Siêu nhanh giải bài 30 Địa lí 12 Chân trời sáng tạo

Giải siêu nhanh bài 30 Địa lí 12 Chân trời sáng tạo. Giải siêu nhanh Địa lí 12 Chân trời sáng tạo. Những phần nào có thể rút gọn, lược bỏ và tóm gọn. Đều được áp dụng vào bài giải này. Thêm cách giải mới để học sinh lựa chọn. Để tìm ra phong cách học Địa lí 12 Chân trời sáng tạo phù hợp với mình.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 30. KHAI THÁC THẾ MẠNH ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở TÂY NGUYÊN

MỞ ĐẦU

Tây Nguyên là địa bàn cư trú của nhiều thành phần dân tộc. Vùng có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng đối với cả nước. Tây Nguyên có vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và đặc điểm dân số như thế nào? Vùng có các thế mạnh gì để phát triển kinh tế và việc khai thác các thế mạnh đó ra sao?

Giải rút gọn:

* Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ: Gồm 5 tỉnh; tiếp giáp với các nước láng giềng Lào và Cam-pu-chia, giáp Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, Đông Nam Bộ.

* Dân số

- Năm 2021, số dân của Tây Nguyên khoảng 6,0 triệu người (chiếm 6,1% số dân cả nước), mật độ dân số khoảng 111 người/km². 

- Vùng có tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên còn cao, khoảng 1,25%. 

- Tỉ lệ dân thành thị khoảng 29%. Tỉ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên chiếm 58,3% số dân của vùng. 

- Là địa bàn sinh sống của nhiều dân tộc như Kinh, Ba na, Ê-đê, Gia-rai, Cơ-ho,.....

* Các thế mạnh gì để phát triển kinh tế và việc khai thác các thế mạnh đó:

Phát triển cây công nghiệp lâu năm

+ Địa hình chủ yếu là các cao nguyên xếp tầng với diện tích bề mặt khá rộng lớn. trên các cao nguyên có đất badan màu mỡ

+ Khí hậu mang tính chất cận xích đạo gió mùa với mùa mưa và mùa khô rõ rệt; mùa khô kéo dài; phân hóa theo độ cao địa hình

+ Tây Nguyên có các hệ thống sông như Sê San, Srêpôk, Đồng Nai,...; các hồ tự nhiên như hồ Lắk, Biển Hồ,... cùng các hồ thuỷ điện và nguồn nước ngầm khá phong phú.

+ Là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc; người dân giàu kinh nghiệm sản xuất, đặc biệt trong trồng và chế biến cây công nghiệp. 

+ Mạng lưới cơ sở chế biến nguyên liệu cây công nghiệp trong vùng ngày càng hoàn thiện. 

+ Tây Nguyên đang đầu tư ứng dụng khoa học - công nghệ trong sản xuất 

+ Thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước rộng lớn và ngày càng mở rộng.  

Phát triển thuỷ điện

Tây Nguyên là vùng có trữ năng thuỷ điện đứng thứ 2 cả nước. 

Khai thác khoáng sản

trữ lượng bô-xít lớn, ước đạt hơn 8,2 tỉ tấn, chiếm khoảng 86% trữ lượng bô-xít cả nước

 

Lâm nghiệp

+ Vùng có nhiều kiểu hệ sinh thái rừng: rừng nhiệt đới gió mùa thường xanh, rừng gió mùa nửa rụng lá,... với tính đa dạng sinh học cao. 

+ Trong rừng có nhiều loại gỗ; các cây dược liệu quý 

+ Tây Nguyên có các khu dự trữ sinh quyển thế giới 

Du lịch

+ Tài nguyên du lịch tự nhiên  

+ Tài nguyên du lịch văn hoá 

I. KHÁI QUÁT

Câu hỏi: Dựa vào hình 30.1 và thông tin trong bài, hãy:

- Trình bày vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ của Tây Nguyên.

