Soạn giáo án Khoa học 4 chân trời sáng tạo Bài 2: Sự chuyển thể của nước
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Khoa học 4 bài 2: Sự chuyển thể của nước sách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 2345 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
CHỦ ĐỀ 1: CHẤT
BÀI 2: SỰ CHUYỂN THỂ CỦA NƯỚC
(2 tiết)
- YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Kiến thức:
Sau bài học này, HS:
- Quan sát và làm được thí nghiệm đơn giản để phát hiện ra sự chuyển thể của nước.
- Vẽ sơ đồ và sử dụng được các thuật ngữ: bay hơi, ngưng tụ, đông đặc, nóng chảy để mô tả sự chuyển thể của nước.
- Vẽ sơ đồ và ghi chú được “Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên”.
- Năng lực:
Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học, biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia tích cực vào các trò chơi, hoạt động khám phá kiến thức.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.
Năng lực riêng:
- Thực hành thí nghiệm đơn giản về sự chuyển thể của nước.
- Phẩm chất:
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi, làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
- PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC:
- Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm.
- Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề.
- Thiết bị dạy học
- Đối với giáo viên:
- Giáo án.
- Máy tính, máy chiếu.
- Các hình trong bài 2 SGK; các vật dụng thí nghiệm: một bát lớn trong suốt và một cốc nhỏ, thấp hơn bát và khô ráo; tấm kính hoặc tấm mi-ca trong, nước nóng (khoảng 700C).
- Bảng nhóm, bút dạ, bút chì hoặc phấn viết bảng.
- Đối với học sinh:
- SGK.
- VBT.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
TIẾT 1 | |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của HS về các thể của nước. b. Cách thức thực hiện: - GV yêu cầu HS quan sát hình 1 (SGK, trang 10). - GV đặt câu hỏi: Em thấy nước ở đâu trong hình 1? - GV mời đại diện 2 - 3 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét câu trả lời của HS. - GV gợi ý thêm cho HS: Đây có phải là nước không? Trong cốc chỉ có nước nhưng ở hai thể khác nhau. Đó là những thể nào? - GV mời đại diện 2 - 3 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét câu trả lời của HS và dẫn dắt vào bài học: Sự chuyển thể của nước (tiết 1). B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Nhận biết các thể của nước a. Mục tiêu: HS quan sát hình và nhận biết ba thể của nước: rắn, lỏng, khí (hơi). b. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS quan sát các hình 2a, 2b, 2c (SGK, trang 10). - GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và cho biết các thể khác nhau của nước trong mỗi hình. - GV dẫn dắt HS thảo luận bằng cách đặt câu các hỏi: + Có bao nhiêu thể của nước? Đó là những thể nào? + Ở hình nào nước ở thể lỏng? Ở hình nào nước ở thể rắn? Ở hình nào nước ở thể khí (hơi)? - GV mời đại diện 1- 2 nhóm trả lời. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
- GV và HS nhận xét, rút ra kết luận: Nước có thể tồn tại dưới ba thể khác nhau là rắn, lỏng và khí (hơi). Hoạt động 2: Sự chuyển thể của nước: đông đặc và nóng chảy a. Mục tiêu: HS quan sát, nhận xét và đề xuất được thí nghiệm về sự đông đặc và nóng chảy của nước. b. Cách tiến hành: - GV chia lớp thành các nhóm 4 và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm: Quan sát các hình 3a, 3b và 4a, 4b (SGK, trang 10). - GV yêu cầu các nhóm thảo luận và trả lời các câu hỏi: + Nước ở hình 3a, 3b và 4a, 4b đang ở thể gì? + Ở hình 3a và 3b, sự chuyển thể gì đang xảy ra? + Ở hình 4a và 4b, sự chuyển thể gì đang xảy ra? - GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trả lời. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
