Lý thuyết trọng tâm toán 7 chân trời bài 2: Làm quen với xác suất của biến cố ngẫu nhiên
Tổng hợp kiến thức trọng tâm toán 7 chân trời sáng tạo bài 2: Làm quen với xác suất của biến cố ngẫu nhiên. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo
1.XÁC SUẤT CỦA BIẾN CỐ
HĐKP1: SGK-tr90
=> Kết luận:
Để đánh giá khả năng xảy ra của mỗi biến cố, ta dùng một con số có giá trị từ 0 đến 1, gọi là xác suất của biến cố. Biến cố có khả năng xảy ra cao hơn sẽ có xác suất lớn hơn.
- Biến cố không thể có xác suất bằng 0.
- Biến cố chắc chắn có xác suất bằng 1.
Xác suất của biến cố A được kí hiệu là P(A).
Ví dụ 1: SGK-tr90
Thực hành 1:
a) Tỉ lệ phần trăm của số học sinh khá là cao nhất với 45% nên khả năng học sinh được xếp loại khá là cao nhất. Do vậy xác suất học sinh đó được xếp loại khá là cao nhất.
b) Tỉ lệ phần trăm của số học sinh tốt là thấp nhất với 10% nên khả năng học sinh được xếp loại tốt là thấp nhất. Cho nên xác suất học sinh đó được xếp loại tốt là thấp nhất.
2. XÁC SUẤT CỦA BIẾN CỐ TRONG TRÒ CHƠI GIEO XÚC XẮC
HĐKP2:
Khi gieo xúc xắc cân đối thì 6 mặt của nó có khả năng xuất hiện bằng nhau. Nên xác suất của biến cố A và xác xuất của biến cố B là như nhau, đều là $\frac{1}{6}$.
Ví dụ 2: SGK - tr91
Thực hành 2:
Khi gieo một con xúc xắc cân đối thì 6 mặt của nó đều có khả năng xuất hiện bằng nhau
+ Do 6 kết quả đều có khả năng xảy ra nên P(A)= $\frac{1}{6}$
+ B là biến cố chắc chắn vì cả 6 mặt đều là số nhỏ hơn 7 nên P(B) = 1.
3. XÁC SUẤT CỦA BIẾN CỐ TRONG TRÒ CHƠI LẤY VẬT TỪ HỘP
HĐKP3:
Lấy ra ngẫu nhiên 1 quả mà 4 quả bóng có kích thước và khối lượng bằng nhau nên mỗi kết quả đều có khả năng xảy ra.
Các kết quả có thể xảy ra là : bóng xanh, bóng đỏ, bóng vàng, bóng trắng.
=> Kết luận:
Khi tất cả các kết quả của một trò chơi hay phép thử nghiệm ngẫu nhiên đều có khả năng xảy ra bằng nhau hì xác suất lấy ra của mỗi kết quả đều là 1n, trong đó n là số các kết quả.
Ví dụ 3: SGK – tr 92.
Thực hành 3:
Vì là đồng xu cân đối việc tung được mặt sấp hoặc mặt ngửa đều có khả năng xảy ra là bằng nhau.
Gọi A là biến cố tung được mặt sấp. B là biến cố tung được mặt ngửa.
P(A) = P(B) = $\frac{1}{2}$
Vậy xác suất giành phần thắng của bạn An và Bình đều là $\frac{1}{2}$.
Thực hành 4:
a) Có 10 kết quả xảy ra.
Các lá thăm có kích thước giống nhau nên mỗi kết quả đều có khả năng xảy ra bằng nhau.
b) Do 10 kết quả đều có khả năng xảy ra như nhau nên xác suất biến cố A là P(A)= $\frac{1}{10}$
c) Tất cả các phiếu đều chỉ ghi các số từ 1 đến 10 nên biến cố B chắc chắn xảy ra. Nên xác suất của biến cố B là P(B) = 1.
Vận dụng:
a) Gọi biến cố A: "Vào ngày được chọn các học sinh lớp 7B đạt 10 điểm tốt".
Vì khả năng cả 5 ngày được chọn là như nhau nên xác suất biến cố A là P(A)= $\frac{1}{5}$
b) Gọi biến cố B: "Vào ngày được chọn các học sinh lớp 7B đạt ít nhất 8 điểm tốt".
Vì các ngày điểm của học sinh lớp 7B đều từ 8 điểm trở lên, nên biến cố B chăc chắn xảy ra.
=> P(B) = 1.
Bình luận