Siêu nhanh giải bài 13 Địa lí 12 Chân trời sáng tạo

Giải siêu nhanh bài 13 Địa lí 12 Chân trời sáng tạo. Giải siêu nhanh Địa lí 12 Chân trời sáng tạo. Những phần nào có thể rút gọn, lược bỏ và tóm gọn. Đều được áp dụng vào bài giải này. Thêm cách giải mới để học sinh lựa chọn. Để tìm ra phong cách học Địa lí 12 Chân trời sáng tạo phù hợp với mình.

BÀI 13. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP VÀ THỦY SẢN

MỞ ĐẦU

Lâm nghiệp và thuỷ sản là những ngành đóng góp lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong những năm qua. Nước ta có thế mạnh và hạn chế gì đối với sự phát triển lâm nghiệp và thuỷ sản? Tình hình phát triển và phân bố của các ngành này ra sao?

Giải rút gọn:

 Lâm nghiệp Thủy sản 
Thế mạnh 

- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

+ Rừng đang trong giai đoạn phục hồi.

+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa

+ 3/4 diện tích là đồi núi, chủ yếu là đồi núi thấp. Rừng được trồng ở nhiều dạng địa hình và trên các loại đất khác nhau. 

- Điều kiện kinh tế xã hội:

+ Nhiều chính sách phát triển lâm nghiệp được thực hiện

+ Người dân có nhiều kinh nghiệm

+ Khoa học - công nghệ nâng cao giá trị sản xuất lâm nghiệp; phát triển nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn

+ Sự phát triển của các ngành kinh tế 

- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:

+ Vùng biển nhiệt đới rộng lớn, nguồn lợi hải sản phong phú

+ Dọc bờ biển có nhiều bãi triều, dầm, phá, rừng ngập mặn.

+ Ven bờ có nhiều dảo và vịnh, 

+ Nhiều sông, suối, kênh, rạch, ao, hồ, các vùng trũng ở đồng bằng 

+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với nền nhiệt cao.

- Điều kiện kinh tế - xã hội:

+ Số dân đông

+ Các cơ sở sản xuất và khai thác nguyên liệu, hệ thống cầu cảng, hệ thống điện, đường, thuỷ lợi,... được đầu tư ngày càng hiện đại. 

+ Thị trường tiêu thụ thuỷ sản ngày càng mở rộng, nước ta đã đáp ứng các yêu cầu về chất lượng thuỷ sản xuất khẩu. 

+ Chính sách phát triển ngành thuỷ sản được chú trọng, 

Hạn chế 

- Diện tích rừng ở nước ta có xu hướng tăng nhưng chất lượng rừng chưa cao. 

- Thiên tai và biến đổi khí hậu 

- Một phần diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản ở nước ta đang có dấu hiệu bị ô nhiễm, suy thoái. 

- Đội ngũ tàu thuyền và các phương tiện đánh bắt còn hạn chế. 

Tình hình phát triển Năm 2021, giá trị sản xuất của lâm nghiệp khoảng 63,3 nghìn tỉ đồng, tăng 2,8 lần so với năm 2010.Giá trị sản xuất ngành thủy sản chiếm hơn 26,3% tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản.
Phân bố

- Trồng rừng, khoanh nuôi và bảo vệ rừng: Tập trung chủ yếu ở Quảng Ngãi, Quảng Nam, Nghệ An, Bình Định.

- Khai thác tập trung chủ yếu ở Quảng Ngãi, Quảng Nam, Nghệ An, Bình Định. 

- Các cơ sở chế biến lớn như nhà máy giấy Vạn Điểm, Hải Tiến (Hà Nội), Bãi Bằng (Phú Thọ),...

- Khai thác thủy sản: Kiên Giang, Bà Rịa – Vũng Tàu, Quảng Ngãi, Bình Định, Bình Thuận, Cà Mau,...

- Nuôi trồng thủy sản: Tập trung chủ yếu ở Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng. 

I. LÂM NGHIỆP

Câu hỏi: Dựa vào thông tin trong bài, hãy phân tích các thế mạnh và hạn chế với phát triển lâm nghiệp ở nước ta.

