Siêu nhanh giải bài 37 Địa lí 12 Chân trời sáng tạo

Giải siêu nhanh bài 37 Địa lí 12 Chân trời sáng tạo. Giải siêu nhanh Địa lí 12 Chân trời sáng tạo. Những phần nào có thể rút gọn, lược bỏ và tóm gọn. Đều được áp dụng vào bài giải này. Thêm cách giải mới để học sinh lựa chọn. Để tìm ra phong cách học Địa lí 12 Chân trời sáng tạo phù hợp với mình.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 37. PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ ĐẢM BẢO AN NINH QUỐC PHÒNG Ở BIỂN ĐÔNG VÀ CÁC ĐẢO, QUẦN ĐẢO

MỞ ĐẦU

Biển Đông là vùng biển có vai trò quan trọng về kinh tế - xã hội – chính trị và an ninh quốc phòng đối với nhiều quốc gia ven Biển Đông và trên thế giới. Nước ta đã xác định mục tiêu trở thành quốc gia biển mạnh trong chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam. Vậy, Biển Đông có vai trò và ý nghĩa như thế nào đối với phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh quốc phòng của nước ta?

Giải rút gọn:

- Vai trò:

+ Biển Đông đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ở quá khứ, hiện tại và tương lai. 

+ Biển Đông tạo điều kiện để Việt Nam phát triển những ngành kinh tế mũi nhọn 

- Ý nghĩa: Các đảo và quần đảo trong Biển Đông có ý nghĩa phòng thủ chiến lược quan trọng, vừa là hệ thống tiến tiêu bảo vệ đất liền vừa là hệ thống căn cứ để nước ta tiến ra biển và đại dương trong thời đại mới.

I. KHÁI QUÁT VỀ BIỂN ĐÔNG VÀ BIỂN ĐẢO VIỆT NAM

Câu hỏi: Dựa vào hình 37 và thông tin trong bài, hãy trình bày:

- Khái quát về Biển Đông và vùng biển Việt Nam.

- Vùng biển Việt Nam cùng các đảo và quần đảo là một bộ phận quan trọng của nước ta.

Giải rút gọn:

* Khái quát về Biển Đông và biển đảo Việt Nam

- Biển Đông:

+ Biển Đông là một biển rộng lớn thuộc Thái Bình Dương, có diện tích 3,447 triệu km² với 9 quốc gia ven biển. 

+ Nhờ được bao bọc bởi lục địa ở phía bắc và phía tây cùng các vòng cung đảo ở phía đông và đông nam nên Biển Đông tương đối kín

+ Biển Đông có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với nguồn nhiệt ẩm dồi dào và phân hoá theo mùa. 

+ Tài nguyên của Biển Đông rất đa dạng và phong phú, đặc biệt là tài nguyên hải sản và khoáng sản. 

- Vùng biển Việt Nam

+ Vùng biển nước ta là một phần của Biển Đông với diện tích khoảng 1 triệu km². 

+ Nước ta có hàng nghìn đảo lớn, nhỏ, trong đó nhiều đảo có số dân đông như Cái Bầu, Cát Bà, Lý Sơn, Phú Quý, Phú Quốc,... 

+ Các đảo và quần đảo đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội và an ninh quốc phòng nước ta

II. TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN BIỂN – ĐẢO VIỆT NAM

Câu hỏi: Dựa vào hình 37 và thông tin trong bài, hãy chứng minh vùng biển nước ta, các đảo và quần đảo có nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng (gồm tài nguyên sinh vật biển, khoáng sản, du lịch và những loại tài nguyên khác).

Giải rút gọn:

- Tài nguyên sinh vật biển: 

+ Tài nguyên sinh vật biển của nước ta phong phú và đa dạng, với nhiều hệ sinh thái biển, ven biển cùng một số loài quý hiếm, có giá trị cao.

+ Tiêu biểu là hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển, rừng thường xanh trên các đảo, rạn san hô, thảm cỏ biển,... 

+ Tài nguyên khoáng sản: dầu mỏ và khí tự nhiên là tài nguyên quan trọng với trữ lượng vài tỉ tấn dầu và hàng trăm tỉ m³ khí. 

- Tài nguyên du lịch: 

+ Vùng biển - đảo nước ta có nhiều điều kiện để phát triển du lịch 

+ Nước ta có vùng biển rộng, đường bờ biển dài, nhiều vũng, vịnh kín gió, các khu vực nước sâu thuận lợi cho xây dựng cảng biển, cảng nước sâu. 

+ Vùng biển nằm trên đường hàng hải quốc tế nên giao thông đường biển => phát triển.

III. TÌNH HÌNH KHAI THÁC TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN BIỂN ĐẢO VIỆT NAM

Câu hỏi: Dựa vào thông tin trong bài, hãy trình bày tình hình khai thác tổng hợp tài nguyên biển - đảo của nước ta.