- GV nhận xét, tuyên dương các nhóm có câu trả lời đúng. - GV yêu cầu mỗi nhóm hãy đề xuất phương án làm thí nghiệm về các sự chuyển thể của nước bằng cách đặt câu hỏi: + Cần thực hiện thí nghiệm như thế nào để nước ở thể lỏng chuyển thể thành nước ở thể rắn, và nước ở thể rắn chuyển thể để thành nước ở thể lỏng? + Nhiệt độ phải thay đổi như thế nào? - GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trả lời. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét và đưa ra đáp án: Để nước ở thể lỏng vào ngăn đá tủ lạnh (nhiệt độ giảm) để nước từ thể lỏng chuyển thành nước ở thể rắn; để nước đá trong cốc ở nhiệt độ phòng (nhiệt độ tăng) để nước từ thể rắn chuyển thành nước ở thể lỏng. - GV yêu cầu HS vẽ lại sơ đồ về các sự chuyển thể của nước ở các hình 3a, 3b; 4a, 4b và chia sẻ với bạn. - GV mời đại diện 2 - 3 HS xung phong chia sẻ sơ đồ với các bạn. Các HS khác quan sát, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét chung và hướng dẫn HS rút ra kết luận. - GV mời đại diện 2 - 3 HS xung phong nêu kết luận. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét câu trả lời và kết luận lại: Nước chuyển từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc. Nước chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy. Hoạt động 3: Sự chuyển thể của nước: bay hơi và ngưng tụ a. Mục tiêu: HS nhận biết và có thể thực hiện được thí nghiệm về sự bay hơi và ngưng tụ của nước. b. Cách tiến hành: - GV chia lớp thành các nhóm 6 và yêu cầu mỗi nhóm quan sát hình 5 (SGK, trang 11). - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi: + Nước trong nồi đang ở thể gì? + Sự chuyển thể nào làm xuất hiện hơi nước phía trên nồi? + Sự chuyển thể nào làm xuất hiện nước ở dưới nắp nồi? - GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trả lời. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). -GV nhận xét, đưa ra đáp án: + Nước trong nồi đang ở thể lỏng. Hơi nước bay lên từ nồi là thể khí (hơi). Đó là sự bay hơi. + Nước từ nắp vung chảy xuống cốc là ở thể lỏng. Đó là sự ngưng tụ. - GV yêu cầu HS vẽ lại sơ đồ về các sự chuyển thể của nước ở hình 5 và chia sẻ với bạn. - GV mời đại diện 2 - 3 HS xung phong chia sẻ sơ đồ với các bạn. Các HS khác quan sát, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét và rút ra kết luận: Nước chuyển từ thể lỏng sang thể hơi (khí) gọi là sự bay hơi. Nước chuyển từ thể hơi sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ. Hoạt động 4: Trò chơi “Ghép chữ vào hình” a. Mục tiêu: HS vẽ được sơ đồ và sử dụng được các thuật ngữ: đông đặc, nóng chảy, bay hơi và ngưng tụ để mô tả sự chuyển thể của nước. b. Cách tiến hành: - GV chia lớp thành các nhóm 6 và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm: Vẽ lại sơ đồ hình 6 (SGK, trang 11) và ghép các thẻ chữ vào các vị trí phù hợp. - GV quan sát và hỗ trợ các nhóm làm việc. - GV mời đại diện 2 – 3 nhóm lên chia sẻ sơ đồ với các bạn. Các nhóm khác quan sát, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có)
- GV và HS cùng nhận xét. GV dẫn dắt HS rút ra kết luận. - GV mời đại diện 2- 3 HS nêu kết luận. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét và kết luận lại: Nước có các sự chuyển thể: đông đặc, nóng chảy, bay hơi và ngung tụ. Hoạt động 5: Ứng dụng sự chuyển thể của nước trong đời sống a. Mục tiêu: HS nêu và giải thích được một số ứng dụng về sự chuyển thể của nước trong đời sống. b. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, thảo luận và chia sẻ về các sự chuyển thể của nước xảy ra trong đời sống hàng ngày. - GV gợi mở cho HS thảo luận thông qua các câu hỏi: + Những hiện tượng nào trong đời sống hàng ngày có xảy ra sự chuyển thể của nước? + Việc phơi khô quần áo ướt đã diễn ra các sự chuyển thể nào của nước? (Lúc quần áo đang ướt, nước ở thể gì? Vì sao sau một thời gian, quần áo trở nên khô? Nước đã thực hiện sự chuyển thể gì?). - GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trả lời. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
- GV nhận xét và đưa ra kết luận: Trong đời sống hằng ngày, sự chuyển thể của nước được ứng dụng trong: phơi khô quần áo ướt, rã đông thực phẩm, làm kem, sấy khô thực phẩm,… * CỦNG CỐ - GV yêu cầu HS đọc nội dung "Em đã học được" - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - Ôn tập kiến thức đã học. - Làm bài tập trong VBT. - Tìm thêm các ví dụ về ứng dụng sự chuyển thể của nước trong đời sống hàng ngày.
|
- HS quan sát hình.
- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.
- HS trả lời: Trong hình 1, nước được đựng trong cốc.
- HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe GV gợi ý.
- HS trả lời: Nước trong cốc tồn tại ở hai thể, đó là thể lỏng (nước) và thể rắn (nước đá). - HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài.
- HS quan sát hình.
- HS lắng nghe yêu cầu của GV.
