Tắt QC

Trắc nghiệm Địa lí 12 Chân trời bài 3: Sự phân hoá đa dạng của thiên nhiên

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Địa lí 12 Chân trời sáng tạo bài 3: Sự phân hoá đa dạng của thiên nhiên có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Nhiệt độ trung bình năm của phần lãnh thổ phía Nam?

  • A. 250C
  • B. Dưới 250C
  • C. 25.50C.
  • D. Trên 250C.

Câu 2: Khí hậu phần lãnh thổ phía Nam mang sắc thái của khí hậu

  • A. cận xích đạo gió mùa. 
  • B. xích đạo gió mùa
  • C. nhiệt đới gió mùa.
  • D. cận nhiệt gió mùa.

Câu 3: Khí hậu phần lãnh thổ phía Nam có 2 mùa

  • A. mưa và khô.
  • B. nắng và mưa.
  • C. nóng và lạnh.
  • D. rét và ấm.

Câu 4: Cảnh quan tiêu biểu của phần lãnh thổ phía Nam là

  • A. rừng xích đạo gió mùa. 
  • B. rừng cận nhiệt gió mùa.
  • C. rừng nhiệt đới gió mùa.
  • D. rừng cận xích đạo gió mùa.

Câu 5: Từ đông sang tây, thiên nhiên nước ta có sự phân hóa thành bao nhiêu khu vực?

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Câu 6: Thiên nhiên phân quá theo chiều đông – tây thành các khu vực

  • A. vùng hồ và thềm lục địa, vùng đồng bằng, vùng đồi núi. 
  • B. vùng biển và thềm lục địa, vùng đồng bằng, vùng đồi núi.
  • C. vùng sông và thềm lục địa, vùng đồng bằng, vùng đồi núi.
  • D. vùng biển và thềm lục địa, vùng cao nguyên, vùng đồi núi.

Câu 7: Thiên nhiên nước ta được phân hóa thành mấy đai cao?

  • A. 6 
  • B. 5
  • C. 4
  • D. 3

Câu 8: Theo độ cao, thiên nhiên nước ta được phân hóa thành các đai

  • A. nhiệt đới gió mùa, nhiệt đới gió mùa trên núi, ôn đới gió mùa trên núi.
  • B. nhiệt đới gió mùa, cận nhiệt gió mùa trên núi, ôn đới gió mùa trên núi.
  • C. cận đới gió mùa, cận nhiệt gió mùa trên núi, ôn đới gió mùa trên núi.
  • D. cận nhiệt gió mùa, nhiệt đới gió mùa trên núi, ôn đới gió mùa trên núi.

Câu 9: Ranh giới của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ phía tây và tây nam từ

  • A. dọc hữu ngạn sông Hồng và rìa Đông Nam đồng bằng Bắc Bộ.
  • B. dọc hữu ngạn sông Hồng và rìa Tây Nam đồng bằng Bắc Bộ.
  • C. dọc hữu ngạn sông Hồng và rìa Tây Bắc đồng bằng Bắc Bộ.
  • D. dọc hữu ngạn sông Hồng và rìa Đông Bắc đồng bằng Bắc Bộ.

Câu 10: Ranh giới của miền Trung và Bắc Trung Bộ 

  • A. từ ranh giới miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ đến dãy Bạch Mã.
  • B. từ ranh giới miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ đến dãy Hoành Sơn.
  • C. từ ranh giới miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ đến dãy Trường Sơn.
  • D. từ ranh giới miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ đến đèo Ngang.

Câu 11: Biện pháp nào sau đây không thích hợp để bảo vệ rừng ngập mặn?

  • A. Trồng phục hồi rừng.
  • B. Giáo dục ý thức.
  • C. Quản lý khai thác rừng.
  • D. Chặt phá rừng trái phép.

Câu 12: Các vùng núi cao có thể phát triển nông nghiệp ôn đới do

  • A. Khí hậu và độ cao địa hình.
  • B. Vị trí và độ cao địa hình.
  • C. Con người và độ cao địa hình.
  • D. Nhiệt độ và độ cao địa hình.

Câu 13: Tại sao các khu vực phía Bắc lại có hệ sinh thái rừng khác nhau?

  • A. Vị trí địa lý.
  • B. Con người.
  • C. Địa hình.
  • D. Điều kiện khí hậu.

Câu 14: Tại sao miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là miền có mùa đông lạnh điển hình ở nước ta?

  • A. Chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió mùa Tây Bắc.
  • B. Chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió mùa Tây Nam.
  • C. Chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió mùa Đông Nam.
  • D. Chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió mùa Đông Bắc.

Câu 15: Mùa đông ở Tây Bắc ấm và ngắn hơn Đông Bắc do

  • A. Vị trí địa lý.
  • B. Địa hình.
  • C. Điều kiện khí hậu.
  • D. Con người.

Câu 16:  Sông nào dưới đây phân bố ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ?

  • A. Sông Chảy.
  • B. Sông Cả.
  • C. Sông Hương.
  • D. Sông Mã.

Câu 17: Than đá ở nước ta phân bố ở tỉnh 

  • A. Quảng Ninh.
  • B. Điện Biên.
  • C. Hồ Chí Minh.
  • D. Cà Mau.

Câu 18: Năm 2019, đỉnh Phan-xi-păng có độ cao?

  • A. 3143m.
  • B. 3147m.
  • C. 3145m.
  • D. 3146m.

Câu 19: Sự khác nhau về mùa mưa và mùa khô ở Tây Nguyên do tác động của dãy Trường Sơn cùng với gió

  • A. Đông Nam
  • B. Tây Nam.
  • C. Đông Bắc.
  • D. Tây Bắc.

Câu 20: Sự phân hóa theo độ cao tạo điều kiện cho miền nào nước ra trồng được loại cây từ nhiệt đới, cận nhiệt tới ôn đới?

  • A. Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ. 
  • B. Miền Trung và Bắc Trung Bộ.
  • C. Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
  • D. Duyên hải Nam Trung Bộ.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác