Tắt QC

Trắc nghiệm Địa lí 12 Chân trời bài 30: Khai thác thế mạnh để phát triển kinh tế ở Tây Nguyên (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Địa lí 12 chân trời sáng tạo bài 30: Khai thác thế mạnh để phát triển kinh tế ở Tây Nguyên (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Tây Nguyên tiếp giáp với nước nào dưới đây?

  • A. Lào.                       
  • B. Thái Lan.             
  • C. Trung Quốc.         
  • D. In- đô-nê-xi-a.

Câu 2: Tây Nguyên gồm bao nhiêu tỉnh?

  • A. 5
  • B. 6
  • C. 7
  • D. 8

Câu 3: Năm 2021, diện tích của Tây Nguyên bao nhiêu nghìn km2?

  • A. 54,2
  • B. 54,3
  • C. 54,4
  • D. 54,5

Câu 4: Năm 2021, mật độ dân số Tây Nguyên là bao nhiêu người/ km2?

  • A. 110
  • B. 111
  • C. 112
  • D. 113

Câu 5: Năm 2021, số dân trong vùng Tây Nguyên đạt bao nhiêu triệu người?

  • A. 5
  • B. 6
  • C. 7
  • D. 8

Câu 6: Năm 2021, tỉ lệ gia tăng dân số của Tây Nguyên là

  • A. 1,25%
  • B. 1,26%
  • C. 1,27%
  • D. 1,28%

Câu 7: Các ngành phát triển thế mạnh ở Tây Nguyên gồm

  • A. trồng cây công nghiệp, thủy điện, khai thác khoáng sản.
  • B. trồng cây công nghiệp, nhiệt điện, khai thác khoáng sản.
  • C. trồng cây công nghiệp, nhiệt điện, du lịch.
  • D. trồng cây công nghiệp, thủy điện, du lịch, khai thác than.

Câu 8: Tây Nguyên địa hình chủ yếu là

  • A. đồng bằng thấp.
  • B. cao nguyên xếp tầng.
  • C. đồi núi thấp.
  • D. đồi núi cao.

Câu 9: Cây công nghiệp quan trọng số một ở Tây Nguyên là cây

  • A. cà phê.
  • B. cao su.
  • C. điều.
  • D. hồ tiêu.

Câu 10: Năm 2021, tỉ lệ dân thành thị Tây Nguyên chiếm hơn

  • A. 28,6%
  • B. 28,7%
  • C. 28,9%
  • D. 28,8%

Câu 11: Tây Nguyên không tiếp giáp với vùng nào sau đây?

  • A. Trung du miền núi Bắc Bộ.                           
  • B. Bắc Trung Bộ.
  • C. Đông Nam Bộ.                                               
  • D. Duyên hải miền Trung.

Câu 12: Đâu là thế mạnh về kinh tế- xã hội giúp phát triển cây công nghiệp lâu năm của Tây Nguyên?

  • A. Địa hình và đất.                                             
  • B. Nguồn lao động.
  • C. Khoáng sản.                                                   
  • D. Nguồn nước.

Câu 13: Đâu không phải là thế mạnh về tự nhiên giúp phát triển cây công nghiệp lâu năm của Tây Nguyên?

  • A. Địa hình và đất.                                             
  • B. Khí hậu.
  • C. Khoáng sản.                                                   
  • D. Nguồn nước.

Câu 14: Tây Nguyên không phát triển mạnh ngành nào dưới đây?

  • A. Lâm nghiệp.                                                 
  • B. Khai thác bô-xít.
  • C. Dịch vụ công nghiệp.                                     
  • D. Trồng cây công nghiệp.

Câu 15: Phát biểu nào sau đây không đúng với vị trí địa lý, lãnh thổ của Tây Nguyên?

  • A. Tiếp giáp hai quốc gia, ba vùng kinh tế.
  • B. Vị trí thuận lợi giao lưu với cửa khẩu.
  • C. Vị trí đặc biệt quan trọng.
  • D. Vị trí thuận lợi phát triển kinh tế biển.

Câu 16: Đâu không phải là cây công nghiệp chính của Tây Nguyên?

  • A. Cà phê.
  • B. Cao su.
  • C. Ca cao.
  • D. Điều.

Câu 17: Thành phố nào dưới đây không thuộc Tây Nguyên?

  • A. Lâm Đồng.
  • B. Gia Lai.
  • C. Kom Tum.
  • D. Quảng Nam.

Câu 18: Địa danh nào dưới đây không phải nhà máy thủy điện Tây Nguyên?

  • A. Ialy.
  • B. Sê San 3.
  • C. Đồng Nai 3.
  • D. Hòa Bình.

Câu 19:  Tây Nguyên phát triển trồng chè ở 

  • A. Lâm Đồng.
  • B. Đăk Lăk.
  • C. Kom Tum.
  • D. Quảng Nam.

Câu 20: Số lượng khách du lịch Tây Nguyên năm 2021 giảm sút do

  • A. Tài nguyên du lịch suy thoái.                   
  • B. Mô hình du lịch chưa đổi mới.
  • C. Ảnh hưởng đại dịch COVID-19.             
  • D. Đóng cửa cải tạo, tu sửa.

Câu 21: Biện pháp quan trọng hàng đầu để phát triển ổn định cây cà phê ở Tây Nguyên là

  • A. phát triển mô hình trang trại.                   
  • B. kết hợp với công nghiệp chế biến.
  • C. đa dạng hóa cây cà phê.                           
  • D. nâng cao chất lượng lao động.

Câu 22: Công nghiệp chế biến ở Tây Nguyên đang được đẩy mạnh chủ yếu nhờ

  • A. điều kiện tự nhiên thuận lợi.                     
  • B. tăng cường nguồn lao động.
  • C. xây dựng cơ sở hạ tầng và thị trường.     
  • D. nông nghiệp hàng hóa phát triển.

Câu 23: Giải pháp quan trọng nhất để tránh rủi ro trong việc mở rộng các vùng sản xuất cây công nghiệp ở Tây Nguyên là

  • A. tìm thị trường ổn định.                               
  • B. đa dạng hóa cây trồng.
  • C. quy hoạch lại vùng chuyên canh.               
  • D. đẩy mạnh xuất khẩu.

Câu 24: Tây Nguyên phát triển nông nghiệp theo hướng nào để nâng cao giá trị nông sản, tăng lợi nhuận?

  • A. Phát triển mô hình trang trại.                     
  • B. Liên doanh với nước ngoài.
  • C. Gắn liền với công nghiệp chế biến.           
  • D. Hạn chế thị trường khó tính.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác