Lý thuyết trọng tâm toán 10 chân trời bài 1: Khái niệm vectơ

Tổng hợp kiến thức trọng tâm toán 10 chân trời sáng tạo bài 1 Khái niệm vectơ. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

CHƯƠNG V. VECTƠ

BÀI 1. KHÁI NIỆM VECTƠ

1. ĐỊNH NGHĨA VECTƠ

HĐKP 1:

HĐKP 1:

Khối lượng là đại lượng chỉ có độ lớn (500 tấn); độ dịch chuyển là đại lượng bao gồm cả độ lớn (500 km) và hướng (từ A đến B).

Định nghĩa:

Vectơ là một đoạn thẳng có hướng, nghĩa là đã chỉ ra điểm đầu và điểm cuối.

- Ví dụ: 

Vectơ có điểm đầu A và điểm cuối B, được kí hiệu: AB.

Vectơ có điểm đầu A và điểm cuối B, được kí hiệu: $\underset{AB}{\rightarrow}$.

- Đường thẳng đi qua hai điểm A và B gọi là giá của vectơ $\underset{AB}{\rightarrow}$.

- Độ dài của đoạn thẳng AB gọi là độ dài của vectơ $\underset{AB}{\rightarrow}$ và kí hiệu: |$\underset{AB}{\rightarrow}$|.

Ta có: |$\underset{AB}{\rightarrow}$|=AB.

Chú ý: Một vec tơ khi không cần chỉ rõ điểm đầu và điểm cuối có thể viết là $\underset{a}{\rightarrow}$; $\underset{b}{\rightarrow}$, $\underset{x}{\rightarrow}$, $\underset{y}{\rightarrow}$,...

Chú ý: Một vec tơ khi không cần chỉ rõ điểm đầu và điểm cuối có thể viết là a; b, x, y,...

Ví dụ 1 (SGK - tr82)

Thực hành 1:

Ví dụ 1 (SGK - tr82) Thực hành 1:

+ Vectơ $\underset{CH}{\rightarrow}$ có điểm đầu là C, điểm cuối là H và có giá là đường thẳng CH.

+ Vectơ $\underset{CB}{\rightarrow}$ có điểm đầu là C, điểm cuối là B và có giá là đường thẳng CB.

+ Vectơ $\underset{HA}{\rightarrow}$ có điểm đầu là H, điểm cuối là A và có giá là đường thẳng HA.

Ta có: CH = $\frac{CB}{2}$ = $\frac{2}{2}$ = 1;

AH = $\sqrt{AC^{2}-HC^{2}}$ = $\sqrt{2^{2}-1^{2}}$ = $\sqrt{3}$

⟹ |$\underset{CH}{\rightarrow}$| = 1; |$\underset{CB}{\rightarrow}$| = 2; |$\underset{HA}{\rightarrow}$| = $\sqrt{3}$

Thực hành 2:

Thực hành 2:

Ta có: AC = BD = $\sqrt{2}$AD = $\sqrt{2}$. $\frac{\sqrt{2}}{2}$ = 1;

OA = $\frac{1}{2}$ AC = $\frac{1}{2}$.1 =$\frac{1}{2}$

Suy ra: |AC| = 1; |BD| = 1; |OA| = $\frac{1}{2}$;

 |AO| = $\frac{1}{2}$.

2. HAI VECTƠ CÙNG PHƯƠNG, CÙNG HƯỚNG

HĐKP 2:

HĐKP 2:

Giá của vectơ $\underset{AB}{\rightarrow}$ là đường thẳng AB, giá của vectơ $\underset{CD}{\rightarrow}$ là đường thẳng CD. 

⟹ Giá của vectơ $\underset{AB}{\rightarrow}$ trùng với giá của vectơ $\underset{CD}{\rightarrow}$.

Tương tự, giá của vectơ $\underset{PQ}{\rightarrow}$ song song với giá của vectơ $\underset{RS}{\rightarrow}$.

Kết luận:

Hai vectơ được gọi là cùng phương nếu giá của chúng song song hoặc trùng nhau.

Nhận xét: Hai vectơ cùng phương chỉ có thể cùng hướng hoặc ngược hướng.

Ví dụ 3 (SGK - tr83)

Thực hành 3: 

Thực hành 3:

a) Cùng phương với vectơ $\underset{x}{\rightarrow}$ là: $\underset{y}{\rightarrow}$; $\underset{w}{\rightarrow}$; $\underset{z}{\rightarrow}$.

b) Cùng hướng với vectơ $\underset{a}{\rightarrow}$ là: $\underset{b}{\rightarrow}$.

c) Ngược hướng với vectơ $\underset{u}{\rightarrow}$ là: $\underset{v}{\rightarrow}$.

Nhận xét: Ba điểm phân biệt A, B, C thẳng hàng khi và chỉ khi hai vectơ $\underset{AB}{\rightarrow}$ và $\underset{AC}{\rightarrow}$ cùng phương.

Nhận xét: Ba điểm phân biệt A, B, C thẳng hàng khi và chỉ khi hai vectơ AB và AC cùng phương.

Thực hành 4:

Khẳng định sai. Vì đề bài không nêu rõ ba điểm phân biệt A, B, C thẳng hàng theo thứ tự nào, nên nếu A nằm giữa B và C thì hai vectơ $\underset{AB}{\rightarrow}$ và $\underset{AC}{\rightarrow}$ ngược hướng.

3. VECTƠ BẰNG NHAU – VECTƠ ĐỐI NHAU 

HĐKP 3:

HĐKP 3:

a) Hai vec tơ $\underset{AB}{\rightarrow}$ và $\underset{DC}{\rightarrow}$ cùng hướng và có độ dài bằng nhau.

b) Hai vec tơ $\underset{AD}{\rightarrow}$ và $\underset{CB}{\rightarrow}$ ngược hướng và có độ dài bằng nhau.

Kết luận:

Hai vectơ $\underset{a}{\rightarrow}$ và $\underset{b}{\rightarrow}$ được gọi là bằng nhau nếu chúng có cùng hướng và có cùng độ dài, kí hiệu là $\underset{a}{\rightarrow}$ = $\underset{b}{\rightarrow}$.

Hai vectơ $\underset{a}{\rightarrow}$ và $\underset{b}{\rightarrow}$ được gọi là đối nhau nếu chúng ngược hướng và có cùng độ dài, kí hiệu $\underset{a}{\rightarrow}$ = -$\underset{b}{\rightarrow}$. Khi đó, vectơ $\underset{b}{\rightarrow}$ được gọi là vectơ đối của vectơ $\underset{a}{\rightarrow}$.

3. VECTƠ BẰNG NHAU – VECTƠ ĐỐI NHAU

Chú ý:

a) Cho vectơ $\underset{a}{\rightarrow}$ và điểm O, ta luôn tìm được một điểm A duy nhất sao cho $\underset{OA}{\rightarrow}$ = $\underset{a}{\rightarrow}$. Khi đó, độ dài của vectơ $\underset{a}{\rightarrow}$ là độ dài đoạn OA, kí hiệu là |$\underset{a}{\rightarrow}$|.

b) Cho đoạn thẳng MN, ta luôn có $\underset{NM}{\rightarrow}$ = - $\underset{MN}{\rightarrow}$.

3. VECTƠ BẰNG NHAU – VECTƠ ĐỐI NHAU

Ví dụ 4 (SGK - tr85)

Thực hành 5:

Thực hành 5:

a) Các vectơ bằng vectơ $\underset{EF}{\rightarrow}$ là: $\underset{CD}{\rightarrow}$; $\underset{DB}{\rightarrow}$

b) Các vectơ đối của vectơ $\underset{EC}{\rightarrow}$ là $\underset{EA}{\rightarrow}$; $\underset{CF}{\rightarrow}$;$\underset{CE}{\rightarrow}$

4. VECTƠ-KHÔNG 

Khái niệm:

Vectơ có điểm đầu và điểm cuối trùng nhau gọi là vectơ-không, kí hiệu là $\underset{0}{\rightarrow}$.

Chú ý:

+ Quy ước vectơ-không có độ dài bằng 0.

+ Vectơ-không luôn cùng phương, cùng hướng với mọi vectơ.

+ Mọi vectơ-không đều bằng nhau $\underset{0}{\rightarrow}$ = $\underset{AA}{\rightarrow}$ = $\underset{BB}{\rightarrow}$=$\underset{CC}{\rightarrow}$ = ... với mọi điểm A, B, C,...

+ Vectơ đối của vectơ-không là chính nó.

Ví dụ 5 (SGK - tr86)

Thực hành 6:

$\underset{EE}{\rightarrow}$;$\underset{MM}{\rightarrow}$;$\underset{FF}{\rightarrow}$ có điểm đầu và điểm cuối trùng nhau nên chúng là vec tơ-không, có độ dài bằng 0.

|$\underset{EE}{\rightarrow}$| = |$\underset{MM}{\rightarrow}$| = |$\underset{FF}{\rightarrow}$| = 0

$\underset{EF}{\rightarrow}$= 2; $\underset{EM}{\rightarrow}$ = $\frac{1}{2} \underset{EF}{\rightarrow}$ = 1 ⟹ |$\underset{EF}{\rightarrow}$| = 2;

|$\underset{EM}{\rightarrow}$| = 1


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức toán 10 CTST bài 1 Khái niệm vectơ, kiến thức trọng tâm toán 10 chân trời sáng tạo bài 1 Khái niệm vectơ, Ôn tập toán 10 chân trời bài 1 Khái niệm vectơ

Bình luận

Giải bài tập những môn khác