Giải rút gọn:

* Thế mạnh

- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

+ Rừng đang trong giai đoạn phục hồi, tỉ lệ che phủ rừng có xu hướng tăng.

+ Khí hậu: Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa tạo nên hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm gió mùa đặc trưng. 

+ Địa hình và đất: Nước ta có 3/4 diện tích là đồi núi, chủ yếu là đồi núi thấp, thuận lợi cho công tác bảo vệ và trồng rừng. 

- Điều kiện kinh tế xã hội:

+ Chính sách: nước ta đã thực hiện nhiều chính sách phát triển lâm nghiệp tạo tâm lí ổn định cho người dân, góp phần huy động nguồn lực vào bảo vệ, phát triển rừng trên diện tích được giao.

+ Nguồn lao động: người dân có nhiều kinh nghiệm trong bảo vệ rừng, sản xuất lâm nghiệp. 

+ Khoa học - công nghệ: việc ứng dụng khoa học - công nghệ góp phần nâng cao giá trị sản xuất lâm nghiệp; phát triển nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn, đáp ứng nhu cầu thực tiễn của ngành.

+ Sự phát triển của các ngành kinh tế: tạo điều kiện cần thiết để duy trì công tác bảo vệ rừng. 

* Hạn chế

- Diện tích rừng ở nước ta có xu hướng tăng nhưng chất lượng rừng chưa cao. 

- Thiên tai và biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến công tác bảo vệ và phát triển rừng, nguy cơ cháy rừng.

- Tuy nhiên, công tác bảo vệ rừng đang gặp những khó khăn do lực lượng quản lí còn ít; máy móc, thiết bị trong hoạt động khai thác, chế biến gỗ và lâm sản chậm cải tiến;... ảnh hưởng đến hiệu quả của ngành lâm nghiệp.

Câu hỏi: Dựa vào hình 13 và thông tin trong bài, hãy trình bày tình hình phát triển, phân bố lâm nghiệp ở nước ta.

Giải rút gọn:

* Tình hình phát triển

- Năm 2021, giá trị sản xuất của lâm nghiệp khoảng 63,3 nghìn tỉ đồng, tăng 2,8 lần so với năm 2010. 

- Việc ứng dụng khoa học – công nghệ vào trồng rừng, bảo vệ rừng ngày càng phổ biến 

- Hoạt động khai thác, chế biến lâm sản đang áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất

* Phân bố

- Trồng rừng, khoanh nuôi và bảo vệ rừng: Tập trung chủ yếu ở Quảng Ngãi, Quảng Nam, Nghệ An, Bình Định.

- Khai thác, chế biến gỗ và lâm sản: 

+ Khai thác: Tập trung chủ yếu ở Quảng Ngãi, Quảng Nam, Nghệ An, Bình Định

+ Các cơ sở chế biến lớn như nhà máy giấy Vạn Điểm, Hải Tiến (Hà Nội), Bãi Bằng (Phú Thọ),…

Câu hỏi: Dựa vào thông tin trong bài, hãy trình bày vấn đề quản lí và bảo vệ tài nguyên rừng ở nước ta.

Giải rút gọn:

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục để nhân dân thấy rõ vai trò đặc biệt quan trọng của rừng đối với đất nước.

- Hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lí, bảo vệ và phát triển rừng; đẩy mạnh xã hội hoa

- Kiểm soát chặt chẽ các quy hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội có tác động tiêu cực đến diện tích, chất lượng rừng.

- Đẩy mạnh trồng rừng ngập mặn, rừng phòng hộ ven biển và ven sông, rừng đầu nguồn; trồng rừng mới, trồng lại rừng sau khai thác; khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh phục hồi, nâng cao giá trị đa dạng sinh học, khả năng cung cấp lâm sản, khả năng phòng hộ và các giá trị khác của rừng.

- Chủ động hợp tác, hội nhập quốc tế về quản lí, bảo vệ và phát triển rừng.