- Nêu một số đặc điểm về dân số của vùng.

Giải rút gọn:

* Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ

- Diện tích hơn 54,5 nghìn km²

- Gồm 5 tỉnh; tiếp giáp với các nước láng giềng Lào và Cam-pu-chia, giáp Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, Đông Nam Bộ. 

- Tây Nguyên có vị trí chiến lược về kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng của nước ta.

* Dân số

- Năm 2021, số dân của Tây Nguyên khoảng 6,0 triệu người (chiếm 6,1% số dân cả nước), mật độ dân số khoảng 111 người/km². 

- Vùng có tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên còn cao, khoảng 1,25%. 

- Tỉ lệ dân thành thị khoảng 29%. Tỉ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên chiếm 58,3% số dân của vùng. 

- Là địa bàn sinh sống của nhiều dân tộc như Kinh, Ba na, Ê-đê, Gia-rai, Cơ-ho,..…

II. THẾ MẠNH, HẠN CHẾ VÀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN MỘT SỐ NGÀNH KINH TẾ

Câu hỏi: Dựa vào các hình 30.1, 30.2 và thông tin trong bài, hãy:

- Phân tích thế mạnh và hạn chế đối với phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên.

- Trình bày tình hình phát triển và phân bố cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên.

Giải rút gọn:

a. Thế mạnh và hạn chế

* Thế mạnh:

- Địa hình chủ yếu là các cao nguyên xếp tầng với diện tích bề mặt khá rộng lớn với đất badan màu mỡ

- Khí hậu: Mang tính chất cận xích đạo gió mùa với mùa mưa và mùa khô rõ rệt, phù hợp đặc điểm sinh thái của nhiều loại cây công nghiệp. 

- Nguồn nước: Tây Nguyên có các hệ thống sông cùng các hồ thuỷ điện và nguồn nước ngầm khá phong phú

- Tây Nguyên là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc; người dân giàu kinh nghiệm sản xuất, đặc biệt trong trồng và chế biến cây công nghiệp. 

- Cơ sở vật chất – kĩ thuật: Mạng lưới cơ sở chế biến nguyên liệu cây công nghiệp trong vùng ngày càng hoàn thiện; ứng dụng khoa học - công nghệ trong sản xuất đang được đầu tư.

- Thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước rộng lớn và ngày càng mở rộng. 

* Hạn chế: 

- Tuy nhiên, mùa khô kéo dài gây thiếu nước tưới cho cây trồng; những nơi địa hình dốc dễ bị rửa trôi, xói mòn. 

- Thị trường có nhiều biến động. 

- Cơ sở vật chất – kĩ thuật còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất hàng hoá quy mô lớn.

b. Tình hình phát triển và phân bố

- Cơ cấu cây công nghiệp trong vùng khá đa dạng, bao gồm cả cây công nghiệp nhiệt đới như cà phê, hồ tiêu, cao su, điều,... và cây công nghiệp cận nhiệt như chè. 

Câu hỏi: Dựa vào các hình 30.1, 30.2 và thông tin trong bài, hãy:

- Phân tích thế mạnh và hạn chế đối với phát triển thuỷ điện, khai thác khoáng sản ở Tây Nguyên.

- Trình bày tình hình phát triển thuỷ điện, khai thác khoáng sản ở Tây Nguyên.

Giải rút gọn:

a. Phát triển thuỷ điện

* Thế mạnh và hạn chế

- Tây Nguyên là vùng có trữ năng thuỷ điện đứng thứ 2 cả nước. 

- Tuy nhiên, vào mùa khô, nhiều nhà máy thuỷ điện giảm công suất hoạt động do thiếu nước.

* Tình hình phát triển và phân bố

- Tây Nguyên đã hình thành các bậc thang thuỷ điện trên các hệ thống sông

- Phát triển thuỷ điện ở Tây Nguyên góp phần cung cấp năng lượng cho vùng và hoà vào lưới điện quốc gia;

=> tạo cơ sở năng lượng cho phát triển công nghiệp, nhất là công nghiệp khai khoáng. 

