Lý thuyết trọng tâm toán 11 kết nối bài: Một vài áp dụng của toán học trong tài chính
Tổng hợp kiến thức trọng tâm toán 11 kết nối tri thức bài Một vài áp dụng của toán học trong tài chính. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH TRẢI NGHIỆM
MỘT VÀI ÁP DỤNG CỦA TOÁN HỌC TRONG TÀI CHÍNH
1. SỐ TIỀN CỦA MỘT NIÊN KIM
- Khái niệm niên kim:
+ Niên kim là một khoản tiền được trả bằng các khoản thanh toán đều đặn.
+ Niên kim có thể được thực hiện thanh
toán sau những khoảng thời gian đều đặn (hằng năm, hằng quý, hằng tháng,..); thường được thực hiện vào cuối khoảng thời gian thanh toán.
+ Số tiền của một niên kim là tổng của tất cả các khoản thanh toán riêng lẻ từ thời điểm thanh toán đầu tiên cho đến khi
thanh toán cuối cùng được thực hiện, cùng với tất cả tiền lãi.
Hoạt động 1
a) Ta có: 5 năm = 60 tháng
Lãi suất theo tháng là 0,5%
Số tiền có trong tài khoản vào cuối kì thứ nhất là:
A$_{1}$=10+10 . 0,5%=10.(1+0,5%)=10,05 (triệu đồng).
Số tiền có trong tài khoản vào cuối kì thứ hai là:
A$_{2}$=(A$_{1}$+10).(1+0,5%)
=[10.(1+0,5%)+10].(1+0,5%)
=10.(1+0,5%)$^{2}$+10.(1+0,5%)
=20,15025 (triệu đồng).
b) Tiếp tục làm như trên ta thấy số tiền có trong tài khoản vào cuối kì thứ n là:
A$_{n}$=10.(1+0,5%)$^{n}$+10.(1+0,5%)$^{n-1}$+...+10.(1+0,5%) (triệu đồng)
c) Số tiền có trong tài khoản ngay sau lần thanh toán cuối cùng là:
A=A$_{59}$+10=[10.(1+0,5%)$^{59}$+10.(1+0,5%)$^{58}$+...+10.(1+0,5%)+10
A=10+10.(1+0,5%++10.(1+0,5%)$^{2}$+...+10.(1+0,5%)$^{2}$
Đây là tổng của 60 số hạng đầu của một cấp số nhân với số hạng đầu tiên a=10 và công bội q=1+0,5%, nên ta có:
A=10.$\frac{1-(1+0,5%)^{60}}{1-(1+0,5%)}$=10.$\frac{(1+0,5%)^{60}-1}{0,5%}$
A≈697,7 (triệu đồng).
- Khoản thanh toán theo niên kim là tiền thuê định kì, kí hiệu R. Gọi i là lãi suất trong mỗi khoảng thời gian thanh toán; n là số lần trả.
- Số tiền A$_{f}$ của một niên kim là:
A$_{f}$=R+R(1+i)+R(1+i)$^{2}$+...+R(1+i)$^{n-1}$
=> Đây là tổng của n số hạng đầu của một cấp số nhân, với số hạng đầu a=R và công bội r=1+i.
Số tiền niên kim
Số tiền A$_{f}$ của một niên kim bao gồm n khoản thanh toán đều đặn bằng nhau và bằng R với lãi suất i trong mỗi khoảng thời gian được cho bởi:
A$_{f}$=$\frac{(1+i)^{n}-1}{i}$
Vận dụng 1.
Gọi R (triệu đồng) là số tiền anh Bình cần đầu tư hằng tháng.
Ta có: 2 năm = 24 tháng => n=24
Lãi suất theo tháng là 0,5% => i=0,5%.
Ta có: A$_{f}$=200 (triệu đồng)
Từ công thức A$_{f}$=R.$\frac{(1+i)^{n}-1}{i}$
=> R=$\frac{A_{f}.i}{(1+i)^{n}-1}$ . Thay số ta được:
R=$\frac{200.0,5%}{(1+0,5%)^{24}-1}$≈7,865 (triệu đồng)
Vậy anh Bình cần đầu tư mỗi tháng khoảng 7,865 triệu đồng hay 7 865 000 đồng mỗi tháng để có 200 triệu đồng sau 2 năm.
2. GIÁ TRỊ HIỆN TẠI CỦA MỘT NIÊN KIM
Hoạt động 2
a) Một năm có 4 quý nên lãi suất trong mỗi quý là i=6% :4=1,5%
Số khoảng thời gian tính lãi trong vòng 5 năm là 5 . 4=20
b)
Giá trị hiện tại của số tiền 100 triệu đồng đó là:
A$_{p}$=100.(1+1,5%)$^{-20}$≈74,25 (triệu đồng)
- Nếu số tiền A$_{f}$ được trả trong n khoảng thời gian kể từ bây giờ và lãi suất trong mỗi khoảng thời gian là i, thì giá trị hiện tại A$_{p}$ của nó được cho bởi.
