Lý thuyết trọng tâm toán 11 chân trời bài: Bài tập cuối chương V

Tổng hợp kiến thức trọng tâm toán 11 chân trời sáng tạo bài Bài tập cuối chương V. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

CHƯƠNG V. CÁC SỐ ĐẶC TRƯNG ĐO XU THẾ TRUNG TÂM CHO MẪU SỐ LIỆU GHÉP NHÓM

BÀI TẬP CUỐI CHƯƠNG V

*) Một số quy tắc ghép nhóm của mẫu số liệu

- Sử dụng từ k = 5 đến k = 20. Cỡ mẫu càng lớn thì cần càng nhiều nhóm số liệu.

- Các nhóm có cùng độ dài bằng L thỏa mãn R<k.L, trong đó R là khoảng biến thiến, k là số nhóm.

- Giá trị nhỏ nhất của mẫu thuộc vào nhóm [u$_{1}$;u$_{2}$) và càng gần u1càng tốt. Giá trị lớn nhất của mẫu thuộc nhóm [u$_{k}$;u$_{k+1}$) và càng gần u$_{k+1}$ càng tốt.

*) Số trung bình

Số trung bình của mẫu số liệu ghép nhóm, kí hiệu là $\bar{x}$.

$\bar{x}$=$\frac{n_{1}c_{1}+...+n_{k}c_{k}}{n}$

trong đó, n=$n_{1}$+…+$n_{k}$

*) Mốt

Nhóm chứa mốt của mẫu số liệu ghép nhóm là nhóm có tần số lớn nhất.

Giả sử nhóm chứa mốt là [u$_{m}$;u$_{m+1}$), khi đó mốt của mẫu số liệu (kí hiệu Mo

M$_{0}$=u$_{m}$+$\frac{n_{m}-n_{m-1}}{(n_{m}-n_{m-1})+(n_{m}-n_{m+1})}$⋅(u$_{m+1}$-u$_{m}$)

*) Trung vị

Gọi n là cỡ mẫu, giả sử nhóm [u$_{m}$;u$_{m+1}$)  chứa trung vị;

n$_{m}$ là tần số của nhóm chứa trung vị, C=n$_{1}$+n$_{2}$+…+n$_{m-1}$

M$_{e}$=u$_{m}$+$\frac{\frac{n}{2}-C}{n_{m}}$.(u$_{m+1}$-u$_{m}$),

*) Tứ phân vị thứ nhất và thứ ba

- Giả sử nhóm [u$_{m}$;u$_{m+1}$)  chứa tứ phân vị thứ nhất; 

nm là tần số của nhóm chứa tứ phân vị thứ nhất ,

C=n$_{1}$+n$_{2}$+…+n$_{m-1}$

Q$_{1}$=u$_{m}$+$\frac{\frac{n}{4}-C}{n_{m}}$.(u$_{m+1}$-u$_{m}$).

trong đó, n là cỡ mẫu, m là tần số nhóm p, với p=1

ta quy ước m$_{1}$+…+m$_{p-1}$=0.

- Giả sử nhóm [u$_{j}$;u$_{j+1}$)  chứa tứ phân vị thứ ba; 

nj là tần số của nhóm chứa tứ phân vị thứ ba, C=n$_{1}$+n$_{2}$+…+n$_{j-1}$

Q$_{3}$=u$_{j}$+$\frac{\frac{3n}{4}-C}{n_{j}}$.(u$_{j+1}$-u$_{j}$).

Chú ý: Nếu tứ phân vị thứ k là $\frac{1}{2}$(x$_{m}$+x$_{m+1}$), trong đó x$_{m}$ và x$_{m+1}$ thuộc hai nhóm liên tiếp, ví dụ x$_{m}$∈[u$_{j-1}$;u$_{j}$) và x$_{m+1}$∈[u$_{j}$;u$_{j+1}$) thì ta lấy Q$_{k}$=u$_{j}$.  


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức toán 11 CTST bài Bài tập cuối chương V, kiến thức trọng tâm toán 11 chân trời sáng tạo bài Bài tập cuối chương V, Ôn tập toán 11 chân trời bài Bài tập cuối chương V

Bình luận

Giải bài tập những môn khác