

  • Kể được tên các nhóm chất dinh dưỡng có trong thức ăn.
  • Nêu được vai trò của các nhóm chất dinh dưỡng đối với cơ thể.
  1. Phẩm chất:
  • Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
  • Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi, làm tốt các bài tập.
  • Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
  1. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
  2. Đối với giáo viên:
  • Giáo án.
  • Máy tính, máy chiếu.
  • Các hình trong bài 23 SGK.
  • Phiếu học tập.
  • Bốn thùng có nhãn: "Nhóm chứa nhiều chất bột đường”, “Nhóm chứa nhiều chất đạm", “Nhóm chứa nhiều chất béo", “Nhóm chứa nhiều vi-ta-min và chất khoáng" và các thẻ từ có tên thức ăn như gợi ý.
  • Bảng nhóm, bút dạ, bút chì hoặc phấn viết bảng.
  1. Đối với học sinh:

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của HS về một số nhóm chất dinh dưỡng có trong thức ăn dễ dẫn dắt vào bài học mới.

b. Cách thức thực hiện:

- GV tổ chức cho HS đọc và trả lời câu hỏi: Hằng ngày, em thường sử dụng những thức ăn, đồ uống nào? Tại sao em lại cần những thức ăn, đồ uống đó?

- GV mời 2 – 3 HS bất kì đứng lên trả lời. Cả lớp nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét chung và giải thích:

Cơ thể chúng ta rất cần thức ăn và đồ uống để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể hoạt động, lớn lên và khoẻ mạnh, ... Dựa vào các chất dinh dưỡng có trong thức ăn, người ta chia thức ăn thành các nhóm, mỗi nhóm có những vai trò quan trọng đối với cơ thể, ...

- GV dẫn dắt vào bài học: Các nhóm chất dinh dưỡng có trong thức ăn (Tiết 1).

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về các nhóm chất dinh dưỡng có trong thức ăn

a. Mục tiêu: HS kể tên được các nhóm chất dinh dưỡng có trong thức ăn.

b. Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS quan sát hình 1 (SGK, trang 87), thảo luận cặp đôi để hoàn thành các nhiệm vụ sau:

+ Kể tên những thức ăn có trong đĩa phở.

+ Thức ăn trong đĩa phở gồm có những nhóm chất dinh dưỡng nào?

- GV mời 2 – 3 cặp HS chia sẻ trước lớp và nhận xét lẫn nhau.

- GV nhận xét, chốt đáp án:

+ Bánh phở chứa nhiều chất bột đường.

+ Thịt bò chứa nhiều chất đạm.

+ Thịt mỡ chứa nhiều chất béo.

+ Rau cải, cà rốt, hành tây chứa nhiều vi-ta-min và chất khoáng.

- GV mở rộng cho HS: Trong suốt cuộc đời của mình, một người trưởng thành có tuổi thọ trung bình sẽ tiêu thụ khoảng 27 tấn thức ăn, tương đương với khối lượng của 6 con voi. Thức ăn chứa các chất dinh dưỡng để cung cấp cho cơ thể lớn lên và khoẻ mạnh; cung cấp năng lượng để cơ thể thực hiện các hoạt động hằng ngày. Ngoài bốn nhóm chất dinh dưỡng (chất bột đường, chất đạm, chất béo, vi-ta-min và chất khoáng), thức ăn còn chứa chất xơ và nước rất cần thiết cho cơ thể.

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận:

Dựa vào các chất dinh dưỡng có trong thức ăn, người ta chia thức ăn thành các nhóm: nhóm chứa nhiều chất bột đường, nhóm chứa nhiều chất đạm, nhóm chứa nhiều chất béo và nhóm chứa nhiều vi-ta-min, chất khoáng.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về vai trò của các nhóm chất dinh dưỡng đối với cơ thể

Hoạt động 2a. Tìm hiểu về chất bột đường và vai trò của chất bột đường đối với cơ thể

a. Mục tiêu: HS kể được tên một số thức ăn chứa nhiều chất bột đường và vai trò của chất bột đường đối với cơ thể.

b. Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS quan sát, đọc thông tin các hình 2a, 2b, 2c, 2d (SGK, trang 88).

- GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm đôi, thảo luận và hoàn thành các nhiệm vụ:

+ Kể tên các thức ăn chứa nhiều chất bột đường có trong hình.

+ Nói về vai trò của chất bột đường đối với cơ thể.

+ Kể thêm một số thức ăn chứa nhiều chất bột đường mà các em biết hoặc gia đình các em thường sử dụng.

- GV mời 2 – 3 cặp HS chia sẻ trước lớp. Cả lớp nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét, khen ngợi những HS có câu trả lời tốt và chốt đáp án:

+ Những thức ăn chứa nhiều chất bột đường như: gạo, ngô, bánh mì, các loại khoai, bánh phở, ...

+ Chất bột đường có vai trò cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể.

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận:

Những thức ăn chứa nhiều chất bột đường như: gạo, ngô, các loại khoai, bánh phở, bánh mì,... Chất bột đường có vai trò cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể.