Giải rút gọn:

- Phát triển du lịch và dịch vụ biển

+ Nước ta đang tập trung phát triển du lịch sinh thái; du lịch địa chất thám hiểm khoa học; du lịch nghỉ dưỡng; du lịch thể thao biển;... 

+ Cơ sở hạ tầng phục vụ cho du lịch biển được đầu tư, bao gồm cơ sở hạ tầng cho trung tâm du lịch biển và trên các đảo. 

+ Sản phẩm du lịch biển ngày càng đa dạng về loại hình và nâng cao về chất lượng. 

+ Du lịch biển phát triển là động lực quan trọng để phát triển các ngành kinh tế khác, đảm bảo an sinh xã hội. 

- Phát triển giao thông vận tải biển

+ Nước ta đã xây dựng hệ thống cảng biển với nhiều quy mô và trải dài từ Bắc xuống Nam, đặc biệt là các cảng biển quốc tế, các cảng biển tại các huyện đảo.

+ Phát triển giao thông vận tải biển góp phần nâng cao vị thế ngành hàng hải nước ta, giải quyết việc làm, thúc đẩy các ngành như khai thác hải sản, du lịch biển,... phát triển.

- Khai thác khoáng sản biển

+ Nước ta tiếp tục đẩy mạnh công tác thăm dò và khai thác dầu khí trên thềm lục địa, công nghệ khai thác ngày càng được cải tiến giúp cho việc thu hồi khí hiệu quả hơn, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường biển. 

+ Đối với nghề làm muối, nước ta phát triển theo hướng đầu tư nâng cấp, cải tạo cơ sở hạ tầng, cơ giới hoá, ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ, đa dạng hoá sản phẩm gắn với xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ, nâng cao giá trị sản phẩm muối. 

- Khai thác và nuôi trồng hải sản

+ Nước ta ưu tiên phát triển nuôi trồng hải sản trên biển, kết hợp với khai thác hải sản xa bờ, hiện đại hoá đội tàu đánh bắt; đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu tài nguyên sinh vật biển đi đôi với bảo tồn nguồn lợi sinh vật 

+ Ngành nuôi trồng và khai thác hải sản phát triển tạo nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, là nguồn hàng xuất khẩu có giá trị, góp phần phát triển du lịch biển, giao thông vận tải biển.

IV. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BIỂN VIỆT NAM

Câu 1: Dựa vào thông tin trong bài, hãy giải thích sự cần thiết bảo vệ môi trường biển nước ta.

Giải rút gọn:

* Sự cần thiết

- Nhìn chung, môi trường biển nước ta tương đối tốt nhưng đã có dấu hiệu ô nhiễm cục bộ tại một số khu vực. 

- Nguy cơ ô nhiễm có xu hướng tăng vì sự gia tăng của các nguồn ô nhiễm, các hoạt động khai thác thiếu bền vững, sự cố môi trường biển,... 

- Vì vậy để đảm bảo các lợi ích lâu dài và bền vững, trở thành một quốc gia biển giàu mạnh, nước ta cần:

+ Thường xuyên điều tra, giám sát, đánh giá hiện trạng môi trường biển; tăng cường năng lực và chủ động kiểm soát, xử lí các vấn đề môi trường biển;

+ Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo vệ môi trường biển;

+ Hoàn thiện các công cụ, chế tài nhằm tăng cường hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát trong kiểm soát và xử lí ô nhiễm môi trường biển.

V. Ý NGHĨA CHIẾN LƯỢC CỦA BIỂN ĐÔNG

Câu hỏi: Dựa vào thông tin trong bài, hãy:

- Phân tích ý nghĩa chiến lược của Biển Đông trong phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh cho đất nước.

- Nêu một số định hướng trong giải quyết các tranh chấp vùng biển – đảo ở Việt Nam.

Giải rút gọn:

- Biển Đông đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ở quá khứ, hiện tại và tương lai. 

- Các đảo và quần đảo trong Biển Đông có ý nghĩa phòng thủ chiến lược quan trọng, vừa là hệ thống tiến tiêu bảo vệ đất liền vừa là hệ thống căn cứ để nước ta tiến ra biển và đại dương trong thời đại mới.

- Để giải quyết các vấn đề tranh chấp vùng biển - đảo, Việt Nam và các nước trong khu vực cần tăng cường đối thoại và hợp tác nhằm duy trì hoà bình, an ninh, an toàn tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông; giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hoà bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982. 

LUYỆN TẬP

Câu hỏi: Lập sơ đồ thể hiện tình hình khai thác tổng hợp tài nguyên biển - đảo Việt Nam.

Giải rút gọn:

Câu hỏi: Lấy ví dụ cụ thể để chứng minh các đảo và quần đảo có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng nước ta.

