Tắt QC

Trắc nghiệm Địa lí 12 chân trời Ôn tập chương 3: Địa lí các ngành kinh tế (P3)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Địa lí 12 chân trời sáng tạo Ôn tập chương 3: Địa lí các ngành kinh tế (P3) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Năm 2021, vùng kinh tế nào đóng góp GDP nhiều nhất cả nước?

  • A. Đông Nam Bộ.                                         
  • B. Tây Nguyên.
  • C. Đồng bằng sông Hồng.                             
  • D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 2: Đặc điểm của khu vực kinh tế Nhà nước là

  • A. Chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu kinh tế.
  • B. Giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế.
  • C. Quản lí các hoạt động vui chơi giải trí.
  • D. Tỉ trọng trong cơ cấu kinh tế tăng.

Câu 3: Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ trong công nghiệp là sự hình thành, phát triển

  • A. các khu công nghiệp.                               
  • B. các vùng công nghệ.
  • C. các vùng dịch vụ.                                     
  • D. các vùng chế biến.

Câu 4: Nền kinh tế Việt Nam muốn tăng trưởng bền vững cần

  • A. cơ cấu kinh tế hợp lí và tốc độ tăng trưởng GDP cao.
  • B. cơ cấu hợp lí giữa các ngành và các thành phần kinh tế.
  • C. cơ cấu hợp lí giữa các vùng lãnh thổ.
  • D. cơ cấu hợp lí giữa các ngành, thành phần kinh tế và vùng lãnh thổ.

Câu 5: Đặc điểm khí hậu tạo thuận lợi cho phát triển nền nông nghiệp

  • A. cận nhiệt.
  • B. ôn đới.
  • C. nhiệt đới.
  • D. hàn đới.

Câu 6: Điều kiện về thị trường giúp ngành nông nghiệp

  • A. có lao động dồi dào, nhiều kinh nghiệm.                   
  • B. phát triển công nghiệp chế biến.
  • C. thị trường trong và ngoài nước mở rộng.
  • D. khuyến khích phát triển nông nghiệp.

Câu 7: Nông nghiệp nước ta không phát triển theo xu hướng

  • A. Phát triển cây trồng gắn với thị trường.       
  • B. Hình thành nhóm sản phẩm chủ lực.
  • C. Chọn lọc các giống cây trồng sản xuất.       
  • D. Hạn chế liên kết, hợp tác.

Câu 8: Để đáp ứng nhu cầu về lương thực vùng Đồng bằng sông Hồng đã

  • A. nhập khẩu lúa từ vùng khác.
  • B. đẩy mạnh thâm canh, tăng năng suất.
  • C. mở rộng diện tích trồng lúa.
  • D. quy hoạch lại các loại đất trồng.

Câu 9: Năm 2021, trang trại chăn nuôi chiếm bao nhiêu % tổng số trang trại nước ta?

  • A. 57,8%.
  • B. 67,8%.
  • C. 77,8%.
  • D. 87,8%.

Câu 10: Lao động trang trại ở nước ta chủ yếu là

  • A. chủ trang trại và thành viên gia đình.           
  • B. thuê ở bên ngoài.
  • C. chủ trang trại.
  • D. chủ trang trại và thuê bên ngoài.

Câu 11: Vùng sinh thái nông nghiệp có vai trò

  • A. cơ sở hình thành trang trại.
  • B. sử dụng hiệu quả tiềm năng lợi thế.
  • C. thúc đẩy phân công lao động theo hộ.
  • D. đẩy mạnh khai thác khoáng sản.

Câu 12: Trong số các vùng sinh thái nông nghiệp sau đây, vùng nào có trình độ thâm canh cao hơn?

  • A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.                         
  • B. Đồng bằng sông Hồng.
  • C. Bắc Trung Bộ.                                                 
  • D. Tây Nguyên.

Câu 13: Sự khác biệt trong chuyên môn hóa sản xuất nông nghiệp giữa Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên do

  • A. Khí hậu.
  • B. Địa hình.
  • C. Đất trồng.
  • D. Nguồn nước.

Câu 14: Hình thành vùng phân bố chuyên canh đã thể hiện

  • A. Phân bố phù hợp hơn các vùng sinh thái.
  • B. Thay đổi phù hợp với điều kiện sinh thái.
  • C. Khai thác hiệu quả hơn nền nông nghiệp.
  • D. Cơ cấu đa dạng hóa phù hợp thị trường.