Hoạt động 2b. Tìm hiểu về chất đạm và vai trò của chất đạm đối với cơ thể

a. Mục tiêu: HS kể được tên một số thức ăn chứa nhiều chất đạm và vai trò của chất đạm đối với cơ thể.

b. Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS quan sát, đọc thông tin các hình 3a, 3b, 3c, 3d, 3e, 3g, 3h, 3i (SGK, trang 88).

- GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm đôi, thảo luận và hoàn thành các nhiệm vụ:

+ Kể tên các thức ăn chứa nhiều chất đạm đường có trong hình.

+ Nói về vai trò của chất đạm đối với cơ thể.

+ Kể thêm một số thức ăn chứa nhiều chất đạm mà các em biết hoặc gia đình các em thường sử dụng.

- GV mời 2 – 3 cặp HS chia sẻ trước lớp. Cả lớp nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét, khen ngợi những HS có câu trả lời tốt và chốt đáp án:

+ Những thức ăn giàu chất đạm như: các loại thịt, cá, tôm, trứng, sữa, đỗ, đậu phụ,...

+ Chất đạm có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể như giúp xây dựng và đổi mới cơ thể, giúp cơ thể lớn lên

 - GV hướng dẫn HS rút ra kết luận:

Những thức ăn chứa nhiều chất đạm như các loại thịt, cá, tôm, trứng, sữa, đỗ, đậu phụ.... Chất đạm có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể như giúp xây dựng và đổi mới cơ thể, giúp cơ thể lớn lên.

Hoạt động 2c. Tìm hiểu về chất béo và vai trò của chất béo đối với cơ thể

a. Mục tiêu: HS kể được tên một số thức ăn chứa nhiều chất béo và vai trò của chất béo đối với cơ thể.

b. Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS quan sát, đọc thông tin các hình 4a, 4b, 4c, 4d (SGK, trang 89).

- GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm đôi, thảo luận và hoàn thành các nhiệm vụ:

+ Kể tên các thức ăn chứa nhiều chất béo có nguồn gốc thực vật, chất béo có nguồn gốc động vật có trong hình.

+ Nói về vai trò của chất béo đối với cơ thể.

+ Kể thêm một số thức ăn chứa nhiều chất béo mà em biết hoặc gia đình thường sử dụng.

- GV mời 2 – 3 cặp HS chia sẻ trước lớp. Cả lớp nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét, khen ngợi những HS có câu trả lời tốt và chốt đáp án:

+ Những thức ăn giàu chất béo như: thịt mỡ, bơ, dầu ăn, dừa, lạc, vừng...

+ Chất béo có vai trò cung cấp năng lượng, giữ ấm cho cơ thể. Ngoài ra, chất béo trong cơ thể còn giúp hấp thụ các vi-ta-min tan trong đầu như vi-ta-min A, D, E, K.

 - GV hướng dẫn HS rút ra kết luận:

Những thức ăn chứa nhiều chất béo như: thịt mỡ, bơ, dầu ăn, dừa, lạc, vừng. Chất béo có vai trò cung cấp và dự trữ năng lượng, giữ ấm cho cơ thể. Ngoài ra, chất béo trong cơ thể còn giúp hấp thụ các vi-ta-min tan trong dấu như vi-ta-min A, D, E, K.

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của

HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- Ôn tập kiến thức đã học.

- Làm bài tập trong VBT.

- Vẽ, viết tên các thức ăn giàu chất bột đường, chất đạm vào vở.

 

 

 

 

 

- HS thực hiện theo yêu cầu.

 

 

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

- HS chuẩn bị vào bài.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát và thảo luận theo nhóm đôi.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời.

 

- HS chú ý lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

- HS chú ý lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thực hiện theo yêu cầu.

 

 

 

 

 

 

 

- HS làm việc theo cặp.

 

 

 

 

 

 

- Các nhóm tích cực chia sẻ.

 

- HS chú ý lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thực hiện theo yêu cầu.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe yêu cầu.

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời.

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát và đọc.

 

 

 

- HS trả lời.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm.

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm.

 

 

- HS thực hiện theo yêu cầu.


=> Xem toàn bộ Giáo án Khoa học 4 chân trời sáng tạo

Từ khóa tìm kiếm: Giáo án Khoa học 4 chân trời sáng tạo Bài 23 Các nhóm chất dinh dưỡng có trong thức ăn, Giáo án word Khoa học 4 chân trời sáng tạo Bài 23 Các nhóm chất dinh dưỡng có trong thức ăn, Tải giáo án trọn bộ Khoa học 4 chân trời sáng tạo

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Xem thêm giáo án khác

GIÁO ÁN WORD LỚP 4 MỚI SÁCH CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 4 MỚI SÁCH CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN LỚP 4 BỘ SÁCH KHÁC

Giáo án tất cả các môn lớp 4 kết nối tri thức
Giáo án tất cả các môn lớp 4 cánh diều