Đề thi giữa kì 2 Tiếng việt 4 KNTT: Đề tham khảo số 9

Trọn bộ đề thi giữa kì 2 Tiếng việt 4 KNTT: Đề tham khảo số 9 bộ sách mới Kết nối tri thức gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

A. TIẾNG VIỆT (4,0 điểm)

1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi trắc nghiệm:

CON LỪA GIÀ VÀ NGƯỜI NÔNG DÂN

Một ngày nọ, con lừa của một ông chủ trang trại xảy chân rơi xuống một cái giếng. Con vật kêu la hàng giờ liền. Người chủ trang trại cố nghĩ xem nên làm gì. Và cuối cùng ông quyết định: con lừa đã già và cái giếng cũng cần được lấp lại và không ích lợi gì khi cứu con lừa lên cả. Thế là ông nhờ vài người hàng xóm sang giúp mình.

Họ xúc đất đổ vào giếng. Ngay từ đầu, con lừa như hiểu được chuyện gì đang xảy ra và nó kêu la thảm thiết. Nhưng sau đó con lừa bỗng trở nên im lặng. Sau một vài xẻng đất, ông chủ trang trại nhìn xuống giếng và ông vô cùng sửng sốt. Mỗi khi bị một xẻng đất đổ lên lưng, lừa lắc mình cho đất rơi xuống và bước chân lên trên. Cứ như vậy, đất đổ xuống, lừa lại bước chân lên cao hơn. Chỉ một lúc sau, mọi người nhìn thấy chú lừa xuất hiện trên miệng giếng và lóc cóc chạy ra ngoài.

 (Sưu tầm)

Câu 1 (0,5 điểm). Chuyện gì đã xảy ra với chú lừa nhỏ?

  • A. Nhảy xuống một cái giếng uống nước.
  • B. Bị xảy chân rơi xuống một cái giếng.
  • C. Bị đẩy xuống một cái giếng cạn nước khá sâu.

Câu 2 (0,5 điểm). Vì sao người đàn ông quyết định chôn sống chú lừa?

  • A. Vì ông thấy phải mất nhiều công sức mới kéo chú lừa lên được.
  • B. Vì ông thấy không ích lợi gì khi cứu con lừa nên cả.
  • C. Vì ông muốn giúp chú lừa được giải thoát nhanh chóng khỏi nỗi tuyệt vọng.

Câu 3 (0,5 điểm). Lúc đầu chú lừa đã làm gì khi bị ông chủ đổ đất cát xuống?

  • A. Đứng yên không nhúc nhích.
  • B. Cố sức rũ đất cát xuống.
  • C. Kêu gào thảm thiết.

Câu 4 (0,5 điểm). Nhờ đâu chú lừa nhỏ thoát ra khỏi cái giếng?

  • A. Chú biết rũ sạch đất cát trên người để không bị chôn vùi.
  • B. Chú giẫm lên chỗ đất cát có sẵn trong giếng để thoát ra.
  • C. Chú liên tục đứng ngày càng cao hơn trên chỗ cát ông chủ đổ xuống để thoát ra.

Câu 5 (1,0 điểm). Tìm trạng ngữ của mỗi câu trong đoạn văn dưới đây:

           Buổi sáng, Nam đạp xe tới trường trên con đường quen thuộc. Hè đã sang, mấy cành phượng vĩ nở hoa đỏ rực. Tiếng ve kêu râm ran giữa những tán lá sấu xanh um. Gần đến trường, khung cảnh nhộn nhịp hẳn lên. Mấy em bé lớp 1 chia tay mẹ vào lớp, vừa đi vừa ngoái lại: “Mẹ ơi, chiều mẹ đón con sớm nhé!”.

(Theo Kim Ngân)

Câu 6 (1,0 điểm). Xác định chủ ngữ và vị ngữ trong các câu sau:

  • a. Tiếng giảng bài của cô giáo trang nghiêm mà ấm áp.
  • b. Vừa tan học, các chữ cái và dấu câu đã ngồi lại họp.
  • c. Thầy hiệu trưởng đã dặn các bạn học sinh đọc sách theo lớp.
  • d. Mấy đứa em chống hai tay ngồi dòm chị.

B. TẬP LÀM VĂN (6,0 điểm)

Câu 7. Viết đoạn văn (2,0 điểm)

Đề bài: Viết đoạn văn ngắn nêu tình cảm, cảm xúc về một người gần gũi, thân thiết.

Câu 8. Viết bài văn (4,0 điểm)

Đề bài: Viết bài văn kể lại câu chuyện về một nhân vật lịch sử mà em đã đọc, đã nghe.

Hướng dẫn giải

A. TIẾNG VIỆT: (4,0 điểm)

1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)

Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.  

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

B

B

C

B

2. Luyện từ và câu (2,0 điểm)

Câu 5 (1,0 điểm) Hai ý đầu mỗi ý đúng được 0,25 điểm; ý cuối cùng được 0,5 điểm.

Buổi sáng, Nam đạp xe tới trường trên con đường quen thuộc.

Hè đã sang, mấy cành phượng vĩ nở hoa đỏ rực.

Gần đến trường, khung cảnh nhộn nhịp hẳn lên.

Câu 6 (1,0 điểm) Mỗi ý đúng được 0,25 điểm

  • a. Tiếng giảng bài của cô giáo trang nghiêm mà ấm áp.

                     CN                                   VN

    b. Vừa tan học, các chữ cái và dấu câu đã ngồi lại họp.

                                        CN                      VN

    c. Thầy hiệu trưởng đã dặn các bạn học sinh đọc sách theo lớp.

                 CN                                        VN

    d. Mấy đứa em chống hai tay ngồi dòm chị.

    CN                          VN

B. LÀM VĂN: (6,0 điểm)

Câu 7:

Người mà em biết ơn và kính trọng nhất, chính là bố của em. Bố là một người thợ xây bình thường, không có gì quá nổi bật. Nhà bà nội nghèo, lại đông con, nên bố phải nghỉ học từ lớp 9 để bước ra đời bươn chải. Vì vậy, lúc nào bố cũng cố gắng làm việc chăm chỉ, để hai anh em em có thể được học hành đến nơi đến chốn. Ngoài việc đi xây theo đoàn, thì những ngày nghỉ và thời gian rảnh còn lại, bố sẽ chăm sóc cho vườn cam ở trên đồi của gia đình. Bố cũng nhận làm thuê bốc vác cho bãi xe khách ở gần nhà. Bố làm việc quần quật sớm hôm để lo cho gia đình được đầy đủ. Vì vậy, mà trông bố có vẻ già dặn hơn so với tuổi thật khá nhiều. Tuy là một người đàn ông cục mịch, ít nói nhưng tình yêu bố dành cho em và anh trai thì chan chứa vô cùng. Có cái gì đẹp, cái gì ngon bố cũng nhường cho chúng em. Tuy không giỏi chữ nghĩa, nhưng bố vẫn là một người thầy tuyệt vời, dạy cho em cách sống tốt và những kĩ năng trong cuộc sống. Có bố ở bên, em như được đứng dưới mái nhà vững chãi nhất. Thật tự hào và yêu quý biết bao người bố tuyệt vời của em.

Câu 8:

Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam. Cuộc đời của người là một tấm gương sáng ngời cho mỗi người dân Việt Nam noi theo. Và những câu chuyện về Người cũng luôn để lại bài học giá trị cho chúng ta.

Truyện kể rằng trong những năm tháng sống ở Việt Bắc, mỗi lần đi công tác, Bác đều có hai đồng chí đi cùng. Sợ Bác mệt, hai đồng chí đã bày tỏ ý muốn mang ba lô giúp Bác. Nhưng Bác không đồng ý. Bác nói:

 - Đi đường rừng, leo núi ai mà chẳng mệt, tập trung đồ vật cho một người mang đi thì người đó càng chóng mệt. Cứ phân đều ra cho cả ba người.

Hai đồng chí đành làm theo lời Bác, đem chia vật dụng vào ba chiếc ba lô. Bác hỏi lại:

 - Các chú đã chia đều rồi chứ?

Hai đồng chí trả lời:

 - Thưa Bác, rồi ạ!

Sau đó, cả ba cùng lên đường. Qua một chặng, lúc nghỉ, Bác đến chỗ các đồng chí và xách chiếc ba lô lên. Bác hỏi:

 - Tại sao ba lô của các chú nặng mà của Bác lại nhẹ?

Bác liền mở ra xem thì thấy bên trong ba lô của mình chỉ có chăn màn.

Bác tỏ ra không hài lòng, rồi nói:

 - Chỉ có lao động thật sự mới đem lại hạnh phúc cho con người.

Sau đó, Bác lại yêu cầu hai đồng chí chia đều vật dụng vào ba chiếc ba lô mới chịu tiếp tục lên đường.

Câu chuyện nhỏ nhưng để lại bài học lớn. Có thể thấy, Bác là một người yêu lao động. Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ những việc lớn như cứu nước đến việc nhỏ như trồng cây trong vườn. Việc gì có thể tự làm, Bác đều tự mình hoàn thành. Cách sống của Bác giúp cho mỗi người nhận ra giá trị của lao động, cũng như có ý thức tự giác học tập và làm việc hơn.

Quả thật, những câu chuyện về cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh thật ý nghĩa. Từ đó, chúng ta luôn nhận ra được nhiều bài học bổ ích cho bản thân

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi Tiếng việt 4 kết nối tri thức, trọn bộ đề thi Tiếng việt 4 kết nối, đề thi giữa kì 2 Tiếng việt 4 KNTT: Đề

Bình luận

Giải bài tập những môn khác