- HS thảo luận theo cặp.
- HS trả lời: + Nước tồn tại ở ba thể là rắn, lỏng, khí (hơi). + Các dạng tồn tại của nước: * Hình 2a: Nước tồn tại ở thể lỏng. * Hình 2b: Nước tồn tại ở thể khí. * Hình 2c: Nước tồn tại ở thể rắn. - HS lắng nghe, ghi chép.
- HS lắng nghe các yêu cầu của GV.
- HS làm việc theo nhóm.
- HS trả lời: + Thể của nước: * Nước ở hình 3a đang ở thể lỏng; nước ở hình 3b đang ở thể rắn. * Nước ở hình 4a đang ở thể rắn; nước ở hình 4b đang ở thể lỏng. + Ở hình 3a và 3b, nước chuyển từ thể lỏng sang thể rắn. + Ở hình 4a và 4b, nước chuyển từ thể rắn sang thể lỏng. - HS lắng nghe, chữa bài.
- HS làm việc theo nhóm.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu, ghi bài.
- HS lắng nghe, thực hiện yêu cầu của GV.
- HS trả lời:
- HS lắng nghe, suy nghĩ.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, ghi bài.
- HS quan sát hình.
- HS làm việc theo nhóm.
- HS trình bày kết quả thảo luận nhóm.
- HS lắng nghe, ghi bài.
- HS lắng nghe, thực hiện yêu cầu của GV.
- HS trả lời:
- HS lắng nghe, tiếp thu, ghi bài.
- HS lắng nghe GV giao nhiệm vụ.
- HS làm việc theo nhóm. - HS trình bày:
- HS lắng nghe GV gợi ý.
- HS nêu kết luận.
- HS lắng nghe, tiếp thu, ghi bài.
- HS lắng nghe yêu cầu của GV.
- HS lắng nghe GV gợi ý.
- HS trả lời: + Những hiện tượng trong đời sống có xảy ra sự chuyển thể của nước: mây, mưa, tuyết, đóng băng, băng tan,… + Lúc quần áo đang ướt, nước ở thể lỏng. Sau một thời gian, nước bị bay hơi dưới ánh nắng mặt trời, làm cho quần áo trở nên khô. - HS tiếp thu, ghi chép.
- HS đọc bài.
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm.
- HS chú ý, thực hiện theo yêu cầu của GV. |
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
TIẾT 2 | |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của HS về vòng tuần hòan của nước. b. Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS thi đua trả lời câu hỏi: Vì sao biển luôn có nước và vì sao có mưa? - GV mời đại diện 2 - 3 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét chung và dẫn dắt vào tiết 2 của bài học: Sự chuyển thể của nước (tiết 2). B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu về vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên a. Mục tiêu: HS hiểu được các sự chuyển thể xảy ra trong vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên. b. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS quan sát và đọc thông tin trong hình 7 (SGK, trang 12). - GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và trả lời các câu hỏi:
|
- HS lắng nghe GV đặt câu hỏi.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài.
- HS quan sát và đọc thông tin trong hình.
|
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Khoa học 4 chân trời sáng tạo
Tải giáo án:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk lớp 4 KNTT
Giải tiếng việt 4 KNTT
Tuyển tập văn mẫu lớp 4 KNTT
Giải tiếng việt 4 tập 1 KNTT
Giải tiếng việt 4 tập 2 KNTT
Giải toán 4 KNTT
Giải toán 4 tập 1 KNTT
Giải toán 4 tập 2 KNTT
Giải đạo đức 4 KNTT
Giải lịch sử và địa lí 4 KNTT
Giải khoa học 4 KNTT
Giải công nghệ 4 KNTT
Giải tin học 4 KNTT
Giải âm nhạc 4 KNTT
Giải mĩ thuật 4 KNTT
Giải HĐTN 4 KNTT
Giải sgk lớp 4 CTST
Giải tiếng việt 4 CTST
Giải tiếng việt 4 tập 1 CTST
Giải tiếng việt 4 tập 2 CTST
Tuyển tập văn mẫu lớp 4 CTST
Giải toán 4 CTST
Giải toán 4 tập 1 CTST
Giải toán 4 tập 2 CTST
Giải đạo đức 4 CTST
Giải khoa học 4 CTST
Giải lịch sử và địa lí 4 CTST
Giải công nghệ 4 CTST
Giải tin học 4 CTST
Giải âm nhạc 4 CTST
Giải mĩ thuật 4 CTST bản 1
Giải mĩ thuật 4 CTST bản 2
Giải HĐTN 4 CTST bản 1
Giải HĐTN 4 CTST bản 2