II. THỦY SẢN

Câu hỏi: Dựa vào thông tin trong bài, hãy phân tích các thế mạnh và hạn chế đối với phát triển ngành thủy sản ở nước ta.

Giải rút gọn:

* Thế mạnh

- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:

+ Tổng trữ lượng hải sản đạt khoảng 4,0 triệu tấn, trong đó cho phép khai thác tối đa khoảng 3,0 – 3,9 triệu tấn (giai đoạn 2015 - 2021).

+ Vùng biển nước ta có hàng nghìn loài cá với nhiều ngư trường lớn 

+ Dọc bờ biển có nhiều bãi triều, dầm, phá, rừng ngập mặn; một số đảo có các rạn đá 

+ Ven bờ có nhiều dảo và vịnh, tạo điều kiện hình thành các bãi cá đẻ. 

+ Nước ta còn có nhiều sông, suối, kênh, rạch, ao, hồ, các vùng trũng ở đồng bằng có thể nuôi cá, tôm nước ngọt.

+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với nền nhiệt cao, tạo thuận lợi nuôi trồng thuỷ sản có năng suất cao. 

- Điều kiện kinh tế - xã hội:

+ Dân cư và nguồn lao động: nước ta có số dân đông là thị trường tiêu thụ rộng lớn. Người dân có nhiều kinh nghiệm trong nuôi trồng và khai thác thuỷ sản. 

+ Cơ sở vật chất – kĩ thuật và khoa học – công nghệ: các cơ sở sản xuất và khai thác nguyên liệu, hệ thống cầu cảng, hệ thống điện, đường, thuỷ lợi,... được đầu tư ngày càng hiện đại. 

+ Thị trường: thị trường tiêu thụ thuỷ sản ngày càng mở rộng, nước ta đã đáp ứng các yêu cầu về chất lượng thuỷ sản xuất khẩu. 

+ Chính sách: chính sách phát triển ngành thuỷ sản của nhà nước được chú trọng

* Hạn chế 

- Một phần diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản ở nước ta đang có dấu hiệu bị ô nhiễm, suy thoái. 

- Đội ngũ tàu thuyền và các phương tiện đánh bắt còn hạn chế. 

Câu hỏi: Dựa vào thông tin trong bài, hãy trình bày sự chuyển dịch cơ cấu ngành thủy sản nước ta.

Giải rút gọn:

- Cơ cấu ngành thuỷ sản nước ta chuyển dịch theo hướng phát triển khai thác và nuôi trồng thuỷ sản hiệu quả, bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái, phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế, bảo vệ an ninh quốc phòng trên các vùng biển và hải đảo. 

- Giảm dần tỉ trọng giá trị và sản lượng từ khai thác thuỷ sản, tăng tỉ trọng giá trị và sản lượng từ nuôi trồng thuỷ sản.

Câu hỏi: Dựa vào hình 13 và thông tin trong bài, hãy trình bày tình hình phát triển và phân bố ngành thủy sản nước ta.

A map of the country

Description automatically generated

Giải rút gọn:

* Tình hình phát triển

- Giá trị sản xuất ngành thủy sản chiếm hơn 26,3% tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản.

- Khai thác thủy sản: Sản lượng thủy sản khai thác ở nước ta tăng liên tục, trong đó sản lượng cá biển khai thác là 2,9 triệu tấn (năm 2021)

- Nuôi trồng thủy sản:

+ Nghề nuôi tôm phát triển mạnh, đạt 1 triệu tấn (năm 2021).

+ Nghề nuôi cá cũng phát triển mạnh, đạt 3,3 triệu tấn (năm 2021).

* Phân bố

- Khai thác thủy sản: Kiên Giang, Bà Rịa – Vũng Tàu, Quảng Ngãi, Bình Định, Bình Thuận, Cà Mau,...

- Nuôi trồng thủy sản: Tập trung chủ yếu ở Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng. Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ có sản lượng cá nuôi dẫn đầu cả nước.

LUYỆN TẬP

Câu hỏi: Tóm tắt những đặc điểm nổi bật về tình hình phát triển và phân bố lâm nghiệp ở nước ta.