Câu 15: Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta hiện nay không chuyển dịch theo hướng

  • A. giảm tỉ trọng ngành khai khoáng.
  • B. tăng tập trung tỉ trọng ngành chế biến, chế tạo.
  • C. tăng tỉ trọng ngành khai khoáng.
  • D. tăng tỉ trọng ngành chế biến, chế tạo.

Câu 16: Địa phương nào dưới đây có lịch sử phát triển công nghiệp lâu đời?

  • A. Đồng Nai.
  • B. Bắc Ninh.
  • C. Đà Nẵng.
  • D. Bắc Giang.

Câu 17: Địa điểm nào dưới đây không phải là khu công nghệ cao ở nước ta?

  • A. Hòa Lạc.
  • B. Đà Nẵng.
  • C. Bắc Giang.
  • D. Đồng Nai.

Câu 18: Khai thác dầu khí đã áp dụng công nghệ mới như

  • A. khai thác trong đá móng, làm sạch sâu dòng khí, công nghệ khoan giếng…
  • B. khai thác ngoài đá móng, làm sạch sâu dòng khí, công nghệ khoan giếng …
  • C. khai thác trong đá móng, làm sạch cơ bản dòng khí, công nghệ khoan giếng …
  • D. khai thác ngoài đá móng, làm sạch cơ bả dòng khí, công nghệ khoan giếng …

Câu 19: Nhiệt điện nước ta gồm

  • A. nhiệt điện than và nhiệt điện gió.                       
  • B. nhiệt điện than và nhiệt điện hơi.
  • C. nhiệt điện than và nhiệt điện khí.                     
  • D. nhiệt điện hơi và nhiệt điện gió.

Câu 20: Ngành sản xuất, chế biến thực phẩm dựa vào

  • A. điều kiện vị trí. 
  • B. điều kiện tự nhiên.   
  • C. nguồn lao động.   
  • D. nguồn nguyên liệu.

Câu 21: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về đặc điểm của ngành sản xuất, chế biến thực phẩm ở nước ta?

  • A. Phát triển dựa vào nguyên liệu.                       
  • B. Các sản phẩm còn kém đa dạng.
  • C. Các cơ sở sản xuất phân bố khắp cả nước.     
  • D. Công nghệ được áp dụng rộng rãi.

Câu 22: Hệ thống sông có tiềm năng thủy điện lớn nhất ở nước ta là

  • A. sông Mê Công.
  • B. sông Đồng Nai.
  • C. sông Hồng.
  • D. sông Cả.

Câu 23: Khu công nghiệp chuyển đổi mô hình phát triển theo hướng

  • A. đảm bảo sự phát triển bền vững và mục tiêu tăng trưởng xanh.
  • B. đảm bảo sự phát triển giữ nguyên và mục tiêu tăng trưởng xanh.
  • C. đảm bảo sự phát triển bền vững và mục tiêu giữ vững ổn định.
  • D. đảm bảo sự phát triển giữ nguyên và mục tiêu tăng trưởng giữ vững ổn định.

Câu 24: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp bao gồm mấy loại hình?

  • A. 3
  • B. 4
  • C. 5
  • D. 6

Câu 25: Hình thức tổ chức lãnh thổ có trình độ cao nhất ở nước ta là

  • A. vùng công nghiệp.                                   
  • B. khu công nghiệp.
  • C. khu công nghệ cao.                                   
  • D. trung tâm công nghiệp.

Câu 26: Loại hình trong khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, cung ứng dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục áp dụng đối với khu công nghiệp là

  • A. Khu chế xuất.
  • B. Khu công nghệ cao.
  • C. Khu công nghiệp không khói.
  • D. Khu công nghiệp sinh thái.

Câu 27: Mạng lưới giao thông, buôn bán và du lịch trên sông phát triển ở vùng

  • A. Đồng bằng sông Cửu Long.
  • B. Duyên hải miền Trung.
  • C. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
  • D. Đông Nam Bộ.

Câu 28: Các đầu mối giao thông quan trọng ở nước ta xếp theo thứ tự từ Bắc và Nam là

  • A. Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng.
  • B. Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh.
  • C. Đà Nẵng, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh.
  • D. TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hà Nội.

Câu 29: Ý nào dưới đây không phải là đặc điểm của ngoại thương nước ta?

  • A. Trị giá xuất nhập khẩu tăng nhanh.
  • B. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là máy móc.
  • C. Chuyên chở hàng hóa là chủ yếu.
  • D. Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu chuyển dịch tích cực.

Câu 30: Nội dung nào dưới đây là di sản thế giới được UNESCO công nhận?

  • A. Đền Mẫu Sơn.
  • B. Chùa một cột.
  • C. Vịnh Hạ Long.
  • D. Vườn quốc gia Ba Vì.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác