Giải SBT Toán 11 chân trời tập 2 Bài 4 Phương trình, bất phương trình mũ và lôgarit

Giải chi tiết sách bài tập Toán 11 tập 2 Chân trời bài 4 Phương trình, bất phương trình mũ và lôgarit. Tech12h sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.

Bài 1: Giải các phương trình sau

a) $3^{2x+1}=\frac{1}{27}$

b) $5^{2x}=10$

c) $3^{x}=18$

d) $0,2^{x-1}=\frac{1}{\sqrt{125}}$

e) $5^{3x}=25^{x-2}$

g) $\left ( \frac{1}{8} \right )^{x+1}=\left ( \frac{1}{32} \right )^{x-1}$

 Trả lời

a) $3^{2x+1}=3^{-3}$

$<=> 2x+1=-3$

$<=> x=-2$

Vậy phương trình có nghiệm là $x = 2.$

b) $5^{2x}=10$

$<=> 2x=log_{5}10$

$<=> x=\frac{1}{2}log_{5}10$

Vậy phương trình có nghiệm là $x=\frac{1}{2}log_{5}10$

c) $3^{x}=18$

$<=> x=log_{3}18$

Vậy phương trình có nghiệm là $x=log_{3}18$

d) $0,2^{x-1}=\frac{1}{\sqrt{125}}$

$<=>5^{1-x}=5^{\frac{-3}{2}}$

$<=>1-x=\frac{-3}{2}$ (do 5 > 1)

$<=> x=\frac{5}{2}$

Vậy phương trình có nghiệm là $x=\frac{5}{2}$

e) $5^{3x}=25^{x-2}$

$<=>5^{3x}=5^{2x-4}$

$<=>3x=2x-4 $

$<=> x=-4$

Vậy phương trình có nghiệm là $x = – 4.$

g) $\left ( \frac{1}{8} \right )^{x+1}=\left ( \frac{1}{32} \right )^{x-1}$

$<=>2^{-3(x+1)}=2^{-5(x-1)}$

$<=>–3x – 3 = –5x + 5$ (do 2 > 1)

$<=>2x = 8 <=> x = 4.$

Vậy phương trình có nghiệm là x = 4.

Bài 2: Giải các phương trình sau

a) $log_{3} (2x - 1) = 3;$

b) $log_{49} x = 0,25;$

c) $log_{2} (3x + 1) = log_{2} (2x - 4);  $

d)$ log_{5} (x - 1) + log_{5} (x - 3) = log_{5} (2x + 10);$

e) $logx + log (x – 3) = 1;$

g) $log_{2}(log_{81} x) = -2.$

 Trả lời

a) Điều kiện: 2x – 1 > 0

Ta có: $log_{3} (2x - 1) = 3$

$<=> 2x - 1 = 3^{3} = 27$

$<=> x = 14$ (nhận)

Vậy tập nghiệm của phương trình là: S = {14}.

b) Điều kiện: x > 0

Ta có: $log_{49} x = 0,25$

$<=>log_{7^{2}}x=\frac{1}{4}$

$<=>\frac{1}{2}log_{7}x=\frac{1}{4}$

$<=>log_{7}x=\frac{1}{2}$

$<=>x=\sqrt{7}$

Vậy tập nghiệm của phương trình là: $S = {\sqrt{7}}$

c) Điều kiện:x > 1

Ta có: $log_{2} (3x + 1) = log_{2} (2x - 4)$

$<=> 3x + 1 = 2x – 4 (do 2 >1)$

$<=> x = – 5$ (loại).

Vậy phương trình đã cho vô nghiệm.

d) Điều kiện: $x > 3$

Ta có: $log_{5} (x - 1) + log_{5} (x - 3) = log_{5} (2x + 10)$

$<=>log_{5} (x - 1)(x - 3)= log_{5} (2x + 10)$

$<=>log_{5}(x^{2}-4x+3)= log_{5} (2x + 10)$

$<=> x^{2} ­– 4x + 3 = 2x + 10  (do 2 >1)$

$<=> x^{2} – 6x – 7 = 0.$

$<=> x = 7$ (nhận) hoặc x = –1 (loại)    

Kết hợp điều kiện, vậy tập nghiệm của phương trình là: S = {7}.

e) Điều kiện:x > 3

Ta có:  $log x + log (x – 3) = 1$

$<=> log [x(x – 3)] = 1$

$<=> log (x^{2} – 3x)=1$

$<=> x^{2}– 3x – 10 = 0$ (do 10 >1)

$<=> x = 5 (nhận) hoặc x = –2 (loại)

Kết hợp điều kiện, vậy tập nghiệm của phương trình là: S = {5}.

g) Điều kiện: x > 1

Ta có: $log_{2} (log_{81} x) = -2$

$<=>log_{81} x = 2^{-2} $

$<=>x = 81^{2^{-2}}=3$ (nhận)

Kết hợp điều kiện, vậy tập nghiệm của phương trình là: $S = {3}.$

Bài 3: Giải các bất phương trình sau

a) $4^{x}<2\sqrt{2}$

b) $\left ( \frac{1}{\sqrt{3}} \right )^{x-1}\geq \frac{1}{9}$

c) $5.\left ( \frac{1}{2} \right )^{x}<40$

d) $4^{2x}<8^{x-1}$

e) $\left ( \frac{1}{5} \right )^{2-x}\leq \left ( \frac{1}{25} \right )^{x}

g) $0,25^{x-2}>0.5^{x+1}$

Trả lời

a) Ta có $4^{x}<2\sqrt{2}$

$<=> 2^{2x}<2\sqrt{2}$

$<=> 2x<log_{2}2\sqrt{2}$

$<=> 2x<\frac{3}{2}$

$<=> x<\frac{3}{4}$

Vậy tập nghiệm của bất phương trình là: $S =(-\infty ;\frac{3}{4})$

b) $\left ( \frac{1}{\sqrt{3}} \right )^{x-1}\geq \frac{1}{9}$

$<=>3^{\frac{-1}{2}(x-1)}\geq 3^{-2}$

$<=>\frac{-1}{2}(x-1)\geq -2 $

$<=>x\leq 5$

Vậy tập nghiệm của bất phương trình là: $S=(-\infty ;5]$

c) $5.\left ( \frac{1}{2} \right )^{x}<40$

$<=>2^{-x} < 8$

$<=> 2^{-x} <2^{3}$

$<=>x>-3$

Vậy tập nghiệm của bất phương trình là: $S=(-3; +\infty )$

d) $4^{2x}<8^{x-1}$

$<=>2^{4x}<2^{3x-3}$

$<=>4x<3x-3(do 2 > 1)$

$<=> x < – 3.$

Vậy tập nghiệm của bất phương trình là: $S=(-\infty ;-3)$

e) $\left ( \frac{1}{5} \right )^{2-x}\leq \left ( \frac{1}{25} \right )^{x}$

$<=>5^{x-2}\leq 5^{-2x}$

$<=>x-2\leq -2x$ (do 5 >1)

$<=>3x\leq 2$

$<=>x\leq \frac{2}{3}$

Vậy tập nghiệm của bất phương trình là: $S=(-\infty ;frac{2}{3}]$

g) $0,25^{x-2}>0.5^{x+1}$

$<=>0,5^{2x-4}>0.5^{x+1}$

$<=>2x-4<x+1$(do 0 < 0,5 < 1)

$<=>x < 5.$

Vậy tập nghiệm của bất phương trình là: $S=(-\infty ;5)$

 

Bài 9: Cho hai số thực a và b thỏa mãn 125^{a} . 25^{b}= 3. Tính giá trị của biểu thức:P = 3a + 2b.

 

Ta có: 125^{a} . 25^{b} = 3

⇔ 5^{3a} . 5^{2b} = 3

⇔ 5^{3a+2b} = 3

⇔ 3a + 2b = log_{5}3.

Bài 10: Đồng vị phóng xạ Uranium - 235 (thường được sử dụng trong điện hạt nhân) có chu kỳ bán rã là T = 703 800 000 năm. Theo đó, nếu ban đầu có 100 gam Uranium - 235 thì sau t năm, do bị phân rã, lượng Uranium - 235 còn lại được tính bởi công thức M = 100\left ( \frac{1}{2} \right )^{\frac{1}{T}}(g). Sau thời gian bao lâu thì lượng Uranium-235 còn lại bằng 90% so với ban đầu?

 

Lượng Uranium - 235 còn lại bằng 90% so với ban đầu là 90 g.

Khi đó M = 90 g, ta có phương trình:

90=100\left ( \frac{1}{2} \right )^{\frac{1}{T}}

<=>\left ( \frac{1}{2} \right )^{\frac{1}{T}}=0,9

=> t\approx 106 979 777 (năm)

Vậy sau khoảng 106 979 777 năm thì lượng Uranium-235 còn lại bằng 90% so với ban đầu.

 

Bài 11: Người ta dùng thuốc để khử khuẩn cho một thùng nước. Biết rằng nếu lúc đầu mỗi mililit nước chứa P0 vi khuẩn thì sau t giờ (kể từ khi cho thuốc vào thùng), số lượng vi khuẩn trong mỗi mililit nước có 9 000 vi khuẩn và sau 2 giờ, số lượng vi khuẩn trong mỗi mililit nước là 6 000. Sau thời gian bao lâu thì số lượng vi khuẩn trong mỗi mililit nước trong thùng ít hơn hoặc bằng 1 000?

6000=9000.10^{-2\alpha }

=>\alpha =-\frac{1}{2}log\frac{6000}{9000}

=>\alpha =-\frac{1}{2}log\frac{3}{2}

Để số lượng vi khuẩn trong mỗi milit nước trong thùng ít hơn hoặc bằng 1 000, ta có: 9000.10^{-\alpha t}\leq 1000

<=> 10^{-\alpha t}\leq \frac{1}{9}

<=>-\alpha t\leq log\frac{1}{9}

=> t\geq -\frac{2}{\alpha }log\frac{1}{3}\approx 10,8 (giờ)

Vậy sau khoảng 10,8 giờ thì số lượng vi khuẩn trong mỗi mililit nước trong thùng ít hơn hoặc bằng 1 000.

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Giải SBT toán 11 tập 2 sách Chân trời, Giải SBT toán 11 CTST tập 2, Giải SBT toán 11 tập 2 Chân trời bài 4 Phương trình, bất phương trình mũ và lôgarit

Bình luận

Giải bài tập những môn khác