Giáo án 5512 tin 6 bài 4: Máy tính và phần mềm máy tính
Dưới đây là mẫu giáo án bài 4: Máy tính và phần mềm máy tính được soạn theo công văn 5512. Bài học nằm trong chương trình tin học lớp 6. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.
Ngày soạn: …./…./….
Ngày dạy: …./…../….
BÀI 4. MÁY TÍNH VÀ PHẦN MỀM MÁY TÍNH
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- HS hiểu được mô hình làm việc của qúa trình xử lí thông tin trong đời sống. Giúp cho HS biết được cấu trúc chung của một MTĐT gồm những bộ phận nào.
2. Năng lực:
- Năng lực chung: tự học, tư duy, giao tiếp, học nhóm, sử dụng ngôn ngữ của môn học
- Năng lực chuyên biệt: năng lực nhận biết được mô hình làm việc của máy tính , phần mềm máy tính.
3. Phẩm chất:
- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: - Máy vi tính, máy chiếu, giáo án, SGK, một số linh kiện máy tính.
2. Học sinh: - Kiến thức, SGK, vở ghi, vở BT.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú để học sinh tiếp nhận và hình thành kiến thức về mô hình quá trình 3 bước và cấu trúc chung của máy tính.
b. Nội dung: GV đặt vấn đề, HS lắng nghe, trả lời
c. Sản phẩm: Biết về mô hình qua trình 3 bước và cấu trúc chung của máy tính
d. Tổ chức thực hiện:
- GV: Hãy nêu quá trình giặt quần áo, nấu cơm.
- HS tiếp nhận, trả lời
- GV: Vậy 2 quá trình trên đều được mô hình hoá thành quá trình 3 bước vậy bài học hôm nay các em sẽ được tìm hiểu về mô hình quá trình 3 bước trong máy tính thế nào.
A. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Mô hình quá trình 3 bước
a. Mục tiêu: Nắm được mô hình quá trình 3 bước
b. Nội dung: Sử dụng SGK, máy chiếu, máy vi tính để hỏi và trả lời, trao đổi
c. Sản phẩm: Biết về mô hình qua trình 3 bước
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV nêu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời: + Cho biết mô hình của quá trình xử lí thông tin đã được học ? + Em hãy cho biết khi pha trà cho khách em thực hiện những công việc nào + Để thực hiện phép nhân: 3 x 5 = 15 ta phải trải qua những bước làm nào ? + Nêu các VD để cho thấy bất kì công việc nào cũng trải qua quá trình của mô hình 3 bước ? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ + HS tiếp nhận, suy nghĩ trả lời + GV quan sát, hướng dẫn HS Bước 3: Báo cáo, thảo luận + HS trả lời, nhận xét, bổ sung Bước 4: Kết luận, nhận định + GV nhận xét, đánh giá -> Chốt kiến thức lên bảng. |
1. Mô hình quá trình 3 bước 1. Mô hình quá trình 3 bước.
- Tất cả các quá trình trong thực tế đều được trải qua 3 bước. - VD: Thực hiện phép tính: 3 x 5 = ? Khi đó ta có: Các điều kiện đã cho: 3 x 5 được gọi là dữ liệu vào (INPUT). Quá trình suy nghĩ để tìm ra kết quả của phép tính từ các điều kiện đã cho được gọi là quá trình xử lí. Đáp số của phép tính: = 15 được gọi là dữ liệu ra (OUTPUT). - Như vậy, bất kì quá trình xử lí thông tin nào cũng đều trải qua 3 bước như trên. Do vậy, máy tính phải đảm bảo được quá trình của mô hình 3 bước. |
Hoạt động 2: Cấu trúc chung của máy tính điện tử
a. Mục tiêu: Nắm được cấu trúc chung của máy tính điện tử
b. Nội dung: Sử dụng SGK, máy chiếu, máy vi tính để hỏi và trả lời, trao đổi
c. Sản phẩm: Biết về cấu trúc chung của máy tính điện tử.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập + Dựa vào mô hình xử lí thông tin của máy tính, theo em cấu trúc của máy tính gồm những bộ phận nào ? + Để lưu giữ thông tin trong máy tính cần có thêm bộ phận nào? GV nêu ví dụ: - Để giải bài toán: Tìm x: 3x - 6 = 21 ta cần phải thực hiện những bước nào? u 3x = 21 + 6 v => 3x = 27 w => x = 27/3 => x = 9 - Quá trình ta thực hiện qua các bước 1, 2, 3 để tìm được giá trị của x được gọi là chương trình. + Trong cơ thể chúng ta, bộ phận nào là quan trọng nhất, điều khiển mọi hoạt động của con người ? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ + HS tiếp nhận, suy nghĩ trả lời + GV quan sát, hướng dẫn HS Bước 3: Báo cáo, thảo luận + HS trả lời câu hỏi Bước 4: Kết luận, nhận định + GV nhận xét, đánh giá -> Chốt kiến thức lên bảng. |
2. Cấu trúc chung của máy tính điện tử. - Máy tính ngày nay rất đa dạng và phong phú. - Tuy nhiên tất cả đều được xây dựng trên cơ sở một cấu trúc chung do nhà toán học Von Neumann đưa ra. - Chương trình: là tập hợp các câu lệnh, mỗi câu lệnh hướng dẫn một thao tác cụ thể cần thực hiện. a. Bộ xử lí trung tâm (CPU): - Được coi là bộ não của máy tính. - Thực hiện các chức năng tính toán, điều khiển, phối hợp mọi hoạt động của máy tính theo sự chỉ dẫn của chương trình. |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
-GV yêu cầu hs trả lời câu hỏi:
Câu 1: Cấu trúc chung của máy tính điện tử theo Von Neumann gồm những bộ phận nào?
Câu 2: Tại sao CPU có thể coi như bộ não của máy tính
- HS tiếp nhận, trả lời câu hỏi
- GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.
*Rút kinh nghiệm:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án tin học 6
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk 6 KNTT
Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức
Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức