Siêu nhanh giải bài 34 Địa lí 12 Chân trời sáng tạo

Giải siêu nhanh bài 34 Địa lí 12 Chân trời sáng tạo. Giải siêu nhanh Địa lí 12 Chân trời sáng tạo. Những phần nào có thể rút gọn, lược bỏ và tóm gọn. Đều được áp dụng vào bài giải này. Thêm cách giải mới để học sinh lựa chọn. Để tìm ra phong cách học Địa lí 12 Chân trời sáng tạo phù hợp với mình.

BÀI 34. SỬ DỤNG HỢP LÍ TỰ NHIÊN ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

MỞ ĐẦU

Đồng bằng sông Cửu Long là vùng châu thổ rộng lớn của nước ta. Vùng có điều kiện tự nhiên đa dạng, thuận lợi trong phát triển kinh tế. Vậy, tại sao phải sử dụng hợp lí tự nhiên ở Đông bằng sông Cửu Long? Tình hình phát triển của sản xuất lương thực, thực phẩm và du lịch ở vùng này như thế nào?

Giải rút gọn:

* Phải sử dụng hợp lí tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long bởi:

- Đồng bằng sông Cửu Long có vị trí, vai trò chiến lược đặc biệt quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. 

- Góp phần phát triển đa dạng các hoạt động nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản và du lịch, mang lại hiệu quả kinh tế cho vùng.

- Góp phần bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học; ứng phó biến đổi khí hậu, thiếu nước vào mùa khô; góp phần phát triển bền vững cho vùng.

* Tình hình phát triển của sản xuất lương thực, thực phẩm và du lịch ở vùng

- Sản xuất lương thực: Đồng bằng sông Cửu Long chiếm khoảng 50% diện tích gieo trồng và 50% sản lượng lương thực có hạt của cả nước (năm 2021). Trong đó, lúa là cây lương thực chủ yếu, chiếm 53,9% diện tích và 55,5% sản lượng lúa cả nước.

- Cây ăn quả: Là lợi thế phát triển của Đồng bằng sông Cửu Long

- Chăn nuôi: Năm 2021, vùng có đàn gia cầm chiếm 16,7% cả nước

- Khai thác và nuôi trồng thuỷ sản: Năm 2021, sản lượng thuỷ sản khai thác của vùng chiếm hơn 30% cả nước; diện tích nuôi trồng chiếm 70,9% và sản lượng chiếm 69,7% của cả nước. 

- Du lịch: Số lượng khách du lịch đến Đồng bằng sông Cửu Long liên tục tăng trong những năm qua, đạt 46 triệu lượt khách (năm 2019). 

I. KHÁI QUÁT

Câu hỏi: Dựa vào hình 34.1 và thông tin trong bài, hãy:

- Trình bày vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ của Đồng bằng sông Cửu Long.

- Nêu đặc điểm dân số của vùng.

Giải rút gọn:

* Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ

- Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích hơn 40,9 nghìn km², gồm 13 tỉnh

- Là vùng đồng bằng châu thổ có diện tích lớn nhất nước ta, nằm ở hạ lưu sông Mê Công, có vùng biển rộng lớn với nhiều đảo, quần đảo 

- Đồng bằng sông Cửu Long tiếp giáp với nước láng giềng Cam-pu-chia, vùng Đông Nam Bộ

* Dân số

- Năm 2021, Đồng bằng sông Cửu Long có khoảng 17,4 triệu người (chiếm 17,7% số dân cả nước), mật độ dân số khá cao, khoảng 426 người/km².

- Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên thấp, khoảng 0,55%. Tỉ lệ dân thành thị thấp, khoảng 26,4%. 

- Tỉ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên chiếm 53,7% số dân của vùng. Vùng có nhiều thành phần dân tộc như Kinh, Khơ-me, Hoa, Chăm,…

II. SỬ DỤNG HỢP LÍ TỰ NHIÊN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Câu hỏi: Dựa vào hình 34.1 và thông tin trong bài, hãy chứng minh các thế mạnh và hạn chế của Đồng bằng sông Cửu Long trong quá trình phát triển kinh tế.

Giải rút gọn:

* Thế mạnh

- Địa hình và đất: 

+ Đồng bằng sông Cửu Long có địa hình thấp và bằng phẳng với độ cao trung bình từ 2 – 4 m so với mực nước biển 

+ Vùng có 3 nhóm đất chính, bao gồm đất phù sa sông, đất phèn, đất mặn.

- Thuộc kiểu khí hậu cận xích đạo gió mùa, phân hoá thành mùa mưa và mùa khô rõ rệt. 

- Nguồn nước: Vùng có mạng lưới sông ngòi dày đặc như sông Tiền, sông Hậu, sông Cái Lớn, sông Cửa Lớn,...; hệ thống các kênh đào quan trọng như Vĩnh Tế, Tháp Mười, Phụng Hiệp, Chợ Gạo,...

- Sinh vật: Thực vật chủ yếu là rừng ngập mặn ở Cà Mau, Bạc Liêu,...; rừng tràm ở An Giang, Đồng Tháp,... ; hệ động vật phong phú, đặc biệt là cá và chim.

- Khoáng sản: chủ yếu là đá vôi, đất sét, tạo thuận lợi cho phát triển công nghiệp khai khoáng.

- Biển, đảo: 

+ Đồng bằng sông Cửu Long có vùng biển rộng lớn với hàng trăm bãi cá, bãi tôm và hàng nghìn ha mặt nước. 

+ Vùng thềm lục địa có trữ lượng dầu mỏ, khí tự nhiên khá lớn.

* Hạn chế

- Địa hình thấp, thường xuyên chịu ảnh hưởng của triều cường xâm nhập sâu vào nội địa, gây trở ngại cho sản xuất và sinh hoạt.

- Khí hậu có sự phân hoá theo mùa, mùa khô gây thiếu nước ngọt và hiện tượng xâm nhập mặn vào sâu trong đất liền. Ngoài ra, biến đổi khí hậu cũng tác động đến sản xuất và sinh hoạt của người dân.

Câu hỏi: Dựa vào thông tin trong bài, hãy:

- Trình bày hướng sử dụng hợp lí tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long.

- Giải thích tại sao phải sử dụng hợp lí tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Giải rút gọn:

* Hướng sử dụng hợp lí tự nhiên

- Cần xây dựng hệ thống thuỷ lợi, bảo vệ nguồn nước ngọt phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của người dân.

- Tiến hành lai tạo các giống cây trồng, vật nuôi chịu phèn và chịu mặn để đảm bảo sự phát triển bền vững.

- Cải tạo và sử dụng theo hướng bền vững diện tích đất bị ô nhiễm, thoái hoá 

- Hoạt động khai thác lợi ích kinh tế từ rừng theo hướng bền vững cần được đẩy mạnh với các mô hình nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản kết hợp. 

- Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển cây trồng, vật nuôi và nuôi trồng thuỷ sản (có tính đến biến đổi khí hậu) gắn với công nghiệp chế biến. 

* Lí do phải sử dụng hợp lí tự nhiên

- Vùng là nơi trọng điểm về sản xuất lương thực, thực phẩm và nuôi trồng thuỷ sản của cả nước.

- Việc sử dụng hợp lí tự nhiên góp phần phát triển đa dạng các hoạt động nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản và du lịch, mang lại hiệu quả kinh tế cho vùng.

- Việc sử dụng hợp lí tự nhiên của vùng góp phần bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học; ứng phó biến đổi khí hậu, thiếu nước vào mùa khô; góp phần phát triển bền vững cho vùng.

III. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN MỘT SỐ NGÀNH KINH TẾ

Câu hỏi: Dựa vào hình 34.2 và thông tin trong bài, hãy trình bày vai trò, tình hình sản xuất lương thực và thực phẩm ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Giải rút gọn:

* Vai trò 

- Góp phần khai thác tốt điều kiện tự nhiên trong phát triển kinh tế.

- Là vùng trọng điểm trong sản xuất lương thực, thực phẩm, đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm cho vùng, cả nước và xuất khẩu; đảm bảo vấn đề an ninh lương thực cho đất nước.

- Thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển như công nghiệp chế biến, thương mại,...

- Góp phần giải quyết việc làm, tạo nguồn thu nhập, nâng cao mức sống cho người dân, góp phần xây dựng nông thôn mới.

* Tình hình sản xuất

- Sản xuất lương thực và thực phẩm ở Đồng bằng sông Cửu Long trong những năm qua có sự phát triển nhanh nhờ áp dụng các tiến bộ khoa học – kĩ thuật trong sản xuất.

- Sản xuất lương thực: Đồng bằng sông Cửu Long chiếm khoảng 50% diện tích gieo trồng và 50% sản lượng lương thực có hạt của cả nước (năm 2021).

- Cây ăn quả: Là lợi thế phát triển của Đồng bằng sông Cửu Long

- Chăn nuôi: Đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh trong phát triển chăn nuôi; đàn gia cầm chiếm 16,7% cả nước

- Khai thác và nuôi trồng thuỷ sản: Năm 2021, sản lượng thuỷ sản khai thác của vùng chiếm hơn 30% cả nước.

Câu hỏi: Dựa vào các hình 34.1, 34.2 và thông tin trong bài, hãy trình bày tài nguyên du lịch và tình hình phát triển du lịch của Đồng bằng sông Cửu Long.

Giải rút gọn:

a. Tài nguyên du lịch

* Tài nguyên du lịch tự nhiên

- Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều hệ sinh thái đa dạng, độc đáo để phát triển du lịch

- Vùng có mạng lưới sông ngòi, kênh, rạch dày đặc và có tính kết nối liên vùng

- Đồng bằng sông Cửu Long có vùng biển rộng lớn với nhiều đảo, quần đảo có giá trị cho phát triển du lịch

* Tài nguyên du lịch văn hoá

- Nhiều di tích lịch sử - văn hoá là tài nguyên du lịch quan trọng của vùng

- Vùng có nhiều làng nghề truyền thống 

- Một số chợ nổi trên sông được nhiều du khách biết đến

- Ngoài ra, vùng còn nhiều tài nguyên du lịch văn hoá khác như các lễ hội, ẩm thực, văn nghệ dân gian....

* Tình hình phát triển

- Số lượng khách du lịch đến Đồng bằng sông Cửu Long liên tục tăng trong những năm qua, đạt 46 triệu lượt khách (năm 2019). 

- Các tuyến du lịch nội vùng kết nối trung tâm du lịch vùng, trung tâm du lịch của các địa phương với các khu du lịch, điểm du lịch trong vùng; kết nối các tỉnh thuộc Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ và các tỉnh phía Bắc. 

- Vùng phát triển tuyến du lịch quốc gia và quốc tế dựa trên việc mở rộng các tuyến du lịch liên vùng gắn với Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Cà Mau; tuyến hành lang ven biển phía Nam, hệ thống cửa khẩu quốc tế, tuyến đường biển qua các cảng biển (Cần Thơ, Kiên Giang) và tuyến đường thuỷ nội địa trên sông Tiền và sông Hậu.

LUYỆN TẬP

Câu hỏi: Lập sơ đồ thể hiện thế mạnh và hạn chế để phát triển kinh tế của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Giải rút gọn:

Câu hỏi: Dựa vào bảng 34.1, vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện diện tích, sản lượng cây lương thực có hạt ở Đồng bằng sông Cửu Long, giai đoạn 2010 – 2021. Rút ra nhận xét.

Giải rút gọn:

Nhận xét:

- Diện tích cây lương thực có hạt giai đoạn 2010 – 2015 tăng 0,36 triệu ha; từ 3,98 triệu ha lên 4,34 triệu ha. Đến giai đoạn 2015 – 2021 giảm 0,42 triệu ha; giảm từ 4,34 triệu ha còn 3,92 triệu ha.

- Sản lượng cây lương thực có hạt giai đoạn 2010 – 2015 tăng 4,1 triệu tấn; từ 21,7 triệu tấn lên 25,8 triệu tấn. Đến giai đoạn 2015 – 2021, sản lượng lúa giảm; từ 25,8 triệu tấn còn 24,4 triệu tấn; giảm 1,4 triệu tấn.

VẬN DỤNG

Câu hỏi: Cho biết địa phương em sinh sống có những tài nguyên thiên nhiên nào. Địa phương đã có những chính sách, giải pháp gì để sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên?

Giải rút gọn:

Tài nguyên thiên nhiên của Kiên Giang:

1. Tài nguyên biển:

- Biển Kiên Giang có trữ lượng hải sản lớn, đa dạng với hơn 200 loài cá, 100 loài tôm, 80 loài cua,...

- Kiên Giang là một trong những vựa muối lớn nhất cả nước, với sản lượng muối hàng năm hơn 700.000 tấn.

- Vùng biển Kiên Giang có tiềm năng dầu khí lớn, với nhiều mỏ dầu khí đang được khai thác.

2. Tài nguyên rừng:

- Kiên Giang có diện tích rừng hơn 700.000 ha, với nhiều loại cây gỗ quý hiếm như: cẩm lai, giáng hương, gõ đỏ,...

- Rừng Kiên Giang là nơi sinh sống của nhiều loài động vật hoang dã quý hiếm như: hổ, báo, voi,...

3. Tài nguyên đất:

- Kiên Giang có diện tích đất nông nghiệp lớn, với hơn 700.000 ha đất lúa.

- Kiên Giang có trữ lượng khoáng sản phong phú như: đá vôi, sét, cát,...

4. Chính sách và giải pháp sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên ở Kiên Giang:

- Quy hoạch và quản lý

- Khoa học kỹ thuật

- Nâng cao ý thức cộng đồng

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Giải Địa lí 12 Chân trời sáng tạo bài 34, Giải bài 34 Địa lí 12 Chân trời sáng tạo, Siêu nhanh giải bài 34 Địa lí 12 Chân trời sáng tạo

Bình luận

Giải bài tập những môn khác