Giải rút gọn:

Về kinh tế - xã hội:

- Nuôi trồng và khai thác thủy sản:

+ Quần đảo Trường Sa: Nơi có nguồn lợi hải sản phong phú, đóng góp lớn cho ngành khai thác và nuôi trồng thủy sản của Việt Nam. Ví dụ:

+ Ngư trường Hoàng Sa: Nơi có trữ lượng cá lớn, là ngư trường trọng điểm của cả nước, đóng góp hơn 20% sản lượng khai thác hải sản của Việt Nam.

+ Vùng biển quanh quần đảo Trường Sa: Nơi có tiềm năng lớn cho phát triển nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi lồng bè.

- Du lịch biển:

+ Nha Trang: Thành phố biển nổi tiếng với nhiều hòn đảo đẹp, thu hút hàng triệu du khách mỗi năm, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương.

+ Phú Quốc: Hòn đảo lớn nhất Việt Nam, được mệnh danh là "đảo ngọc", đang phát triển mạnh mẽ du lịch nghỉ dưỡng cao cấp, thu hút du khách quốc tế.

- Giao thông vận tải biển:

+ Hải Phòng: Cảng biển lớn nhất miền Bắc Việt Nam, là trung tâm giao thương hàng hóa quốc tế quan trọng, đóng góp lớn cho xuất nhập khẩu của cả nước.

+ Cái Mép - Thị Vải: Cụm cảng nước sâu lớn nhất khu vực Đông Nam Á, đang thu hút nhiều đầu tư nước ngoài, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực.

Về an ninh quốc phòng:

- Quần đảo Trường Sa: Hệ thống đảo tiền tiêu án ngữ các tuyến hàng hải quốc tế quan trọng, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo, thềm lục địa và vùng biển Việt Nam.

- Vịnh Cam Ranh: Vịnh biển kín, sâu, có vị trí chiến lược quan trọng, là căn cứ quân sự lớn của Việt Nam, góp phần bảo vệ an ninh khu vực.

- Hòn Móng Tay: Hòn đảo tiền tiêu có vị trí chiến lược quan trọng trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo Tây Nam Việt Nam.

VẬN DỤNG

Câu 1: Xây dựng kế hoạch tổ chức một hoạt động tuyên truyền bảo vệ môi trường biển - đảo nước ta.

Giải rút gọn:

KẾ HOẠCH

Tuyên truyền về biển và hải đảo, phổ biến giáo dục pháp luật về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo giai đoạn 2021 - 2025

I. Mục đích, yêu cầu

1. Mục đích

Nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò và tầm quan trọng đặc biệt của biển, hải đảo đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong hệ thống chính trị và trong nhân dân.

2. Yêu cầu

- Nâng cao hiệu quả, đa dạng hoá các hình thức, nội dung tuyên truyền theo đúng định hướng, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về biển, hải đảo.

- Bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ và đồng bộ giữa các cơ quan, đơn vị có liên quan; việc tuyên truyền phải phù hợp với từng đối tượng, địa bàn và thời điểm.

II. Nội dung, hình thức và thời gian thực hiện

1. Nội dung

- Phổ biến, giáo dục pháp luật về biển và hải đảo; về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo

- Khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo

- Phòng ngừa, ứng phó, kiểm soát và khắc phục hậu quả thiên tai, sự cố môi trường biển và hải đảo

2. Hình thức

- Tuyên truyền trên Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh, Báo địa phương, Trang/Công thông tin điện tử của Sở, Đài Truyền thanh các địa phương ven biển, hải đảo và các phương tiện thông tin đại chúng khác.

- Biên soạn và cấp phát tài liệu, tờ gấp, tờ rơi; xây dựng pano, áp phích; tổ chức các hội nghị tập huấn,...

- Cử cán bộ, công chức, viên chức tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng,...

- Tổ chức các hoạt động Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam như: tổ chức Lễ mít tinh; triển lãm, ra quân dọn vệ sinh môi trường,…

3. Thời gian thực hiện

Hàng năm, từ năm 2021 đến năm 2025.

III. Tổ chức thực hiện

1. Chi cục Biển và Hải đảo

- Chủ trì tham mưu Sở Tài nguyên và Môi trường triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch này.

- Tham mưu Sở chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành và địa phương liên quan triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch 

- Hàng năm, theo chức năng nhiệm vụ và các nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch này có trách nhiệm xây dựng dự toán kinh phí gửi Văn phòng Sở tổng hợp, gửi Sở Tài chính trình UBND tỉnh xem xét, bố trí để triển khai thực hiện.

2. Các phòng, đơn vị thuộc Sở theo chức năng, nhiệm vụ được giao 

- Có trách nhiệm phối hợp với Chi cục Biển và Hải đảo triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch này.

- Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường yêu cầu các phòng, đơn vị thuộc Sở nghiêm túc triển khai thực hiện Kế hoạch này./.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Giải Địa lí 12 Chân trời sáng tạo bài 37, Giải bài 37 Địa lí 12 Chân trời sáng tạo, Siêu nhanh giải bài 37 Địa lí 12 Chân trời sáng tạo

Bình luận

Giải bài tập những môn khác