A$_{p}$=A$_{f}$.(1+i)$^{-n}$=R.$\frac{(1+i)^{n}-1}{i}$.(1+i)$^{-n}$
=R$\frac{1-(1+i)^{-n}}{i}$
Giá trị hiện tại của một niên kim
Giá trị hiện tại của một niên kim bao gồm n khoản thanh toán đều đặn bằng nhau và bằng R với lãi suất i trong mỗi khoảng thời gian được cho bởi:
A$_{p}$=R. $\frac{1-(1+i)^{-n}}{i}$
Vận dụng 2
Mỗi năm thanh toán 500 triệu đồng trong vòng 10 năm, tức là khoản thanh toán đều đặn bằng nhau và bằng 500 triệu đồng hay R=500 (triệu đồng) và số khoản thanh toán là n=10 (năm).
Lãi suất 8% mỗi năm hay i=8%
Giá trị hiện tại của giải đặc biệt trên là:
A$_{p}$=R.$\frac{1-(1+p)^{-n}}{i}$=500.$\frac{1-(1+8%)^{-10}}{8%}$
A$_{p}$≈3355,0407 (triệu đồng).
Vậy giá trị hiện tại của giải đặc biệt là khoảng 3,36 tỉ đồng.
Lãi kép là:
5 000-3355,0407=1 644,9593 (triệu đồng)
3. MUA TRẢ GÓP
Khái niệm
Trả góp là phương thức cho vay tiền mà các kì trả nợ gốc và lãi trùng nhau. Số tiền trả nợ của mỗi kì là bằng nhau theo thỏa thuận và số lãi được tính dựa trên số dư nợ gốc và thời hạn thực tế của hạn trả nợ. Trả góp còn áp dụng trong việc cho vay tiêu dùng, mua tài sản giá trị lớn như nhà đất, ô tô,…
Hoạt động 3
Ta có: 5 năm = 60 tháng => n=60
Lãi suất hàng tháng là i=$\frac{5}{6}$%
Số tiền trả dần hàng tháng là R=10 (triệu đồng).
Anh Hưng có thể mua xe ô tô với mức giá là:
A$_{p}$=R.$\frac{1-(1+i)^{-n}}{i}$=10.$\frac{1-(1+\frac{5}{6}%)^{-60}}{\frac{5}{6}%}$
A$_{p}$≈470,65 (triệu đồng).
Vậy hiện tại anh Hưng có thể mua được chiếc xe ô tô với giá khoảng 470,65 triệu đồng.
Mua trả góp
Nếu một khoản vay A$_{p}$ phải được trả trong n lần thanh toán đều đặn bằng nhau với lãi suất i trong mỗi khoảng thời gian thì số thiền R của mỗi khoản thanh toán là:
R=$\frac{i.A_{p}}{1-(1+i)^{-n}}$
Vận dụng 3
Ta có: 10 năm = 120 tháng => n=120
Lãi suất hàng tháng là i=0,75%
Số tiền vay là A$_{p}$=1 tỉ đồng = 1 000 triệu đồng.
Số tiền mỗi tháng họ sẽ phải trả cho ngân hàng là:
R=$\frac{i.A_{p}}{1-(1+i)^{-n}}$=$\frac{0,75%.1000}{1-(1+0,75%)^{-120}}$≈12,67 (triệu đồng).
Vậy mỗi tháng họ phải trả cho ngân hàng khoảng 12,67 triệu đồng.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk lớp 11 KNTT
Giải sgk lớp 11 CTST
Giải sgk lớp 11 cánh diều
Giải SBT lớp 11 kết nối tri thức
Giải SBT lớp 11 chân trời sáng tạo
Giải SBT lớp 11 cánh diều
Giải chuyên đề học tập lớp 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề toán 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề ngữ văn 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề vật lí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề hóa học 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề sinh học 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề lịch sử 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề địa lí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề mĩ thuật 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề âm nhạc 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề tin học 11 định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giải chuyên đề tin học 11 định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức
Giải chuyên đề quốc phòng an ninh 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề học tập lớp 11 chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề học tập lớp 11 cánh diều
Trắc nghiệm 11 Kết nối tri thức
Trắc nghiệm 11 Chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm 11 Cánh diều
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 kết nối tri thức
Đề thi Toán 11 Kết nối tri thức
Đề thi ngữ văn 11 Kết nối tri thức
Đề thi vật lí 11 Kết nối tri thức
Đề thi sinh học 11 Kết nối tri thức
Đề thi hóa học 11 Kết nối tri thức
Đề thi lịch sử 11 Kết nối tri thức
Đề thi địa lí 11 Kết nối tri thức
Đề thi kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức
Đề thi công nghệ cơ khí 11 Kết nối tri thức
Đề thi công nghệ chăn nuôi 11 Kết nối tri thức
Đề thi tin học ứng dụng 11 Kết nối tri thức
Đề thi khoa học máy tính 11 Kết nối tri thức
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 chân trời sáng tạo
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 cánh diều
Đề thi Toán 11 Cánh diều
Đề thi ngữ văn 11 Cánh diều
Đề thi vật lí 11 Cánh diều
Đề thi sinh học 11 Cánh diều
Đề thi hóa học 11 Cánh diều
Đề thi lịch sử 11 Cánh diều
Đề thi địa lí 11 Cánh diều
Đề thi kinh tế pháp luật 11 Cánh diều
Đề thi công nghệ cơ khí 11 Cánh diều
Đề thi công nghệ chăn nuôi 11 Cánh diều
Đề thi tin học ứng dụng 11 Cánh diều
Đề thi khoa học máy tính 11 Cánh diều
Bình luận