- Các hồ thuỷ điện có vai trò quan trọng trong điều tiết nguồn nước, hạn chế lũ lụt, cung cấp nước tưới cho cây trồng, tận dụng mặt nước nuôi trồng thuỷ sản và phát triển du lịch.

b) Khai thác khoáng sản

* Thế mạnh và hạn chế

- Tây Nguyên có trữ lượng bô-xít lớn, ước đạt hơn 8,2 tỉ tấn, chiếm khoảng 86% trữ lượng bô-xít cả nước

- Tuy nhiên, vùng còn thiếu đội ngũ lao động có trình độ kĩ thuật. Địa hình đồi núi gây khó khăn cho phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, hạ tầng công nghiệp.

* Tình hình phát triển và phân bố

- Tây Nguyên có 2 tổ hợp khai thác bô-xít - a-lu-min tại Tân Rai (Lâm Đồng) và Nhân Cơ (Đắk Nông).

- Khai thác bô-xít đạt trên 5 triệu tấn năm 2021. 

- Phát triển công nghiệp khai thác bô-xít cần đi đôi với bảo vệ môi trường

Câu hỏi: Dựa vào các hình 30.1, 30.2 và thông tin trong bài, hãy:

- Phân tích thế mạnh và hạn chế đối với phát triển lâm nghiệp ở Tây Nguyên.

- Trình bày hoạt động lâm nghiệp và bảo vệ rừng ở Tây Nguyên.

Giải rút gọn:

* Thế mạnh 

- Tây Nguyên có diện tích và độ che phủ rừng khá lớn, đứng thứ 3 cả nước.

- Vùng có nhiều kiểu hệ sinh thái rừng: rừng nhiệt đới gió mùa thường xanh, rừng gió mùa nửa rụng lá,... với tính đa dạng sinh học cao. Trong rừng có nhiều loại gỗ quý, các cây dược liệu quý 

- Tây Nguyên có các khu dự trữ sinh quyển thế giới 

* Hạn chế: vùng có mùa khô kéo dài ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và phục hồi rừng, bên cạnh đó còn tiềm ẩn nguy cơ gây cháy rừng.

* Hoạt động lâm nghiệp và bảo vệ rừng

- Trồng rừng, khoanh nuôi và bảo vệ rừng

- Khai thác, chế biến gỗ và lâm sản: sản lượng gỗ khai thác của vùng những năm qua tăng. 

- Những năm gần đây, Tây Nguyên đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào các lĩnh vực: chọn tạo và nhân giống cây lâm nghiệp; quản lí và bảo vệ tài nguyên rừng; khai thác, vận chuyển, chế biến và bảo quản lâm sản;…

Câu hỏi: Dựa vào các hình 30.1, 30.2 và thông tin trong bài, hãy:

- Phân tích thế mạnh và hạn chế đối với phát triển du lịch ở Tây Nguyên.

- Trình bày tình hình phát triển du lịch ở Tây Nguyên. 

Giải rút gọn:

* Thế mạnh và hạn chế

- Tây Nguyên có nguồn tài nguyên du lịch đa dạng 

- Hệ thống cơ sở hạ tầng và vật chất - kĩ thuật phục vụ du lịch đang được đầu tư phát triển. 

- Ban hành nhiều chính sách thu hút đầu tư, tăng cường các biện pháp quản lí và truyền thông du lịch để nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành du lịch.

- Tuy nhiên, mùa mưa kéo dài, một số nơi mạng lưới giao thông chưa đồng bộ gây khó khăn cho khai thác các thế mạnh du lịch của vùng.

* Tình hình phát triển

- Ngành du lịch của Tây Nguyên phát triển khá nhanh trong những năm gần đây. 

- Năm 2022, Tây Nguyên đóng góp 9% số lượt khách du lịch và 0,4% doanh thu du lịch lữ hành cả nước.

- Tây Nguyên có các điểm du lịch và các hoạt động văn hoá thu hút khách du lịch

- Ngành du lịch ở Tây Nguyên đang được chú trọng đầu tư để phát triển tương xứng với tiềm năng.

LUYỆN TẬP

Câu hỏi: Dựa vào hình 30.1, kể tên các vườn quốc gia và các khu dự trữ sinh quyển thế giới của Tây Nguyên. Phân tích vai trò của tài nguyên rừng đối với phát triển lâm nghiệp và du lịch ở Tây Nguyên. 

Giải rút gọn:

- Các vườn quốc gia của Tây Nguyên

+ Vườn quốc gia Kon Ka Kinh (Gia Lai)

+ Vườn quốc gia Yok Đôn (Đắk Lắk)

+ Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà (Lâm Đồng)

+ Vườn quốc gia Chư Yang Sin (Đắk Lắk)

- Các khu dự trữ sinh quyển thế giới của Tây Nguyên

+ Khu dự trữ sinh quyển Cao nguyên Kon Hà Nừng (Gia Lai)

+ Khu dự trữ sinh quyển Tây Nguyên (Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng)

+ Khu dự trữ sinh quyển Langbiang (Lâm Đồng)

- Vai trò của tài nguyên rừng đối với phát triển lâm nghiệp và du lịch ở Tây Nguyên

* Với lâm nghiệp: 

+ Tây Nguyên có diện tích và độ che phủ rừng khá lớn, đứng thứ 3 cả nước; tổng diện tích rừng ở Tây Nguyên gần 2,6 triệu ha, tỉ lệ che phủ rừng đạt 46,3%. => cung cấp gỗ, nguyên liệu cho các ngành công nghiệp.

+ Vùng có nhiều kiểu hệ sinh thái rừng 

+ Trong rừng có nhiều loại gỗ quý; các cây dược liệu quý => cung cấp dược liệu quý

+ Tây Nguyên có các khu dự trữ sinh quyển thế giới 

* Với du lịch

+ Tài nguyên du lịch tự nhiên (Công viên địa chất toàn cầu Đắk Nông, núi Langbiang, Biển Hồ,...), 

+ Tài nguyên du lịch văn hoá (Không gian văn hoá Cồng chiêng Tây Nguyên, Di tích Chiến thắng Đắk Tô – Tân Cảnh, Nhà đày Buôn Ma Thuột,...) 

VẬN DỤNG

Câu hỏi: Sưu tầm thông tin và hình ảnh về Không gian văn hoá Cồng chiêng Tây Nguyên hoặc Công viên địa chất toàn cầu Đắk Nông.

Giải rút gọn:

Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên

- Được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại vào năm 2005

- Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trải rộng suốt 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng và chủ nhân của loại hình văn hóa đặc sắc này là cư dân các dân tộc Tây Nguyên: Bana, Xêđăng, Mnông, Cơho, Rơmăm, Êđê, Giarai... 

- Cồng chiêng gắn bó mật thiết với cuộc sống của người Tây Nguyên, là tiếng nói của tâm linh, tâm hồn con người, để diễn tả niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống, trong lao động và sinh hoạt hàng ngày của họ.

Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên: Những điều trăn trở - Tạp chí Tuyên giáo\

Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên

Cồng chiêng Tây Nguyên - Kiệt tác văn hóa của nhân dân | Resource | Câu lạc  bộ lữ hành Unesco Hà Nội - HUTC

Cồng chiêng Tây Nguyên


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Giải Địa lí 12 Chân trời sáng tạo bài 30, Giải bài 30 Địa lí 12 Chân trời sáng tạo, Siêu nhanh giải bài 30 Địa lí 12 Chân trời sáng tạo

Bình luận

Giải bài tập những môn khác