Giải rút gọn:

* Tình hình phát triển

- Năm 2021, giá trị sản xuất của lâm nghiệp khoảng 63,3 nghìn tỉ đồng, tăng 2,8 lần so với năm 2010. 

- Việc ứng dụng khoa học – công nghệ vào trồng rừng, bảo vệ rừng ngày càng phổ biến 

- Hoạt động khai thác, chế biến lâm sản đang áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất

* Phân bố

- Trồng rừng, khoanh nuôi và bảo vệ rừng: Tập trung chủ yếu ở Quảng Ngãi, Quảng Nam, Nghệ An, Bình Định.

- Khai thác, chế biến gỗ và lâm sản: 

+ Khai thác: Tập trung chủ yếu ở Quảng Ngãi, Quảng Nam, Nghệ An, Bình Định

+ Các cơ sở chế biến lớn như nhà máy giấy Vạn Điểm, Hải Tiến (Hà Nội), Bãi Bằng (Phú Thọ),…

Câu hỏi: Tại sao ngành nuôi trồng thuỷ sản đang phát triển nhanh hơn so với ngành khai thác thuỷ sản?

Giải rút gọn:

Ngành nuôi trồng thủy sản đang phát triển với tốc độ nhanh hơn ngành khai thác vì:

- Ngành nuôi trồng thủy sản có nhiều ưu điểm như đáp ứng tốt hơn nhu cầu của con người và chủ động nguyên liệu cho các nhà máy chế biến. 

- Đánh bắt thủy sản phụ thuộc vào tự nhiên nên không đảm bảo việc cung cấp nguyên liệu ổn định cho thị trường, đặc biệt vào những mưa bão, thiên tai.…

VẬN DỤNG

Câu hỏi: Viết báo cáo ngắn về các thế mạnh và hạn chế trong phát triển lâm nghiệp hoặc thuỷ sản ở địa phương mà em biết hoặc sinh sống.

Giải rút gọn:

Báo cáo ngắn về các thế mạnh và hạn chế trong phát triển thủy sản ở Cà Mau

Thế mạnhHạn chế

+ Cà Mau sở hữu hệ sinh thái phong phú với rừng ngập mặn, đầm bãi, ven biển, thích hợp cho nuôi trồng nhiều loại thủy sản.

+ Cà Mau có diện tích mặt nước lớn nhất cả nước, với hơn 350.000ha, tạo tiềm năng to lớn cho phát triển nuôi trồng thủy sản.

+ Khí hậu nhiệt đới gió mùa, nguồn nước dồi dào, phù hợp cho nhiều loại thủy sản sinh trưởng.

+ Cà Mau có nguồn lao động dồi dào, nhiều người có kinh nghiệm nuôi trồng thủy sản.

+ Chính phủ có nhiều chính sách hỗ trợ phát triển ngành thủy sản.

+ Bệnh dịch trên tôm, cua thường xuyên xảy ra, gây thiệt hại lớn cho người nuôi.

+ Nước mặn xâm nhập, hạn hán, ảnh hưởng đến môi trường nuôi trồng.

+ Hệ thống giao thông, thủy lợi chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển.

+ Việc quản lý chất lượng con giống, thức ăn, thuốc thủy sản còn chưa chặt chẽ.

+ Giá cả thủy sản bấp bênh, ảnh hưởng đến thu nhập của người nuôi.

 

* Giải pháp:

+ Nâng cao trình độ kỹ thuật cho người nuôi, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

+ Tăng cường công tác quản lý chất lượng con giống, thức ăn, thuốc thủy sản.

+ Hoàn thiện hệ thống giao thông, thủy lợi, phục vụ cho sản xuất.

+ Tìm kiếm thị trường tiêu thụ ổn định, giá cả hợp lý.

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Giải Địa lí 12 Chân trời sáng tạo bài 13, Giải bài 13 Địa lí 12 Chân trời sáng tạo, Siêu nhanh giải bài 13 Địa lí 12 Chân trời sáng tạo

Bình luận

Giải bài tập những môn khác